- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Mẹ sinh con gầy gò nhìn em bé béo tròn giường kế bên mà thèm khát, mẹ chồng nói một câu khiến cô con dâu tròn mắt kinh ngạc
Những em bé tròn trịa thường được người xưa quan niệm là có nhiều "phúc khí" còn em bé mà gầy gò sẽ là đứa trẻ yếu ớt dễ có bệnh tật.
Khi mẹ mang thai, bên cạnh việc vận động và sinh hoạt hợp lý thì chế độ dinh dưỡng là một yếu tố rất quan trọng để thai nhi có thể phát triển được tốt nhất. Đáng tiếc trong giai đoạn mang thai, nhiều mẹ bầu sẽ có khẩu vị thất thường cùng những triệu chứng như buồn nôn, mệt mỏi, chóng mặt... gây ra cảm giác biếng ăn hoặc có ăn cũng nôn ra hết.
Điều này làm cho thai nhi không thể hấp thu được đầy đủ chất dinh dưỡng, dẫn đến thai nhỏ, yếu... khi đứa bé sinh ra không đủ cân nặng theo tiêu chuẩn, sức khỏe kém.
(Ảnh minh họa)
Nhìn "con nhà người ta" mà thèm thuồng
Trường hợp của chị Dương cũng tương tự như vậy. Trong quá trình mang thai, do chị Dương bị ốm nghén khá nặng nên chị gần như không thể ăn uống được gì. Cứ ăn vào bao nhiêu lại nôn thốc nôn tháo bấy nhiêu.
Dần dà chị Dương sinh ra cảm giác sợ phải ăn, lượng thức ăn mỗi ngày chị ăn cũng rất ít. Cũng may có mẹ chồng hiểu chuyện, bà đã giúp cho con dâu nấu nhiều món bổ dưỡng thay đổi hàng ngày, động viên con uống thêm chất dinh dưỡng bổ sung nên sức khỏe của hai mẹ con chị Dương cũng luôn trong tình trạng tốt.
Ngày đi đẻ, chị Dương trong lòng có chút hoang mang về cân nặng của thai nhi. Sau khi nghe bác sĩ thông báo về cân nặng của con trai mới sinh là 3kg, chị Dương trong lòng buồn ghê gớm.
Mặc dù bác sĩ nói rằng cân nặng của đứa trẻ trong tiêu chuẩn khỏe mạnh, chị vẫn không ngừng tự trách bản thân vì sao lúc mang thai không cố gắng ăn thêm chút nữa, có lẽ con trai chị đã không "ốm nhách" như bây giờ.
(Ảnh minh họa)
Khi chị Dương cùng con trai được đưa trở về phòng nghỉ ngơi, chị nhìn thấy sản phụ giường kế bên cũng vừa sinh con nhưng đứa bé của cô ta to tròn và mũm mĩm hơn hẳn. Nhìn con trai mình gầy gò, đen nhẻm, chị Dương tủi thân biết mấy.
Với một vẻ mặt vô cùng tự hào, sản phụ kia khoe con gái cô ta nặng 4,9kg. Chị Dương muốn khóc, quay sang mẹ chồng nói: "Con trai con mà mũm mĩm được như thế kia thì tốt quá. Hồi xưa con không ăn nổi, giờ đẻ con ra bé như con chuột".
Mẹ chồng chị Dương cười lớn: "Mẹ già thế này còn không quan tâm sao con phải nghĩ. Thời bây giờ ai mà muốn đẻ con to tròn nữa đâu con. Không tốt đâu!"
Chị Dương tròn mắt kinh ngạc, không ngờ mẹ chồng mà còn có suy nghĩ tân tiến hơn mình.
(Ảnh minh họa)
Vì sao em bé béo tròn không còn được "ưa chuộng"?
Ngày xưa ông bà thường quan niệm trẻ sơ sinh càng béo thì càng có sức sống. Em bé có da có thịt sẽ có nhiều phúc khí và được mọi người yêu thích. Quan niệm này thực chất rất phản khoa học.
