- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nếu là phụ huynh thông thái, bạn sẽ không bao giờ mua 8 món đồ sơ sinh này
Đây là 8 món đồ dành cho trẻ sơ sinh rất nhiều ông bố bà mẹ đổ xô đi sắm cho con mình mà không biết rằng chúng không chỉ lãng phí tiền, thậm chí còn có hại nhiều hơn lợi.
- Để đèn ngủ chăm trẻ sơ sinh rất thuận tiện, nhưng các mẹ sẽ không dám làm thế nữa sau khi biết 4 hiểm họa khôn lường này
- Á hậu Thúy Vân khoe ảnh con trai có hành động lạ khiến mọi người thích thú, đa số trẻ sơ sinh không làm được
- Clip ông nội lấy mèo để minh họa cách tắm trẻ sơ sinh: Không chỉ khéo mà quan điểm chăm cháu của ông còn khiến người con dâu nào cũng ao ước
1. Miếng đệm chặn/quây cũi
Quây cũi làm tăng nguy cơ mắc Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (Ảnh minh họa).
Những miếng đệm này thường được dùng để quây quanh cũi để tránh trường hợp bé bị va đầu vào các thanh cũi nhưng chắc hẳn ít bố mẹ biết được rằng chúng có thể trở thành cơn ác mộng đối với trẻ. Các chuyên gia khuyến cáo rằng đây là những mối nguy hiểm lớn cho trẻ bởi chúng có thể làm tăng nguy cơ mắc Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Ngay cả những tấm đệm thoáng khí cũng có thể khiến trẻ ngạt thở vì thế tốt nhất là nên để chúng ra xa khỏi cũi.
2. Địu với đế hẹp
Khi địu, chân bé phải ở tư thế chữ M như hình bên phải mới an toàn (Ảnh minh họa).
Địu là một trong những món đồ cho bé rất cần thiết nhưng không phải loại nào cũng có ích bởi nhiều loại khiến trẻ bị giữ trong một tư thế không tốt cho sức khỏe. Loại địu có đế hẹp khiến hai chân trẻ buông thẳng, đầu gối và hông duỗi ra, cột sống bị căng và chịu nhiều lực, làm tăng nguy cơ trật khớp háng. Trẻ dưới 6 tháng tuổi sử dụng loại địu này, nguy cơ chấn thương hoặc tăng trưởng lệch càng cao. Vì thế, bố mẹ được khuyên dùng loại địu có đế rộng cho bé để chân bé được giữ ở tư thế hình chữ M, từ đó sẽ an toàn và tốt hơn.
3. Xe tập đi
Xe tròn tập đi đã bị cấm sử dụng ở Canada (Ảnh minh họa).
Khi trẻ bắt đầu đến tuổi chập chững, nhiều mẹ thường mua xe tập đi để cho con di chuyển quanh nhà. Tuy nhiên, một số quốc gia như Canada lại cấm sử dụng loại xe hỗ trợ này. Theo các chuyên gia, xe tập đi khiến trẻ đứng và đi khi các cơ bắp chưa sẵn sàng. Nó cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ chấn thương, trẻ có thể bị lật hoặc tệ hơn nữa là ngã xuống cầu thang. Các bác sĩ cũng cho biết trẻ dùng xe tập đi nhiều thường phát triển chậm hơn bình thường. Lý do là bởi những đứa trẻ này bỏ lỡ mất khoảng thời gian bò trên sàn, một giai đoạn phát triển quan trọng.
4. Ghế tắm
Trẻ dễ bị trượt khỏi ghế tắm (Ảnh minh họa).
Một phần ba các vụ chết đuối của trẻ dưới 2 tuổi là do ghế tắm gây ra. Nhiều bố mẹ có suy nghĩ rằng sẽ an toàn hơn cho trẻ khi ngồi ghế tắm, nhưng thực ra trẻ rất dễ vặn vẹo hoặc trượt ra ngoài. Bản thân ghế cũng có thể lật nghiêng làm con úp mặt vào nước.
5. Cũi có thanh trượt để mở
Cũi có thanh trượt không an toàn cho trẻ (Ảnh minh họa).
Vì trẻ sơ sinh ở trong cũi nhiều nên bạn phải đảm bảo nó an toàn. Những ông bố bà mẹ có kinh nghiệm thường tránh dùng các loại cũi có cửa thanh trượt để mở vì sợ con bị thương, mắc kẹt hoặc ngạt thở nếu chẳng may cửa hở. Tốt nhất, nên chọn loại cũi truyền thống, không có cửa.
6. Chăn và gối cho trẻ sơ sinh
Ngoài việc gối có thể chặn mũi và miệng của trẻ sơ sinh, bố mẹ cũng cần lưu ý rằng trẻ sơ sinh, trẻ dưới 2 tuổi thực ra hoàn toàn không cần dùng đến gối vì đường cong sinh lý cột sống cổ vẫn chưa hình thành. Nếu đầu của bé được nâng lên cao bằng gối, nó sẽ vô tình gây áp lực không cần thiết lên đốt sống cổ của bé.
7. Địu võng
Không nên dùng địu võng cho các bé sơ sinh (Ảnh minh họa).
Địu võng quàng qua cổ có thể gây nguy cơ ngạt thở vì trẻ không thể duỗi thẳng người, cằm bị ép vào ngực. Tất cả địu võng đều tiềm ẩn nguy cơ với trẻ dưới 4 tháng vì cơ cổ chúng yếu, nếu miệng bị che, trẻ không thể cử động và có thể bị ngạt.
8. Phao cổ
Phao đỡ cổ không an toàn cho trẻ như cha mẹ vẫn tưởng (Ảnh minh họa).
Phao cổ ban đầu được sáng chế cho trẻ khuyết tật tuy nhiên, ngày nay, nó lại được dùng như một vật dụng phục vụ vui chơi, giải trí. Nếu phao quá rộng, miệng và mũi trẻ có thể bị đè, thậm chí trẻ trượt ra ngoài. Phao căng cũng làm trẻ khó thở hoặc nghẽn động mạch cảnh. Phao cũng làm giảm khả năng vận động, khiến trẻ chỉ nổi trên mặt nước một cách thụ động. Tệ hơn nữa là nó có thể xì hơi bất cứ khi nào.
Theo Pháp luật và bạn đọc
- Làm mẹ14 giờ trướcNgay khi siêu âm xong, bác sĩ đã phải tức tốc đẩy bệnh nhi vào phòng phẫu thuật vì đứa trẻ đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.
- Làm mẹ1 ngày trướcXiao An tưởng con gái đã ngủ nên mới nhân cơ hội chạy xuống lấy đồ 1 mình. Không ngờ khi vừa mở cửa, đập vào mắt cảnh tượng hãi hùng, trên người cô bé là một màu đỏ như máu khiến Xiao An vô cùng hoảng sợ.
- Giữa ồn ào “mắc bệnh ngôi sao”, Nhã Phương bị đào lại việc từng bị nhiều người thân chê nuôi con còiLàm mẹ1 ngày trướcTrong 6 tháng đầu đời, con gái Nhã Phương tăng cân rất chậm, vì thế cô đã vô cùng stress về vấn đề này.
- Làm mẹ1 ngày trướcBuổi sáng ngày 12/4 vừa qua, bà mẹ này đã phải giật mình tỉnh giấc vì tiếng hét thất thanh của con, và kinh hoàng khi nhìn cảnh tượng trước mắt.
- 1 ngày trước