Nếu có 3 DẤU HIỆU NÀY, con bạn lớn lên sẽ phải chịu nhiều THIỆT THÒI, cuộc sống gặp điều ấm ức cũng không dám nói với ai

Tính cách của đứa trẻ và số phận tương lai được định trước bởi cha mẹ ngay từ đầu.

Hai ngày trước, có một bà mẹ Trung Quốc than thở trên mạng xã hội: "Đứa trẻ đi chơi cầu trượt, bị bạn chen xô ngã, chân bị thương rất đau lại không nghe được một lời xin lỗi nào, nhưng đứa trẻ chỉ âm thầm chịu đựng, không một lời than trách. Thực sự khiến người làm mẹ vô cùng khó chịu trong lòng". 

Khi có người an ủi: "Là do đứa trẻ xô ngã chưa hiểu chuyện, cha mẹ lại không biết dạy dỗ", người mẹ tiếp tục trả lời: "Nhưng một đứa trẻ cũng không nên quá khiêm nhường như vậy. Đi đâu cũng nhát gan, chịu đựng, tương lai không phải quá thiệt thòi hay sao?". Câu chuyện tưởng chỉ là sự cố nhỏ của bà mẹ này vô tình trở thành chủ đề bàn luận của nhiều phụ huynh khác về cách dạy con.

Mỗi bậc cha mẹ tất nhiên đề hy vọng rằng tương lai đứa trẻ sẽ có tiền đồ, không quá chịu thiệt thòi. Một nhà tâm lý học Nhật Bản nói: Một khi con người đã chọn một "mô hình" nhất định trong thời thơ ấu, nó không thể thay đổi ngay cả khi họ trưởng thành.

Nếu có 3 DẤU HIỆU NÀY, con bạn lớn lên sẽ phải chịu nhiều THIỆT THÒI, cuộc sống gặp điều ấm ức cũng không dám nói với ai-1


Thực ra, muốn biết một đứa trẻ lớn lên có chịu thiệt thòi hay không, chỉ cần nhìn một số điều "phơi bày" từ thời thơ ấu. Đặc biệt là đứa trẻ có ba dấu hiệu này:

1. Không bao giờ "cãi lại", luôn ngoan ngoãn và hiểu chuyện

Trang Sohu có lần đã thực hiện một cuộc khảo sát dành cho cha mẹ: Khi đứa trẻ lớn lên, bạn ghét nhất hành vi nào của con? Hơn 75% phụ huynh chọn mục "cãi lại". Tất cả các bậc cha mẹ mong đợi một đứa trẻ vâng lời, ngoan ngoãn và hiểu chuyện, không chỉ "dễ dạy" mà còn giữ "thể diện" cho gia đình.

Nhiều bậc cha mẹ sợ "mất thẩm quyền" và gây ra sự bất mãn vì con cái của họ nằm ngoài tầm kiểm soát, vì vậy rất khó để chấp nhận sự phản đối của con cái mình.

Một số nhà tâm lý học tin rằng: Đứa trẻ cãi lại xuất phát từ sự bất lực và bối rối, khi cha mẹ yêu cầu làm điều gì đó, đứa trẻ cảm thấy quyền bị tước đoạt, ý định là muốn thể hiện nhu cầu của mình, trong cơn thịnh nộ sẽ sử dụng ngôn ngữ để chống lại. Nhưng nhiều bậc cha mẹ không thể nhìn thấy nhu cầu thực sự của con cái họ, lên án con mình "nổi loạn, thiếu hiểu biết" mà không biết rằng, những đứa trẻ biết "phản kháng" mới tự chủ hơn.

Đại học Princeton đã thực hiện một nghiên cứu: Chia trẻ em từ 2-5 tuổi thành hai nhóm. Một nhóm trẻ em có khả năng phản kháng mạnh mẽ hơn, thích cãi lại; nhóm còn lại là trẻ em ngoan ngoãn và hiểu biết, phản kháng yếu.

Kết quả cho thấy: 80% trẻ em có khả năng nổi loạn hơn có khả năng phân tích, đánh giá mọi thứ và đưa ra quyết định độc lập. Những đứa trẻ không thích cãi lại, chỉ có 24% có thể hành động độc lập khi lớn lên, khả năng phán đoán yếu hơn và thường cần phải dựa vào người khác.

Điều này cho thấy:

Khi chúng ta cố gắng hết sức để yêu cầu trẻ ngoan ngoãn và hiểu biết, đó là sự khởi đầu của việc tước đoạt "độc lập" của trẻ em, vì vậy chúng ta sẽ chỉ nuôi dạy những đứa trẻ không dám thể hiện, không thể độc lập và không có chủ kiến.

Nếu có 3 DẤU HIỆU NÀY, con bạn lớn lên sẽ phải chịu nhiều THIỆT THÒI, cuộc sống gặp điều ấm ức cũng không dám nói với ai-2


Khi một đứa trẻ có ý thức "tranh giành quyền lực" cho chính mình, chúng có khả năng suy nghĩ độc lập rất mạnh mẽ, sẽ sử dụng cách "cãi lại" để lấy quyền lợi của mình. Một đứa trẻ không có "khả năng tranh chấp" sẽ luôn luôn để cho người khác làm chủ mình.

