Ngủ dậy thấy con trai 6 tuổi miệng nôn mửa, mắt trợn ngược, mẹ trẻ liền đưa con vào viện, gặp bác sĩ liền mắng: "Chính chị là người đã hại con!"

Ai cũng nghĩ rằng đột quỵ chỉ xảy ra ở người trung niên và cao tuổi mà không ngờ rằng hội chứng này còn có thể xảy ra với cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu cha mẹ bất cẩn, trẻ sẽ phải gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề và đáng tiếc.

Một cậu bé tên Quân (tên nhân vật đã được thay đổi) 6 tuổi, sống ở Hồ Bắc, Trung Quốc. Một ngày nọ, Quân đột nhiên cảm thấy đau đầu. Ban đầu, gia đình cậu cho rằng đó chỉ là bệnh cảm cúm thông thường và không quan tâm lắm. Không ngờ hai ngày sau, khi trời vừa sáng, Quân vừa thức dạy thì đột ngột xuất hiện nôn mửa, miệng và mắt trợn ngược, nửa người mềm nhũn và các triệu chứng khác. Điều này khiến cha mẹ Quân hoảng sợ, họ đã ngay lập tức gửi con đến bệnh viện địa phương để điều trị. Kết quả gây bất ngờ, cậu bé được chẩn đoán mắc chứng đột quỵ do thiếu máu cục bộ.

Để tìm cách điều trị thêm, họ vội vã chuyển đến bệnh viện nhi Vũ Hán. Sau khi kiểm tra, các bác sĩ phát hiện mạch máu trong đầu của cậu bé đã bị tắc hoàn toàn và phải tiến hành phẫu thuật ngay. Tuy nhiên, trong tương lai cậu sẽ phải tiếp tục thực hiện những đợt điều trị phức tạp và cần thời gian dài phục hồi thể lực.

Trải nghiệm của bé Quân thật đau lòng, nó cũng khiến mọi người tự hỏi tại sao một cậu bé mới 6 tuổi đã bị đột quỵ, trong khi căn bệnh này thường chỉ gặp ở người trung niên và cao tuổi?

Thực ra, ở trẻ em cũng có khả năng bị đột quỵ, tuy nhiên nguyên nhân dẫn tới tình trạng này ở trẻ có phần hơi khác các bệnh nhân trung niên và cao tuổi. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết để hiểu rõ hơn về căn bệnh này nhé

1. Tại sao trẻ bị đột quỵ?

Nguyên nhân gây đột quỵ ở trẻ không giống với bệnh nhân đột quỵ trung niên và cao tuổi, phổ biến nhất là 4 nguyên nhân sau:

Gây ra bởi chấn thương đầu

Trẻ em rất hiếu động, luôn nghịch ngợm leo trèo, chạy nhảy nên việc ngã là không tránh khỏi. Tuy nhiên, khi trẻ bị ngã đập đầu xuống đất, có thể hình thành cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch não, dẫn đến não không cung cấp đủ máu và oxy, cuối cùng dẫn đến đột quỵ.

Đây cũng là nguyên nhân khiến bé Quân bị đột quỵ.

Theo cha mẹ cậu bé kể lại, bé Quân đã vô tình bị ngã trong một lần chơi đùa và chỉ va vào đầu, lúc đó bé không có phản ứng gì và họ cũng không quan tâm lắm.

Tuy nhiên, khi nhập viện lần này, qua hình ảnh chụp chiếu, bác sĩ đã suy luận rằng rất có thể nguyên nhân chấn thương vùng đầu đã làm tụ máu động mạch não và gây ra sự cố đáng tiếc này cho cậu.  Vì thế, bác sĩ đã nói với mẹ Quân rằng "Chính chị là người đã hại con!". Câu nói của bác sĩ khiến mẹ Quân tự trách bản thân rất nhiều. Nếu như chị để ý đến con hơn, khi con bị ngã liền cho đi kiểm tra chụp chiếu luôn thì có lẽ đã không để xảy ra chuyện đáng tiếc này.

Do bị viêm nhiễm, nhiễm trùng mạch máu

Viêm nhiễm không chỉ thúc đẩy tắc nghẽn mạch máu mà thành phần hóa học của dịch viêm còn ảnh hưởng đến bên trong mạch máu, khiến mạch máu nhiễm bệnh lý và hẹp lại, từ đó làm tăng nguy cơ đột quỵ ở trẻ em.

Gây ra bởi béo phì

Nếu trẻ quá béo phì, khả năng trao đổi chất của cơ thể và lipid máu sẽ không bình thường, từ đó sinh ra các bệnh như cao huyết áp, tăng mỡ máu, tiểu đường, đây đều là những yếu tố có nguy cơ cao gây đột quỵ.

