Ngã vào chậu nước sôi khi chuẩn bị tắm, bé gái bị bỏng nặng nhiều vùng trên cơ thể

Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh vừa thông tin về một trường hợp bé gái bị bỏng độ II sau khi ngã vào chậu nước sôi khi chuẩn bị tắm.

Bé trai 18 tháng tuổi bị bỏng nặng đến mức phải ghép da, nguyên nhân do 1 món đồ làm đẹp của mẹ 
Gia đình bé gái cho biết, do sự bất cẩn của người lớn khi lấy nước tắm cho trẻ đã đổ nước sôi vào chậu trước khi đổ nước lạnh. Bé hiếu động nên đã ngã vào chậu nước gây bỏng nhiều chỗ trên cơ thể.

Bệnh nhi được chẩn đoán bỏng độ II ở các vị trí: lưng, cánh cẳng tay hai bên, đùi hai bên, hai bên mông và vùng sinh dục... Diện tích bỏng khoảng 12% cơ thể.

Bác sĩ Hoàng Văn Quỳnh, Khoa Ngoại & Chuyên khoa (Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh) cho biết có nhiều tác nhân gây bỏng cho trẻ nhỏ, thường gặp nhất là bỏng do nước sôi.

Ngã vào chậu nước sôi khi chuẩn bị tắm, bé gái bị bỏng nặng nhiều vùng trên cơ thể-1Ngã vào chậu nước sôi khi chuẩn bị tắm, bé gái bị bỏng nặng nhiều vùng trên cơ thể-2

Bé gái bị bỏng nhiều vùng trên cơ thể như lưng, mông, cánh tay, vùng sinh dục (Ảnh: BV Sản Nhi Quảng Ninh).

Tổn thương bỏng rất đa dạng ở nhiều vị trí như: chân, lưng, cánh cẳng tay, đặc biệt là bàn tay, ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhi... để lại những di chứng nặng nề.

Ngoài ra các vị trí bỏng ở vùng mặt hoặc bộ phận sinh dục cũng rất nguy hiểm vì ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng sinh sản sau này của trẻ. Các ca bỏng nặng thường phải điều trị lâu dài và tốn rất nhiều chi phí.

Ngã vào chậu nước sôi khi chuẩn bị tắm, bé gái bị bỏng nặng nhiều vùng trên cơ thể-3
Khi bị bỏng nước sôi việc đầu tiên các gia đình cần làm là phải nhanh chóng bộc lộ vị trí bị bỏng, đưa vết bỏng vào dưới vòi nước hoặc vào chậu nước mát (Ảnh: BV Sản Nhi Quảng Ninh).

Bác sĩ Hoàng Văn Quỳnh khuyến cáo: Trẻ nhỏ vốn hiếu động, do đó cha mẹ cần luôn chú ý giám sát trẻ, cần để phích nước sôi, cốc nước nóng, thức ăn mới nấu, bàn là đang nóng, bật lửa... ở nơi trẻ không sờ hoặc với tới được.

Khi bị bỏng nước sôi việc đầu tiên các gia đình cần làm là phải nhanh chóng bộc lộ vị trí bị bỏng, đưa vết bỏng vào dưới vòi nước hoặc vào chậu nước mát và sạch để giảm nhiệt độ bỏng, giảm đau, giảm phù nề, viêm nhiễm và giảm độ sâu của vết thương, hạn chế tổn thương lan rộng.

Những lưu ý để đảm bảo an toàn cho trẻ khi tắm:

- Nên chọn bồn tắm thay vì vòi hoa sen: Bởi nhiệt độ vòi hoa sen khó điều chỉnh, có thể xảy ra tinfht rạng bỏng do nước nóng đột ngột hoặc trẻ bị cảm lạnh bất ngờ.

- Cách pha nước: Nên xả nước lạnh trước sau đó mới xả nước nắm vào bồn/chậu. Nếu xả nước nóng trước bé có thể bị bỏng nặng do bất cẩn ngã vào chậu tắm như trường hợp kể trên. Sau khi điều chỉnh nhiệt độ nước tắm phù hợp mới bế bé đặt vào chậu tắm.

- Không để bé một mình trong phòng tắm hoặc để trẻ lớn ở trong phòng tắm với trẻ nhỏ bởi trẻ luôn rất hiếu động, các bé có thể nghịch vòi nước chuyển sang chế độ nóng gây bỏng.

- Luôn đóng cửa phòng tắm, phòng tránh việc trẻ tự ý đi vào phòng tắm nghịch.

 


Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/nga-vao-chau-nuoc-soi-khi-chuan-bi-tam-be-gai-bi-bong-nang-nhieu-vung-tren-co-the-162200809144327662.htm

tai nạn trẻ em


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.