Ngày đầu tiên đi mẫu giáo, con trai trở về với vết cắn trên tay khiến người mẹ xót xa nhưng nguyên nhân thật sự đã làm cô choáng váng

Nếu trẻ cắn người do một số lý do đạo đức như nhỏ nhen, độc đoán và ham muốn thể hiện thái quá, cha mẹ cần phải điều chỉnh kịp thời để tránh ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của bé.

Vào ngày đầu tiên đi học mẫu giáo, bé Hải Nam (2 tuổi rưỡi) mang về một “dấu ấn” đặc biệt là hai vết răng hằn sâu trên cánh tay do bị bạn khác cắn. Khi tắm rửa buổi tối cho con, người mẹ mới phát hiện ra và vô cùng xót xa. Cô dồn dập hỏi con: “Con bị cắn à? Bạn nào cắn con? Tại sao bạn cắn?...”.

Ngày đầu tiên đi mẫu giáo, con trai trở về với vết cắn trên tay khiến người mẹ xót xa nhưng nguyên nhân thật sự đã làm cô choáng váng-1

Hải Nam nói bị bạn cắn nhưng em không nhớ tên bạn nào, cũng chẳng thể nói rõ tại sao lại bị cắn. Mẹ bé cho rằng con còn quá nhỏ nên không thể nói rõ ràng được, cô đoán có thể Hải Nam tranh chấp gì đó với những đứa trẻ khác và bị cắn nên định cho qua. Không ngờ, ngày hôm sau đưa con đến lớp, cô giáo nói với mẹ rằng Hải Nam đã cắn 3 bạn trong một ngày ở trường mẫu giáo và một bạn vì tức giận nên đã cắn lại con. Mẹ Hải Nam thực sự sốc và lo lắng, tại sao con mình lại có hành vi dã man và hung hãn như vậy, phải chăng do cô đã không biết giáo dục con?

Trẻ hay cắn người là đứa bé hung hãn, bạo lực?

Thực tế trong cuộc sống đã ghi nhận không ít trẻ có thói quen thích cắn người khác giống bé Hải Nam trong câu chuyện trên. Khi đó, điều đầu tiên mọi người thường lập tức nghĩ đến là đứa bé này có tính bạo lực, cha mẹ quá chiều chuộng và dạy dỗ con chưa nghiêm, thậm chí dung túng cho những hành vi hung hãn của con cái nên khiến chúng trở nên vô pháp.

Ngày đầu tiên đi mẫu giáo, con trai trở về với vết cắn trên tay khiến người mẹ xót xa nhưng nguyên nhân thật sự đã làm cô choáng váng-2

Điều đó không sai, tuy nhiên không phải tất cả những đứa trẻ hay cắn người đều là vì lý do này, cũng có một số trẻ cắn người vì chúng đăng gặp "khó khăn" hoặc tác động tâm lý nào đó… không phải xuất phát từ bản chất bạo lực. Là cha là mẹ, phụ huynh có con bỗng có thói quen cắn người rất nên biết để có hướng điều chỉnh hành vi và giúp đỡ con kịp thời.

Nguyên nhân trẻ thích cắn người khác

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ thích cắn và cha mẹ cần phải tìm hiểu lý do thực sự để có biện pháp "điều trị" phù hợp và hiệu quả.

Lý do sinh lý

1. Cắn do ngứa răng:

Trong giai đoạn trẻ mọc răng, niêm mạc nướu sẽ bị kích thích và khiến răng bị ngứa, trẻ rất muốn cắn một thứ gì đó trong miệng để giảm ngứa, trong đó có việc cắn người khác. Đây là hiện tượng sinh lý, cha mẹ không nên quá lo lắng.

Ngày đầu tiên đi mẫu giáo, con trai trở về với vết cắn trên tay khiến người mẹ xót xa nhưng nguyên nhân thật sự đã làm cô choáng váng-3

Thay vào đó, cha mẹ có thể sử dụng vật dụng an toàn nào đó để giải tỏa nhu cầu đặc biệt của trẻ trong giai đoạn đặc biệt này. Đồng thời, nên cho trẻ ăn nhiều rau củ quả tươi giàu chất xơ như bắp cải, rau bina, táo, lê… và nên cắt nhỏ những loại rau củ quả này thành hạt lụa hoặc hạt mịn để trẻ có nhiều cơ hội nhai nhiều hơn.

2. Cắn do ngôn ngữ kém: 

Sau khi trẻ tập đi, khi khả năng vận động của trẻ tăng lên và phạm vi hoạt động mở rộng, nhu cầu giao tiếp phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, do nói kém và không có khả năng giao tiếp với người khác, nên một số trẻ đã sử dụng các phương pháp khác thường như đẩy, kéo, cắn để thu hút sự chú ý của những người xung quanh. Điều đó chỉ đơn giản là nhằm đạt được mục đích giao tiếp và bày tỏ ý muốn của mình chứ không phải trẻ chủ đích bạo lực.

