Mỗi lần đạt thành tích bố mẹ liền “phủ đầu” để mong con tốt hơn, ai ngờ khiến cậu bé dù rất giỏi nhưng luôn tự ti với “hội chứng vai phụ”

“Hội chứng vai phụ” là trạng thái tinh thần thụ động, thiếu tự tin, không thích tiến lên và sẵn sàng làm nhiệm vụ hỗ trợ trong việc phân công vai trò xã hội của nhóm.

M. (10 tuổi) học rất giỏi, nhờ sự nỗ lực của bản thân cậu bé đã giành được khá nhiều thành tích tốt và thứ hạng cao ở trường lớp. Tuy nhiên, cha mẹ cậu bé dường như không bao giờ xác nhận thành tích của con, thay vào đó họ chỉ nhìn thấy những khuyết điểm của M.

Họ thường xuyên nói với con và mọi người xung quanh những câu “vùi dập” đại loại như: “Kỳ thi đạt điểm 10 thì sao? Điều đó chưa có nghĩa là con đã giành được hạng nhất và cần phải học hành nỗ lực hơn nữa”. “Con chỉ giành được giải 3 trong cuộc thi piano – Bố mẹ đã chi rất nhiều tcho con, vì vậy vị trí thứ 3 là chưa được”, “Đừng khen nó! Nó chỉ đoạt giải nhất cuộc thi chữ đẹp thôi. Khen nó nhiều như vậy chỉ khiến nó trở nên tự mãn. Hơn nữa viết tốt cũng chẳng có lợi ích gì nếu học lực không tốt"...

Mỗi lần đạt thành tích bố mẹ liền phủ đầu” để mong con tốt hơn, ai ngờ khiến cậu bé dù rất giỏi nhưng luôn tự ti với hội chứng vai phụ”-1

(Ảnh minh họa)

Khi ở nhà, bố mẹ luôn là người sắp xếp hết mọi việc, M. chỉ việc làm theo. Vì vậy, mặc dù M. có nhiều mặt tốt, nhưng cậu bé không cảm thấy hạnh phúc chút nào.

Cách giáo dục này của cha mẹ đã khiến M. dù rất xuất sắc nhưng lại không tự giác, và luôn tỏ ra thiếu tự tin. Đi học, cậu không chủ động phấn đấu để có cơ hội tiến bộ cho bản thân, cũng không thích nói chuyện hay làm việc nhóm mà luôn giữ vị thế kiểu vai phụ. Thường người khác sẽ giữ tư cách là người chỉ huy, M. chỉ là người hoàn thành nhiệm vụ khi được giao và không sẵn sàng hay chủ động thực hiện công việc.

Theo phân tích của các chuyên gia, tình huống này cho thấy M. đã mắc “hội chứng vai phụ”. Trong làm việc nhóm và phân công lao động, cậu bé luôn đóng vai trò hỗ trợ để hợp tác với công việc của người khác và đó là kết quả của sự thiếu tự tin.

Nếu cha mẹ của M. có thể nhìn nhận và khẳng định thành công của con cái, thì sự tự tin của cậu bé sẽ không thấp như vậy. Nếu có tinh thần đồng đội và sự tự tin, một tài năng xuất chúng như M. sẽ không bao giờ chỉ là một người tuân lệnh thụ động mà đáng lẽ phải là một chỉ huy xuất sắc. 

"Hội chứng vai phụ" là gì?

“Hội chứng vai phụ” hay “Hội chứng vai trò hỗ trợ” là trạng thái tinh thần thụ động, thiếu tự tin, không thích tiến lên và sẵn sàng làm nhiệm vụ hỗ trợ trong việc phân công vai trò xã hội của nhóm.

Trung tâm Khảo sát Xã hội hàng ngày của thanh niên Trung Quốc đã đưa ra một kết quả khảo sát vào năm 2016, với 2000 người được hỏi thì 48,4% mắc “hội chứng vai phụ”. Điều này cho thấy “hội chứng vai phụ” đã và đang trở thành một mối nguy tiềm ẩn trong xã hội ngày nay, và nó có ảnh hưởng xấu nhất định đến sức khỏe tinh thần của con người.

Thực tế, môi trường xã hội ngày nay – nơi khả năng “làm chủ chính mình” được coi trọng và mọi người luôn được khuyến khích tập trung vào việc phát triển bản thân, tìm vị trí của chính mình. Mỗi người đều sẽ là nhân vật chính trong cuộc sống của họ. Tuy nhiên thật trớ trêu là vẫn còn rất nhiều người như M., những người sẵn sàng đóng vai phụ trong mọi cuộc chơi....

Mỗi lần đạt thành tích bố mẹ liền phủ đầu” để mong con tốt hơn, ai ngờ khiến cậu bé dù rất giỏi nhưng luôn tự ti với hội chứng vai phụ”-2

(Ảnh minh họa)

Trẻ thiếu tự tin dễ mắc "hội chứng vai phụ"

1. Trẻ thiếu tự tin khó thể hiện bản thân

Theo nghiên cứu và thực tế, đứa trẻ thiếu tự tin sẽ khó bộc lộ được những điểm mạnh của bản thân trong cuộc sống và học tập, vì trong thâm tâm chúng luôn nghĩ mình không bao giờ giỏi bằng người khác.

Nếu để trẻ đó thể hiện được năng lực và ưu điểm của bản thân, chúng sẽ gặp nhiều khó khăn trong học tập cũng như công việc sau này. Và vượt qua sự tự ti của bản thân chính là vấn đề lớn nhất mà trẻ gặp phải.

