Nếu không có khả năng này, dù IQ của trẻ có cao đến đâu cũng khó có thể trở nên xuất sắc

Một người mẹ nhắn cho tôi cách đây hai ngày, nói rằng lũ trẻ bây giờ mong manh quá. Con chị tham gia cuộc thi cấp trường nhưng không vào chung kết, ở nhà tính tình nóng nảy, không ăn uống gì và đóng cửa nhốt mình trong phòng.

Nghe chị kể khiến tôi nhớ đến câu nói của một vị hiệu trưởng trường Đại học rằng: “Tôi hy vọng mọi người có thể trở thành một người kiên cường”.

Cái gọi là khả năng phục hồi là khả năng một người có thể đứng dậy trở lại sau khi gặp thất bại, vấp ngã.

Vì vậy, cha mẹ phải giáo dục con cái về “sự thất vọng và vượt nghịch cảnh” ngay từ khi còn nhỏ.

1. Chỉ số vượt nghịch cảnh là gì?

Nếu không có khả năng này, dù IQ của trẻ có cao đến đâu cũng khó có thể trở nên xuất sắc-1

Chỉ số vượt nghịch cảnh, gọi tắt là AQ, một chỉ số nằm trong hệ thống 3Q cùng với IQ (chỉ số thông minh) và EQ (chỉ số cảm xúc). Mức độ của chỉ số vượt nghịch cảnh phụ thuộc vào phản ứng của người đó với thất bại. Một số người khi đối mặt với nghịch cảnh và khó khăn, càng trong thất bại, họ càng can đảm hơn. Đây là chỉ số AQ cao. Ngược lại, một số người khi gặp vấn đề, họ sẽ lây lan sự thất vọng của mình sang những thứ khác và thậm chí những khía cạnh khác của cuộc sống. Đây là chỉ số AQ thấp.

Có câu nói: “Ở đời không phải lúc nào cũng như ý”, trong quá trình trẻ trường thành, từ việc chơi game, trượt ngã, điểm không đạt yêu cầu, thi trượt... cho đến những lựa chọn lớn trong cuộc đời đều không thể thuận buồm xuôi gió, nên đối mặt với thất bại như thế nào mới là điều quan trọng nhất.

2. Trẻ em luôn được yêu cầu phải “thắng”, thiếu giáo dục về ý nghĩa của "thua cuộc" và "thất vọng"

Nếu không có khả năng này, dù IQ của trẻ có cao đến đâu cũng khó có thể trở nên xuất sắc-2

Trẻ em là một tờ giấy trắng, cuộc sống và hành vi của con gần như phụ thuộc vào cha mẹ. Con cái ngày nay luôn được dạy nhất định phải “thắng”, không được thua kém, đây là vấn đề sai lầm trong cách dạy dỗ của cha mẹ.

Thực tế, thái độ của một số cha mẹ đối với con cái hoàn toàn phụ thuộc vào điểm số của chúng, Ví dụ như trong một bộ phim truyền hình, người mẹ đã đối xử với con trai mình dựa trên điểm số của cậu bé. Vì vậy, cậu bé đã nói trước mắt mọi người rằng: “Mẹ con yêu con, nhưng đó là khi con được điểm tốt”.

Rousseau nói: "Mọi người chỉ nghĩ đến cách bảo vệ con cái của họ. Điều này là chưa đủ. Chúng cần được dạy cách bảo vệ bản thân, dạy cách chống chọi với “cú đánh” của số phận, dạy không đặt sự xa hoa và nghèo khó trong mắt mình, và dạy chúng cách sinh tồn trong điều kiện khó khăn. Vì vậy, con cái chúng ta cần được giáo dục về sự thất vọng và cần trau dồi khả năng đối mặt với khó khăn một mình”.

3. Làm thế nào để "giáo dục thất vọng" cho trẻ em

Nếu không có khả năng này, dù IQ của trẻ có cao đến đâu cũng khó có thể trở nên xuất sắc-3

Một số phụ huynh đồng tình với cách phải giáo dục cho con về sự thất vọng, nhưng họ sử dụng sai phương pháp. Một số cố tình tạo ra sự thất bại, để con gặp thất bại, liên tục “tấn công” trẻ, không khen ngợi hay ghi nhận một chút nào, như vậy sẽ chỉ biến con thành một người tự ti, dễ bị tổn thương và lúc nào cũng nơm nớp lo sợ. Theo thời gian, trẻ sẽ cảm thấy mình không thể làm tốt việc gì, khi gặp một chút thất bại, điều đầu tiên chúng nghĩ đến là mình không thể làm được. 

Vậy “giáo dục thất vọng” chính xác là gì?

Đầu tiên, hãy khuyến khích trẻ đối mặt với thất bại

Khi trẻ gặp trở ngại, không nên suy diễn và tìm lý do một cách mù quáng. Khi trẻ thi trượt hoặc thi không tốt, việc chúng ta phải làm là đón nhận cảm xúc của con và ghi nhận cảm xúc của con: “Con yêu của mẹ, mẹ biết con đang buồn và tủi thân lắm. Đến đây mẹ ôm một cái nào… “ Hãy cho đứa trẻ biết rằng dù chúng thắng hay thua, sẽ không ảnh hưởng đến tình yêu của cha mẹ dành cho chúng. Tình yêu thương của cha mẹ là sự ủng hộ và là vũ khí trong sự trưởng thành của con cái.

Thứ hai, tận hưởng quá trình và chấp nhận kết quả một cách bình tĩnh

Trong sự phát triển của trẻ, cha mẹ cần chia sẻ với con về cả quả trình thay vì chỉ nhìn nhận kết quả. Nếu trẻ thấy hạnh phúc trong suốt quá trình thì kết quả không còn trọng yếu. Kết quả kiểm tra dù là quan trọng nhưng nếu trẻ đã nỗ lực trong suốt quá trình học thì đáng được ghi nhận, điều cần thiết là từ quá trình này, cha mẹ có thể đúc rút được nguyên nhân khiến con chưa tiến bộ.

Thứ ba, dạy trẻ cách kết luận vấn đề chính xác

Nếu không có khả năng này, dù IQ của trẻ có cao đến đâu cũng khó có thể trở nên xuất sắc-4

Chúng ta thường xuyên nhìn thấy trong cuộc sống những cảnh tượng thế này. Khi một đứa trẻ trong khu phố té ngã hoặc bị thương do va chạm với đồ vật, người lớn thường có thói quen mắng vốn thế này: “Cái bàn xấu lắm, làm em bị đau. Mẹ đánh cho chừa..." Đây thực sự là dạy trẻ em trốn tránh trách nhiệm. Là cha mẹ, đối mặt với những khó khăn mà trẻ em gặp phải, việc chúng ta phải làm là cùng con tìm nguyên nhân, giúp con giải tỏa cảm xúc, từ từ hướng dẫn con nhìn đúng vào sự thắng - thua, rèn luyện khả năng giải quyết vấn đề của con.

Thế giới bên ngoài thật đẹp, nhưng ngoài những ngày nắng đẹp còn có những ngày mưa gió bão tuyết, cha mẹ không thể bảo vệ con cái mãi mãi, vì vậy phải để chúng vượt qua mưa gió đúng cách. Những đứa trẻ biết vượt qua nghịch cảnh và học cách tự lập chắc chắn sẽ có thể tự mình cưỡi sóng gió trong cuộc đời.

 

Theo V.A - Vietnamnet

 


Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.