Khi đứa trẻ sinh ra đủ tháng, cân nặng tiêu chuẩn của trẻ sẽ dao động khoảng 2,9-3,8 kg. Ngoài ra còn phải xét đến các yếu tố khác mới biết được đứa trẻ có đủ sức khỏe hay không như chiều cao và chu vi vòng đầu.
Đối với trẻ đủ cân khi sinh ra thường có làn da nhăn nheo, đen nhẻm nên trông có vẻ "gầy gò". Nhưng một em bé mới sinh có cân nặng 4-5kg sẽ trông trắng trẻo, mũm mĩm và khiến mọi người nghĩ rằng em bé sẽ khỏe mạnh hơn. Thực tế đứa trẻ này lại dễ đối mặt với nhiều nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn.
Trẻ sơ sinh quá mũm mĩm sẽ có nhiều bất lợi
Trước đây điều kiện sống khó khăn nên việc sinh được em bé béo tròn khiến mọi người chú ý, hàng xóm ghen tị, nhà nhà tung hô. Ngày nay càng lúc những em bé sơ sinh có cân nặng vượt chuẩn càng nhiều, lúc này người ta mới phát hiện hóa ra em bé sơ sinh to quá sẽ mang nhiều bất lợi.
(Ảnh minh họa)
Mẹ đẻ khó
Thai nhi quá lớn sẽ là thử thách đối với cả mẹ và đứa trẻ trong quá trình sinh nở. Trước hết, thai quá lớn sẽ không thuận lợi cho việc sinh thường vì bản thân ống sinh rất hẹp. Vòng đầu của thai nhi lớn sẽ dễ bị chèn ép dẫn đến biến dạng đầu trong quá trình sinh nở.
Thai nhi lớn làm tăng khó sinh cho sản phụ và gây ra những tổn thương nghiêm trọng như rách ống âm đạo, rách tầng sinh môn... Do đó bác sĩ sẽ xem xét khả năng phải dùng phương pháp mổ lấy thai.
Thai nhi quá lớn sẽ ảnh hưởng đến trí thông minh của con
Hiệp hội Nghiên cứu Y khoa Anh đã thực hiện một nghiên cứu, trong đó bác sĩ đã so sánh sự phát triển của 3900 trẻ sơ sinh, kết quả cho thấy cân nặng khi sinh của em bé có liên quan đến trí thông minh.
Thực tế không phải trẻ sơ sinh càng nặng thì càng thông minh. Trẻ sơ sinh có cân nặng khi sinh từ 3,6kg trở xuống sẽ có sự phát triển trí tuệ tốt nhất. Tuy nhiên, cân nặng chỉ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ, ngoài ra còn có yếu tố di truyền và cách nuôi dưỡng của bố mẹ.
(Ảnh minh họa)
Trẻ mũm mĩm dễ trở nên béo phì
Em bé mập tròn trông sẽ rất đáng yêu nhưng cơ thể của bé, từ tim đến cơ xương đều phải chịu nhiều sức ép, dễ bị quá tải trong quá trình bé tăng trưởng. Trong một số trường hợp, những em bé nặng hơn có thể bò và đi muộn hơn những em bé khác.
Trẻ sơ sinh quá béo sau này lớn dễ có nguy cơ béo phì và mang nhiều nguy cơ bệnh tật khác. Thực chất sức khỏe và thể chất của chúng sẽ không tốt bằng một đứa bé có cân nặng bình thường.
Theo lời khuyên của bác sĩ, trong thời kỳ mang thai, các mẹ bầu không nên ăn ít để giữ dáng, cũng không cần phải cố ăn quá nhiều hơn mức bình thường với suy nghĩ "ăn cho 2 người". Một chế độ ăn vừa đủ chất và lịch sinh hoạt hợp lý sẽ là lựa chọn tốt nhất cho cả mẹ và thai nhi. Khi mang thai, dạ dày hay bị co bóp, bác sĩ khuyên mẹ nên chia nhỏ khẩu phần thành nhiều bữa ăn để thai nhi có thể hấp thụ được tốt hơn, mẹ cũng không lo việc tăng quá nhiều cân trong thai kỳ.
