Muốn biết tương lai đứa trẻ thế nào chỉ cần nhìn vào 3 điểm, trẻ ưu tú có tiền đồ rộng mở nhất định hội đủ các yếu tố này

Để nuôi dưỡng được những đứa trẻ có đầy đủ tố chất để thành công và có cuộc sống hạnh phúc không phải là đơn giản nhưng lại nằm ngay trong tầm tay mỗi phụ huynh.

Trước đây trên Zhihu từng có một chủ đề đã làm dấy lên những cuộc tranh luận sôi nổi giữa các thành viên: "Cách để nuôi dạy những đứa trẻ ưu tú". Chỉ trong một thời gian ngắn, chủ đề đã thu hút đến hàng nghìn câu trả lời, gần 7 nghìn lượt theo dõi và hơn 2 triệu lượt xem.

Nhìn vào con số khủng đấy cũng đủ để hiểu rằng, đối với các bậc phụ huynh hiện nay, kỳ vọng mà họ dành cho con cái là vô cùng lớn. Ai cũng muốn con mình trở thành nhân tài trong tương lai, ai cũng muốn con cái sau này thành đạt và có khả năng kiếm được tiền, sống một đời hạnh phúc. 

Muốn biết tương lai đứa trẻ thế nào chỉ cần nhìn vào 3 điểm, trẻ ưu tú có tiền đồ rộng mở nhất định hội đủ các yếu tố này-1

Thế nhưng, một đứa trẻ ưu tú thì cần phải có những yếu tố nào? Làm sao để dạy được con trở thành người ưu tú?

Mỗi phụ huynh đều đưa ra tiêu chuẩn và nhận định riêng của mình, nhưng theo quan điểm được nhiều người đồng tình thì một đứa trẻ được xem là ưu tú thì nhất định phải có được 3 điểm sau: Tự tin, cảm xúc ổn định và sự chăm chỉ phấn đấu bền bỉ.

Tự tin cho trẻ biết "Tôi có thể làm được"

Có câu nói: "Ngoài nhân cách, mất mát lớn nhất trong cuộc đời là mất tự tin". Trẻ không có lòng tự tin giống như dẫm phải bèo, nếu sai bước sẽ rơi xuống vực, trong lòng mặc cảm mà tự bỏ rơi mình.

Đài BBC đã dành hơn 60 năm để ghi lại quỹ đạo cuộc đời của 14 đứa trẻ. Trong số đó, có một cậu bé tên là Neil. 

Neil sinh ra trong một gia đình trung lưu, bố mẹ đều là giáo viên. Gia đình rất kỳ vọng ở con trai và họ đã vạch sẵn kế hoạch cuộc đời của con mình: Nhất định phải vào được đại học Oxford.

Muốn biết tương lai đứa trẻ thế nào chỉ cần nhìn vào 3 điểm, trẻ ưu tú có tiền đồ rộng mở nhất định hội đủ các yếu tố này-2

Khi lên 7 tuổi, Neil là đứa trẻ vui vẻ, hoạt bát và hay cười trước ống kính. Nhưng ở tuổi 14, những yêu cầu khắt khe của cha mẹ và bài vở nặng nề ở trường khiến cậu bé như trở thành một con người khác, với biểu cảm đờ đẫn và đôi mắt vô hồn.

Năm 21 tuổi, Neil không thi đậu được vào đại học Oxford và liên tục bị bố mẹ công kích, mắng chửi. Những lời nói chì chiết cay nghiệt lặp đi lặp lại khiến Neil, người vốn đã luôn bất an lại càng cảm thấy tự ti hơn. Ở tuổi 28, Neil trở thành một người vô gia cư và sống lang thang không nơi nương tựa.

Điều gì quyết định sự tự tin của một đứa trẻ? Dĩ nhiên, không thể thiếu lời động viên của cha mẹ, ngoài ra còn có yếu tố khác đó là sự tự chủ và nhận thức về bản thân trẻ.

Neil từ nhỏ đã sống dưới sự yêu cầu khắt khe của cha mẹ, việc học hành là ưu tiên hàng đầu thì cậu bé không bao giờ được thoải mái vui chơi, vận động hoặc kết giao với những đứa trẻ cùng trang lứa. Sự kém cỏi trong tất cả các mặt của cuộc sống cuối cùng đã hủy hoại nghiêm trọng sự tự tin của đứa trẻ.

So với những đứa trẻ có lòng tự trọng thấp, những đứa trẻ có lòng tự tin mạnh mẽ sẽ không dễ dàng hoài nghi về bản thân, không gục ngã vì thất bại, không mất niềm tin khi gặp trở ngại... Ngay cả khi gặp phải những bước lùi, chúng cũng có thể phủi sạch bụi bặm trên người và dũng cảm đứng lên, tiếp tục đối mặt với cuộc sống.

