- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nên cho trẻ bổ sung omega-3 ở độ tuổi nào?
Omega 3 mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho trẻ, nhưng có nên bổ sung chất béo omega-3 hay không phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn uống hàng ngày...
1. Omega-3 quan trọng với trẻ em như thế nào?
Omega-3 là một axit béo không bão hòa đa, chủ yếu chứa 3 thành phần là EPA (axit eicosapentaenoic), DHA (axit docosahexaenoic) và ALA (axit α-Linolenic). Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng EPA và DHA đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng EPA, DHA có thể giúp cải thiện thị lực và phát triển hệ thần kinh. Sự kết hợp của cả hai có thể mang lại nhiều tác dụng hơn, như cải thiện tình trạng mất tập trung, hiếu động thái quá , chứng tự kỷ…
Sau 2 tuổi nếu trẻ bị thiếu hụt hoặc chế độ ăn không cung cấp đủ, mới cần bổ sung DHA và EPA cho trẻ.
Những tác dụng và lợi ích của omega 3 đối với trẻ em, bao gồm:
Thúc đẩy sự phát triển trí não : Giai đoạn từ sơ sinh đến 2 tuổi là giai đoạn quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng omega-3 trong dầu cá có lợi cho sự phát triển hệ thần kinh của trẻ, ảnh hưởng đến sự phát triển trí não và nhận thức tổng thể.
Thúc đẩy phát triển tầm nhìn: DHA hiện diện với số lượng lớn ở võng mạc mắt. Tuy nhiên, trong quá trình lớn lên của trẻ, mắt có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau đến sự phát triển thị lực. Nếu trẻ được cung cấp đầy đủ omega-3 sẽ bảo vệ mắt và hỗ trợ sự phát triển thị lực tốt hơn.
Cải thiện sự tập trung và trí nhớ: Omega-3 có thể giúp trẻ cải thiện khả năng tập trung và trí nhớ. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng bổ sung omega-3 có thể cải thiện khả năng chú ý và trí nhớ ngắn hạn của trẻ mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). EPA liều cao có đặc tính chống viêm.
Tăng cường miễn dịch: EPA và DHA cũng có mặt trong hệ thống miễn dịch của cơ thể và hoạt động thông qua nhiều cơ chế tương tác để ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch. Omega-3 có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh dị ứng (như bệnh chàm, viêm da dị ứng ) và các bệnh về đường hô hấp (như hen suyễn)
2. Lượng omega-3 khuyến nghị cho trẻ em
Mặc dù omega-3 có rất nhiều lợi ích nhưng vì cơ thể con người không thể tự tổng hợp được omega-3 mà chỉ có thể lấy được từ chế độ ăn uống. Vì vậy, cần xây dựng cho trẻ một chế độ ăn bao gồm nhiều loại thực phẩm giàu omega-3.
Để đáp ứng nhu cầu chất béo omega-3 hàng ngày cho trẻ em, hãy tìm từ những nguồn thực phẩm sau: Cá hồi, cá mòi, cá thu, cá ngừ, cá trích, hàu, tôm, thịt bò, hạt lanh, quả óc chó, hạt chia...
Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), lượng omega-3 khuyến nghị hiện tại dành cho trẻ em là:
0 đến 12 tháng: 0,5 gam/ngày
1 đến 3 tuổi: 0,7 gam/ngày
4 đến 8 tuổi: 0,9 gam/ngày
9 đến 13 tuổi (bé trai): 1,2 gam/ngày
9 đến 13 tuổi (bé gái): 1,0 gam/ngày
14 đến 18 tuổi (bé trai): 1,6 gam/ngày
14 đến 18 tuổi (bé gái): 1,1 gam/ngày
Lưu ý, tiêu thụ quá nhiều omega 3 ở trẻ em có thể dẫn đến chảy máu, huyết áp thấp, buồn nôn và các tác dụng phụ khác.
Nên cung cấp omega-3 cho trẻ thông qua thực phẩm.
Có thể thấy từ khẩu phần khuyến nghị nêu trên của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc, sau 2 tuổi nếu trẻ bị thiếu hụt hoặc chế độ ăn không cung cấp đủ, mới cần bổ sung DHA và EPA cho trẻ.
Trẻ trước 1 tuổi chủ yếu bú sữa mẹ nên mẹ cần có chế độ ăn đầy đủ omega 3. Sau 1 tuổi mẹ cần chú ý xây dựng chế độ ăn cung cấp đủ omega 3 cho trẻ.
Theo GĐXH
-
Làm mẹ16 giờ trướcKhi lớn lên, cha mẹ cần cho trẻ có không gian để suy nghĩ và hành động độc lập nhằm học các bài học và kỹ năng quan trọng trong cuộc sống.
-
Làm mẹ1 ngày trướcBệnh viện Phụ Sản Hà Nội đã tiếp nhận và cấp cứu kịp thời một ca bệnh nặng được chuyển từ tuyến dưới lên.
-
Làm mẹ1 ngày trướcNếu có con trai bạn nhất định phải dạy con 7 điều này để chúng trở thành một người đàn ông đích thực.
-
Làm mẹ1 ngày trướcDậy thì sớm ở trẻ gái nếu không được phát hiện và kiểm soát đúng cách có thể khiến trẻ phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe và tâm lý. Vậy điều trị dậy thì sớm ở trẻ gái như thế nào?
-
Làm mẹ2 ngày trướcVận động thể dục thể thao là một trong các yếu tố quan trọng giúp trẻ có thể lực tốt, chiều cao chuẩn theo độ tuổi.
-
Làm mẹ2 ngày trướcThực phẩm cũng đóng vai trò quan trọng giúp cải thiện sức khỏe sinh sản và tăng cơ hội mang thai…
-
Làm mẹ5 ngày trướcNgược xuôi vào Nam ra Bắc chạy chữa hiếm muộn hơn 1 thập kỷ, cặp vợ chồng 8x bất ngờ nhận được niềm hạnh phúc gấp đôi
-
Làm mẹ6 ngày trướcĂn gì để thụ thai dễ là băn khoăn của rất nhiều người. Dưới đây là những loại thực phẩm tốt nhất cho cả trứng và tinh trùng để thụ thai dễ dàng.
-
Làm mẹ6 ngày trướcMuốn con thật sự hạnh phúc, cha mẹ cần lùi lại một bước, để con tự trải nghiệm và trưởng thành theo cách của riêng mình
-
Làm mẹ11/09/2024Để pha sữa cho trẻ, không nên sử dụng nước có chứa nhiều flo; nhiệt độ nước cũng cần phù hợp mới có thể hòa tan bột sữa mà không làm mất đi dưỡng chất quan trọng.
-
Làm mẹ11/09/2024Làm cha mẹ đơn thân không phải lúc nào cũng là sự lựa chọn mà là số phận. Các vấn đề của cha mẹ đơn thân bao gồm phải thích nghi với việc thu nhập giảm, cuộc sống bị ảnh hưởng, thậm chí là thay đổi nhà cửa.