2. Trẻ thiếu tự tin thường nghi ngờ khả năng của mình

Trẻ thiếu tự tin sẽ rơi vào tình trạng tự ti, đồng thời còn luôn nghi ngờ năng lực, trình độ của bản thân.

Ví dụ, giáo viên cảm thấy trẻ có tiềm năng trở thành cán bộ lớp, và hy vọng trẻ có thể mạnh dạn đề cử bản thân khi cả lớp lựa chọn cán bộ lớp và thể hiện để giành được sự tin tưởng của các bạn. Nhưng vì nghi ngờ về khả năng của mình nên đứa trẻ đó lại nghĩ mình không đủ tiêu chuẩn để làm cán bộ lớp, đã rút lui và cuối cùng bỏ lỡ vị trí trong ban cán sự lớp.

Nếu trẻ không tin vào chính mình thì làm sao có thể khiến học sinh trong lớp tin vào khả năng của mình?

Mỗi lần đạt thành tích bố mẹ liền phủ đầu” để mong con tốt hơn, ai ngờ khiến cậu bé dù rất giỏi nhưng luôn tự ti với hội chứng vai phụ”-3

(Ảnh minh họa)

3. Trẻ thiếu tự tin sẽ không đủ dũng khí để đấu tranh cho chính mình

Thông thường, những đứa trẻ thiếu tự tin sẽ chỉ rút lui khi đối mặt với thách thức và cơ hội, thay vì tích cực đấu tranh cho bản thân.

Cũng giống như M. - người thiếu tự tin, với cho mẹ cậu bé thì cậu ấy thực sự là một đứa trẻ rất ngoan, không chỉ thông minh mà còn rất linh hoạt. Thế nhưng trong quá trình phối hợp với các bạn cùng lớp, cậu bé chưa bao giờ chủ động phát huy hết tài năng của mình, chứ đừng nói đến việc tự mình chiến đấu để trở thành trưởng nhóm.

Và tất cả những điều này là do M. lớn lên dưới sự "giáo dục kiểu tấn công" của cha mẹ cậu, và do đó cậu thiếu tự tin.

Thời đại ngày nay đòi hỏi lòng dũng cảm, chăm chỉ, và tự tin là nền tảng hỗ trợ các em không ngừng vượt qua sóng gió. Những đứa trẻ có lòng tự tin sẽ không ngừng tiến tới mục tiêu của chúng trong xã hội này, và ngay cả khi chúng gặp khó khăn và thất bại, chúng vẫn có thể mỉm cười đối mặt với chúng. Sự tự tin là nguồn sức mạnh bên trong của một đứa trẻ. Còn những đứa trẻ thiếu tự tin sẽ dễ gặp các vấn đề về tâm lý khi vấp phải điều không vừa ý trong cuộc sống....

Làm thế nào để cha mẹ có thể cải thiện sự tự tin của con mình?

1. Cha mẹ khuyến khích và khẳng định con cái

Làm cha mẹ, việc nâng cao sự tự tin của trẻ là một nhiệm vụ giáo dục rất quan trọng. Sự động viên và khẳng định của cha mẹ là điều kiện quyết định để nuôi dưỡng lòng tự tin mạnh mẽ ở trẻ.

Khi trẻ gặp khó khăn trở ngại, sự động viên của cha mẹ sẽ trở thành động lực thúc đẩy để trẻ dũng cảm đứng lên, giúp trẻ có thể đối mặt với sóng gió và phấn đấu tiến về phía trước. Thời điểm trẻ đạt được thành công, sự khẳng định của cha mẹ sẽ tạo cho trẻ niềm tin, sự hài lòng và cả hạnh phúc.

Mỗi lần đạt thành tích bố mẹ liền phủ đầu” để mong con tốt hơn, ai ngờ khiến cậu bé dù rất giỏi nhưng luôn tự ti với hội chứng vai phụ”-4

Sự khẳng định của cha mẹ sẽ tạo cho trẻ niềm tin, sự hạnh phúc.

2. Từ bỏ kiểu "giáo dục tấn công"

Khi nuôi dạy con cái, cha mẹ không nên sử dụng đòn roi hay “bạo lực” ở mọi nghĩa. Một số phụ huynh cho rằng không nên làm cho con cái mình quá tự hào và tự mãn, thay vào đó luôn luôn cần phải giữ cho trẻ một sức ép nào đó để động lực phát triển của con cái họ mạnh mẽ hơn.

Quan niệm này là phiến diện, một chiều bởi nếu ở trong môi trường căng thẳng lâu ngày, sức chịu đựng tâm lý của trẻ có thể không giữ được động lực cho bản thân mãi, ngược lại trẻ sẽ bị choáng ngợp, bị quá tải.

Trẻ được nuôi dạy theo kiểu “giáo dục tấn công” trong thời gian dài không thể cải thiện được sự tự tin mà còn dễ mắc các vấn đề về tâm lý, có thể khiến trẻ bị “hội chứng vai phụ”, ảnh hưởng không tốt đến tương lai của trẻ....

Lời kết

Sự tự tin là một trong những điều quan trọng giúp trẻ phát triển lành mạnh. Nếu cha mẹ không cho con hình thành sự tự tin vững chắc, chính họ sẽ mang lại những rắc rối không nhỏ cho việc học tập và cuộc sống sau này của con cái.

Chỉ bằng cách nâng cao sự tự tin của trẻ, để trẻ trở thành nhân vật chính trong cuộc sống của mình và có dũng khí đấu tranh cho chính mình, trẻ mới có thể có được nhiều cơ hội hơn.


Theo V.K - Vietnamnet.vn


Dạy con

thiếu tự tin


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.