Ngày đầu tiên đi mẫu giáo, con trai trở về với vết cắn trên tay khiến người mẹ xót xa nhưng nguyên nhân thật sự đã làm cô choáng váng-4
 

Lý do tâm lý

3. Bắt chước tò mò:

Đôi khi em bé cắn là một loại hành vi bắt chước, được học bằng cách quan sát hành vi của người khác. Bé rất tò mò, khi nhìn thấy những đứa trẻ khác cắn và nghĩ đó là vật rất mới nên sẽ cố gắng cắn. Vì bé chưa biết phân biệt đúng sai nên bé sẽ không nhận ra mình đã làm sai, lúc này bố mẹ hãy nói rõ với bé rằng: cắn không phải là hành vi tốt của bé, bố mẹ không thích thì không nên tái phạm và hãy nhấn mạnh nó nhiều lần trong thời gian.

 4. Cách thể hiện cảm xúc đặc biệt:

Đối với trẻ 1-2 tuổi, do ngôn ngữ còn hạn chế nên chưa thể diễn đạt cảm xúc của mình chính xác bằng lời nói. Do vậy, một số trẻ thích bộc lộ cảm xúc bằng cách cắn người, kể cả khi tức giận hay vui vẻ hào hứng và thích một vật nào đó. Vì vậy, ở giai đoạn này, chúng ta phải giáo dục trẻ bộc lộ cảm xúc theo những cách khác, đồng thời dạy trẻ nói nhiều hơn, học cách diễn đạt bằng ngôn ngữ, thay vì cắn rứt.

Ngày đầu tiên đi mẫu giáo, con trai trở về với vết cắn trên tay khiến người mẹ xót xa nhưng nguyên nhân thật sự đã làm cô choáng váng-5

5. Giải tỏa sự khó chịu:

Một số trẻ luôn muốn mình được yêu chiều chú ý, muốn mình là nhất nên khi cảm thấy không hài lòng hoặc không đáp ứng được yêu cầu, trẻ sẽ trút giận bằng cách cắn. Lúc này, cha mẹ hãy ngay lập tức giáo dục trẻ cẩn thận, cho trẻ biết rằng cắn là hành vi sai trái, cắn sẽ làm tổn thương và gây đau đớn cho người khác. Đồng thời, đưa trẻ đến xin lỗi đối tượng bị cắn và phân tích để trẻ hiểu được hậu quả của việc cắn. 

Nếu sau đó, hành vi cắn người vẫn xảy ra nhiều lần, phụ huyng cần đưa trẻ đến bệnh viện để khám xét và điều trị vì thực tế có một số bệnh cũng có thể gây ra hành vi hung hăng của trẻ, tránh để trẻ chuyển hóa từ bệnh lý thành thói quen hành vi xấu.

Cha mẹ nên làm gì để ngăn chặn thói quen cắn người khác của trẻ

Nếu trẻ cắn người do một số lý do đạo đức như nhỏ nhen, độc đoán và ham muốn thể hiện thái quá, cha mẹ cần phải điều chỉnh kịp thời để tránh ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của bé.

Ngày đầu tiên đi mẫu giáo, con trai trở về với vết cắn trên tay khiến người mẹ xót xa nhưng nguyên nhân thật sự đã làm cô choáng váng-6

Ngăn chặn trước

Nếu con bạn bị cắn, đừng nghĩ rằng đó chỉ là do một cuộc tranh cãi nhỏ giữa các con. Bạn nên phân tích điều đó dựa trên cảm xúc và kinh nghiệm cá nhân của con bạn và cho con biết rằng cắn là một hành vi xấu, bố mẹ, thầy cô và các bạn không thích. Một hành động làm người khác bị đau, ta không nên bắt chước.   

Nhấn mạnh giáo dục  

Sau khi bé cắn, đừng quá lo lắng và trách móc bé, cần hiểu rằng hầu hết các hành vi cắn của bé là một vấn đề diễn ra trong quá trình phát triển thể chất và tâm lý và nó chưa hẳn là một hành vi hung hăng hay bạo lực.

Cha mẹ hãy kiên nhẫn, giúp bé phân tích lý do, sau đó thực hiện nghiêm túc việc giáo dục, để bé không biến đổi hành động đó thành thói quen xấu. Nếu có thể, hãy đưa trẻ đến xin lỗi đứa trẻ bị cắn và tạo bầu không khí trực quan để trẻ hiểu hậu quả của việc cắn.  

Ngày đầu tiên đi mẫu giáo, con trai trở về với vết cắn trên tay khiến người mẹ xót xa nhưng nguyên nhân thật sự đã làm cô choáng váng-7
 
Quan tâm trẻ nhiều hơn  
 
Các biện pháp ngăn ngừa trẻ nhỏ cắn người nên bắt đầu trong cuộc sống hàng ngày. Thường cho trẻ ăn mì, bánh quy và những thứ tương tự để đáp ứng nhu cầu nhai của trẻ, giảm ngứa và giảm hành vi cắn.

Khi thấy bé có biểu hiện cắn, bạn phải dùng lời nói hoặc ánh mắt để ngăn cản nghiêm khắc để bé hiểu rằng bố mẹ không muốn mình làm như vậy. Phụ huynh cần để trẻ biết cắn sẽ gây hại cho người khác và nó không phải là hành vi tốt của một đứa trẻ. Loại suy nghĩ này nên được nhấn mạnh nhiều lần với con để bé nhớ và không tái phạm.

Theo V.K - Vietnamnet


Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.