2. Chỉ ham lợi ích trước mắt, mọi thứ đều thích tính toán chi li

Có một câu chuyện như thế này: Một người cha và con trai ăn mì với nhau, người cha chỉ vào hai bát mì và nói, "hai bát mì, một bát với trứng, một bát không, con chọn bát nào"? Cậu bé không chút do dự lựa chọn một chén có trứng, kết quả phát hiện chén mình chọn chỉ có 1 quả, trong bát của cha sau khi ăn xong lại lộ ra những hai quả trứng.

Một thời gian sau, người cha lại nấu hai bát mì như những lần trước và hỏi con trai chọn bát nào. Lần này, cậu con trai có "bài học" nên chọn bát không có trứng. Ai ngờ kết quả vẫn "thiệt thòi" như cũ. Người cha chỉ nói với con trai một câu: Những người chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt mà muốn chiếm lợi ích về phía mình, thường cuối cùng sẽ bị thiệt thòi. 

Đối với việc nhỏ, người tính toán chi li mà thờ ơ đại sự, bình thường sẽ không có hành động gì. Bởi vì những người như vậy, thường sẽ chỉ nhìn trúng lợi ích trước mắt, hy vọng rằng thông qua các "đường tắt" để đạt được mục tiêu, sẽ không bao giờ "nhìn về phía trước".

3. EQ quá thấp, nói lời thiếu suy nghĩ

Cô con gái của Thiến Thiến nhảy rất tốt, người thân trong nhà một hôm hội ngộ liền muốn cháu gái biểu diễn. Không ngờ cô bé nói: "Con không biết nhảy, nơi này cũng không phải sân khấu, vừa cũ vừa dơ, nhảy cho ai xem chứ" khiến bầu không khí rất lúng túng vào thời điểm đó.

Sau đó, một cậu bé hát, cô bé ngay lập tức đến bên mỉa mai: Hát kém cũng thể hiện, không biết xấu hổ. Một câu nói khiến tất cả mọi người đỏ mặt.

Nếu có 3 DẤU HIỆU NÀY, con bạn lớn lên sẽ phải chịu nhiều THIỆT THÒI, cuộc sống gặp điều ấm ức cũng không dám nói với ai-3


Trong cuộc sống, một số trẻ em thường có gì nói nấy, ngây thơ đáng yêu. Tuy nhiên, ngày nay nhiều trẻ em có biểu hiện kiêu ngạo từ nhỏ. Nếu không sửa sẽ trở thành khuyết điểm cố hữu ở tuổi trưởng thành, cản trở bản thân công thành danh toại. Một đứa trẻ như vậy, ngay cả khi xuất sắc, cũng sẽ không thể chiếm cảm tình của người khác, trở thành "trở ngại" trong tương lai.

Đại học Harvard đã dành 75 năm theo dõi sự phát triển của 724 nam giới và nghiên cứu "điều gì là một cuộc sống hạnh phúc". Kết quả cuối cùng cho chúng ta biết: Các mối quan hệ xã hội tốt xác định cuộc sống hạnh phúc của đứa trẻ.

Ngôn ngữ là nền tảng của việc duy trì các mối quan hệ xã hội, nó có khả năng thâm nhập mạnh mẽ, có thể mang lại thành công hay "phá hủy" tương lai.  Nhà tâm lý học Daniel Gönier nói: Yếu tố thành công của một người, IQ chỉ chiếm 20%, nhưng EQ chiếm 80%.

Những đứa trẻ có EQ tốt có thể cảm nhận cảm xúc của bản thân và người khác một cách nhạy cảm và thể hiện nhu cầu một cách chính xác, để thúc đẩy mối quan hệ. Hầu hết trong số này được thể hiện bằng ngôn ngữ. Một đứa trẻ biết nói chuyện sẽ có khả năng thuyết phục, giành được sự chào đón của người khác, thành công trong tương lai cũng sẽ lớn hơn.

Nếu có 3 DẤU HIỆU NÀY, con bạn lớn lên sẽ phải chịu nhiều THIỆT THÒI, cuộc sống gặp điều ấm ức cũng không dám nói với ai-4


Socrates đã từng nói: Thế giới có một khả năng để làm cho mọi người nhanh chóng hoàn thành sự nghiệp vĩ đại và đạt được sự hiểu biết của thế giới, đó là khả năng nói chuyện vui vẻ. Một đứa trẻ biết nói chuyện, ngay sau khi mở miệng đã giành chiến thắng.

Có người hỏi: làm thế nào để đánh giá tương lai của đứa trẻ có tiền đồ hay không? Một số người trả lời như sau: Miễn là con bạn có tính cách tốt, tương lai về cơ bản sẽ không bị thất bại, bởi vì tính cách quyết định sự lựa chọn, sự lựa chọn để quyết định số phận.

Tính cách của đứa trẻ và số phận tương lai được định trước bởi cha mẹ ngay từ đầu.

Theo Nhịp Sống Việt

Xem link gốc Ẩn link gốc http://nhipsongviet.toquoc.vn/neu-co-3-dau-hieu-nay-con-ban-lon-len-se-phai-chiu-nhieu-thiet-thoi-cuoc-song-gap-dieu-am-uc-cung-khong-dam-noi-voi-ai-22202221211194639.htm

Nuôi Dạy Con


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.