Theo Pháp luật và bạn đọc
-
Làm mẹ18 phút trướcViệc nói chuyện không kiểm soát, tiết lộ thông tin riêng tư của con cái đôi khi sẽ gây ra rắc rối lớn cho cả bạn và con cái bạn.
-
Làm mẹ3 giờ trướcThực tế, có những khuyết điểm ở trẻ không thực sự là khuyết điểm mà lại là dấu hiệu cho thấy trẻ rất có triển vọng trong tương lai.
-
Làm mẹ16 giờ trướcTrẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?
-
Làm mẹ21 giờ trướcTrong nhịp sống hiện đại, nhiều bậc phụ huynh lo ngại khi con mình ngày càng ít vận động, chủ yếu dành thời gian cho việc học và các thiết bị điện tử. Thói quen này có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ. Giúp con cân bằng giữa học tập, thư giãn và vận động là điều trăn trở của nhiều bậc cha mẹ.
-
Làm mẹ1 ngày trướcTheo các chuyên gia, thế hệ gen Z rất mong muốn được tôn trọng sự khác biệt, khao khát được lắng nghe, thấu hiểu. Chỉ khi đó mới có thể “bắt sóng” được các em và đồng hành về tinh thần.
-
Làm mẹ1 ngày trướcTỷ phú Bill Gates từng có thái độ cứng đầu và thách thức cha mẹ thời niên thiếu. Ông bà Gates đã làm gì để giải quyết chuyện đó?
-
Làm mẹ1 ngày trướcTS. Vũ Việt Anh - Chuyên gia giáo dục nhận định, vấn đề trẻ chịu áp lực từ học tập dẫn tới hành động tiêu cực như bỏ nhà đi, thậm chí tìm đến cái chết là thực trạng đau lòng mà những người làm giáo dục và tâm lý phải đối mặt hàng ngày.
-
Làm mẹ1 ngày trướcCha của tỷ phú Facebook từng đưa ra 2 lựa chọn cho con trai: Hoặc là có cơ hội học tại Harvard, hoặc là ông sẽ mua một cửa hàng nhượng quyền McDonald's để anh điều hành.
-
Làm mẹ2 ngày trướcĐược ví như những bông tuyết, thế hệ học sinh, sinh viên gen Z, gen Alpha (sinh ra từ năm 2000 đến nay) vừa long lanh, vừa dễ gãy vỡ. Những gì các em biểu hiện chỉ là phần nổi của những tích tụ lâu ngày không được tháo gỡ.
-
Làm mẹ2 ngày trướcỞ nhà “cháu nó ngoan lắm”, đến trường là trò giỏi nhưng ra đường, nhiều học sinh, sinh viên lột xác thành một con người khác khiến phụ huynh, giáo viên ngơ ngác “đứng hình”. Vậy điều gì đang xảy ra với nhiều bạn trẻ sinh trong khoảng năm 1997 - 2012?
-
Làm mẹ3 ngày trướcNếu thấy trẻ bị hẹp bao quy đầu cần được đến bệnh viện thăm khám. Không tự ý lộn bao quy đầu tại nhà bởi nó làm tăng nguy cơ thắt nghẹt, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ…
-
Làm mẹ3 ngày trướcChuyên gia khuyến cáo, việc sử dụng tràn lan các loại thuốc nam, thuốc cam không rõ nguồn gốc, không kiểm soát được chất lượng có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho sức khỏe của trẻ.
-
Làm mẹ4 ngày trướcChuyện căng thẳng trong gia đình chị Thuận (ở quận Tân Bình, TPHCM) bắt đầu từ việc cậu con trai tốt nghiệp đại học, xin được việc làm và muốn bố mẹ cho ra… ở riêng.