Gây ra bởi quá căng thẳng

Căng thẳng tinh thần lâu dài của trẻ do học tập hoặc chơi trò chơi cũng có thể gây ra đột quỵ.

Những triệu chứng trên nếu không quan sát cẩn thận, cha mẹ rất dễ bị nhầm tưởng với các vấn đề khác. Vậy để nhận biết cơn đột quỵ ở trẻ, có thể dựa vào tín hiệu nào đó đặc trưng hơn? Tín hiệu của trẻ với mọi người trong cơn đột quỵ là rất rõ ràng, nên ngay khi trẻ có những biểu hiện dưới đây, bạn phải đưa trẻ đi khám ngay.

3. Các triệu chứng khi bé bị đột quỵ là gì?

Mặt không đối xứng

Tai biến mạch máu não ảnh hưởng đến cơ mặt, do đó 90% bệnh nhân đột quỵ sẽ xuất hiện với biểu hiện tê mặt, méo miệng, mặt không đối xứng.

Rối loạn vận động trên một nửa cơ thể

Ở bệnh nhân đột quỵ, một nửa cơ thể thường bị suy. Vì vậy, nếu bé đột nhiên có các biểu hiện sau: hai tay không giơ lên ​​được song song, tê liệt một bên người, mắt nghiêng sang một bên… thì cần đưa đi khám kịp thời.

Nói ngọng, nói không chính xác

Trẻ nhỏ bị đột quỵ sẽ đột ngột nói ngọng, không tròn tiếng. Điều này là do thiếu máu cung cấp cho não, khiến việc quản lý phần dây thần kinh vận động của lưỡi bị gặp vấn đề.

Ngoài 3 triệu chứng điển hình trên, đột quỵ ở trẻ sẽ xuất hiện 2 biểu hiện nguy cơ cao sau đây sau:

Xuất hiện hiện tượng mờ mắt, trong trường hợp nghiêm trọng, có thể bị mù tạm thời.

Có thể xảy ra nôn mửa, ngất, nhức đầu, co giật nghiêm trọng như run chân tay, chảy nước dãi, mất ý thức.

Đột quỵ không giống như cảm lạnh và sốt, sẽ tốt hơn nhiều khi bệnh nhân được cấp cứu kịp thời và phát hiện sớm. Bởi, sau khi đột quỵ xảy ra, khoảng 75% bệnh nhân sẽ bị tàn tật ở các mức độ khác nhau như: mất trí nhớ, rối loạn ngôn ngữ, không tự chủ, đi lại không phối hợp và các di chứng bạo lực.

Vì vậy, nếu bé có những biểu hiện này, mẹ đừng trì hoãn mà hãy đi khám càng sớm càng tốt.

4. Ngăn ngừa đột quỵ ở trẻ em

Đột quỵ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và nặng nề sau này. Vì vậy, tốt nhất cha mẹ hãy ngăn ngừa căn bệnh này trước khi nó kịp xuất hiện nhờ thực hiện những điều này

Chăm sóc con cái của bạn thật tốt và cố gắng tránh những chấn thương ở đầu và cổ của chúng

Không đưa con chơi những trò chơi có nguy cơ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe vùng đầu cổ.

Khi trẻ gặp các chấn thương vùng đầu cổ, cha mẹ không nên xem nhẹ mà đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám chi tiết.

Đừng để trẻ quá mệt để tránh căng thẳng

Một nghiên cứu chung của Đại học Cambridge, Vương quốc Anh cho thấy có mối tương quan nhất định giữa mức độ mệt mỏi và tỷ lệ đột quỵ. Vì vậy, đừng quá khắt khe với con bạn về mặt học tập và đừng để điện thoại di động và máy tính chiếm quá nhiều thời gian của con bạn. Hãy để con bạn phát triển các thói quen đều đặn.

Kiểm soát hợp lý khẩu phần ăn của trẻ và tăng cường vận động thể lực cho trẻ

Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau và trái cây, ăn ít dầu mỡ và thức ăn nhiều calo, nên cho trẻ tập ăn uống theo chế độ ăn nhạt với ít muối và đường để tránh béo phì.

Cho con tham gia các môn thể thao ngoài trời, vì tập thể dục có thể thúc đẩy sự lưu thông của bạch huyết trong cơ thể bé và giúp bé chống lại đột quỵ hoặc các bệnh khác.

Theo An Nhiên- Vietnamnet


đột quỵ

Nuôi con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.