Ổn định cảm xúc để trẻ hiểu rằng tức giận là vô ích

"Người mạnh mẽ nhất trên thế giới không phải là do vũ khí trong tay tối tân, số dư trong thẻ ngân hàng ấn tượng, cũng không phải triết lý sống của anh ta sâu sắc, mà là khả năng kiềm chế cảm xúc của anh ấy mạnh mẽ đến mức nào".

Cha mẹ ổn định về mặt cảm xúc, điều này có ảnh hưởng lớn đến cảm giác an toàn và khả năng kiểm soát cảm xúc của trẻ. Bởi thế người ta thường nói rằng đằng sau một đứa trẻ hay lo lắng ắt phải có một người mẹ lúc nào cũng lo lắng.

Muốn biết tương lai đứa trẻ thế nào chỉ cần nhìn vào 3 điểm, trẻ ưu tú có tiền đồ rộng mở nhất định hội đủ các yếu tố này-3

Thời đại hiện nay, rất dễ thấy tình trạng cha mẹ thiếu sự giao tiếp, không đủ thời gian đồng hành và tương tác sâu sắc với con cái. Trong gia đình luôn xảy ra các cuộc cãi vã, mọi người đều nóng nảy, không chú ý đến việc tạo dựng không khí gia đình. Trẻ em sống trong môi trường như vậy sẽ ngày càng cảm thấy bất an, tính tình dễ cáu gắt và không biết kiểm soát tốt cảm xúc cá nhân.

Trong cuộc sống, không phải lúc nào chúng ta cũng thuận buồm xuôi gió, sẽ luôn gặp phải những xoay vần lớn nhỏ, rắc rối. Một khi gặp sự cố, nếu phản ứng đầu tiên của trẻ là điều chỉnh cảm xúc, kìm nén cơn tức giận và dùng lý trí để kiểm soát cảm xúc, khi đó, chúng mới có thể đạt được sự thông thái cao nhất, có thể nghĩ ra nhiều ý tưởng, nhiều hướng giải quyết các vấn đề khác nhau.

Chăm chỉ cố gắng thì trẻ mới hiểu sức mạnh của sự bền bỉ

Thomas Edison từng nói: "Điểm yếu lớn nhất của chúng ta nằm ở việc dễ dàng từ bỏ. Và cách chắc chắn để đạt được thành công là luôn luôn thử thêm một lần nữa".

Thật vậy, những nỗ lực không ngừng luôn là vũ khí ma thuật để giành chiến thắng. Nhưng tại sao ngày nay nhiều đứa trẻ luôn làm việc gì cũng dở dang, dễ chán nản, không có sự cầu tiến và nỗ lực?

Nguyên nhân là vì trẻ không có đủ động lực để cố gắng. Động lực chính là sức mạnh bộc phát từ nội tâm đứa trẻ. Phụ huynh không cần phải liên tục nhắc nhở nhưng trẻ vẫn có ý thức tự giác và tích cực tiến về phía trước.

Muốn biết tương lai đứa trẻ thế nào chỉ cần nhìn vào 3 điểm, trẻ ưu tú có tiền đồ rộng mở nhất định hội đủ các yếu tố này-4

Để đạt được điều này, cha mẹ phải coi trọng việc đào tạo tích hợp các giác quan cho trẻ. Bản chất của đào tạo tích hợp các giác quan là giúp trẻ khơi dậy động lực bên trong. 

Ngược lại, nếu cha mẹ chỉ nhốt con trong nhà kính, không cho con cơ hội khám phá, trải nghiệm thì con sẽ không nhận được kích thích như mong muốn từ môi trường xung quanh. Trẻ sẽ không thể kích hoạt não bộ sẽ không đạt được sự phát triển hoàn thiện về các chức năng, cũng không thể nào tìm thấy động lực nội tại cho bản thân.

Cho dù đó là để trau dồi cho trẻ sự tự tin, cảm xúc ổn định hay khả năng kiên trì bền bỉ, chúng đều rất cần có sự hỗ trợ giúp đỡ mạnh mẽ và tích cực từ cha mẹ. Sự đồng hành sâu sắc của cha mẹ, không khí gia đình đầm ấm, cách nuôi dạy con khoa học, những giới luật và hành động để dẫn dắt từ cha mẹ chính là cái nôi ươm mầm những đứa trẻ có tiền đồ xán lạn.

Nếu bạn là cha mẹ và bạn đang làm tốt được những điểm này, tại sao phải lo lắng rằng con bạn không đủ "ưu tú"?

 

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluat.suckhoedoisong.vn/muon-biet-tuong-lai-dua-tre-the-nao-chi-can-nhin-vao-3-diem-tre-uu-tu-co-tien-do-rong-mo-nhat-dinh-hoi-du-cac-yeu-to-nay-162212811081600183.htm

Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.