- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nghiên cứu 20 năm của chuyên gia về các cha mẹ nuôi dạy con tốt chỉ ra: Đây mới là thứ trẻ cần để thành công nhưng nhiều phụ huynh quên dạy
Đây là một kỹ năng rất quan trọng để nuôi dưỡng một đứa trẻ thành tài nhưng nhiều bậc cha mẹ thường bỏ qua hoặc ít chú ý đến.
Tiến sĩ Aliza Pressman là nhà tâm lý học phát triển với gần 20 năm kinh nghiệm làm việc với các gia đình. Cô là trợ lý giáo sư lâm sàng tại Khoa Nhi khoa Sức khỏe Hành vi tại Trường Y khoa Icahn tại Bệnh viện Mount Sinai, đồng sáng lập của Trung tâm Nuôi dạy Con cái Mount Sinai. Cô có bằng Cử nhân của Đại học Dartmouth và là tác giả của cuốn sách "5 nguyên tắc nuôi dạy con cái: Hướng dẫn cần thiết để nuôi dạy con người tốt".
Cô đã dành gần 20 năm nghiên cứu cách chăm sóc và nuôi dạy những con người tốt. Kỹ năng bị bỏ qua mà Aliza luôn khuyên các bậc cha mẹ là niềm tin từ bên trong.
Điều này có nghĩa là cha mẹ nên dạy con mình hãy có niềm tin vào khả năng của bản thân, từ đó cố gắng bằng mọi cách để đạt được mục tiêu.
Những đứa trẻ tin tưởng vào bản thân sẽ liên tục thách thức bản thân và nỗ lực nhiều hơn. Thay vì đổ lỗi cho hoàn cảnh bên ngoài hoặc việc thiếu tài năng thiên bẩm, trẻ sẽ tập trung vào các yếu tố nằm trong tầm kiểm soát của bản thân.
Những đứa trẻ có ý thức mạnh mẽ về niềm tin từ bên trong có nhiều khả năng thử thách bản thân và nỗ lực hơn. Ảnh minh hoạ
Nghiên cứu của Aliza cho thấy, có một số yếu tố tác động tới niềm tin vào bản thân của một đứa trẻ:
1. Kinh nghiệm làm mọi việc đúng đắn
Để có được điều này, trẻ em phải được thử thách ở mức độ phù hợp. Đẩy con vào những trải nghiệm giáo dục mà trẻ chưa sẵn sàng có thể phản tác dụng.
Bất cứ khi nào trẻ lo lắng về việc không thể làm được điều gì đó, cha mẹ có thể thúc đẩy tư duy phát triển bằng cách nói với con: "Con vẫn chưa thử sức mà ".
2. Quan sát người khác làm
Điều quan trọng là trẻ phải nhìn thấy những người khác có những điểm giống mình (tuổi tác, giới tính, sở thích) đạt được những việc làm tương tự. Trẻ sẽ tin tưởng vào bản thân mình cũng có thể làm được điều đó.
Khi trẻ đã có niềm tin vào bản thân, chỉ cần không bỏ cuộc, nhất định chúng sẽ làm được. Cảm giác khi làm được việc ngoài sự tưởng tượng của bản thân rất tuyệt vời.
Trẻ sẽ thích thú và muốn thử thách bản thân nhiều hơn nữa.
3. Nhắc nhở con về những trải nghiệm đúng đắn
Những câu chuyện chúng ta kể về quá khứ tạo ra cảm giác về năng lực của chúng ta hướng về tương lai.
Các nghiên cứu cho thấy những người lạc quan, có tư duy phát triển và tin tưởng vào bản thân thường không có những trải nghiệm quá khứ khác biệt so với những người cùng lứa bi quan. Họ chỉ nhớ những thành công một cách sống động hơn những thất bại.
4. Cảm giác bình yên
Nếu trẻ cảm thấy căng thẳng, bồn chồn hoặc lo lắng khi đối mặt với thử thách, cần phải xử lý những cảm xúc này trước.
Cha mẹ có thể dạy con một số phương pháp tự xoa dịu bản thân như hít thở sâu, nó sẽ giúp trẻ bớt căng thẳng và tập trung vào việc mình cần làm.
Cha mẹ nên làm gì để giúp trẻ tự tin vào bản thân
Cha mẹ và các con không thực sự tìm kiếm sự hoàn hảo mà là tìm kiếm trải nghiệm. Vì thế, cha mẹ hãy nhắc con rằng "Nỗ lực tạo nên sự tiến bộ". Ảnh minh hoạ
Không làm việc thay con
Vì nghĩ trẻ còn nhỏ nên trong một số công việc bố mẹ vẫn làm thay. Tuy nhiên, suy nghĩ này lại gây ra những hậu quả tiêu cực trong việc phát triển tính cách độc lập của trẻ sau này.
Làm việc nhà, giúp bố mẹ những công việc lặt vặt, tự hoàn thành công việc của bản thân là cách để trẻ học cách làm việc và chịu trách nhiệm.
Nếu bị tước đi những bài học này, trẻ sẽ trẻ nên thụ động, không khám phá được những năng lực tiềm ẩn bên trong.
Hãy khuyến khích khi có thể
Khi có thể, hãy khuyến khích, động viên trẻ bởi trẻ thường đo lường những điều chúng làm được bằng những điều mà bạn nghĩ.
Nhưng hãy chú ý thực tế trong lời khen ngợi của bạn. Nếu con bạn thất bại trong một nỗ lực nào đó, hãy động viên nỗ lực của trẻ chứ không phải là ca ngợi kết quả đạt được.
Cho trẻ quyền quyết định
Để trẻ tự tin, kỹ năng quan trọng nhất bố mẹ cần lưu ý chính là cho trẻ quyền quyết định. Trẻ càng lớn càng tăng sự lựa chọn cho con.
Ví dụ: Khi đi siêu thị với một đứa bé 3 tuổi, con đòi mua đồ ăn vặt, cha mẹ có thể nói: "Con không thể mua tất cả mọi thứ nhưng có quyền lựa chọn giữa nước ngọt, kẹo hoặc đồ chơi".
Tự chọn quần áo cũng là phương pháp tốt bố mẹ nên khuyến khích con. Có quyền lựa chọn những gì thuộc về mình sẽ giúp trẻ xây dựng sự tự tin, đồng thời tăng tính trách nhiệm với trẻ.
Giúp con đặt những mục tiêu thực tế
Khi con bạn bắt đầu chơi bóng, ước mơ ban đầu sẽ là có mặt trong đội tuyển Olympic. Thế nhưng, khi ngay cả có chân trong đội bóng của lớp cũng không được, khi đó bạn cần hướng cho con đến những mục tiêu thực tế hơn.
Hãy đặt ra những mục tiêu thực tế để con bạn tránh cảm giác là người thất bại.
Động viên những thành tích dù là nhỏ của trẻ
Bận bịu, không có thời gian khiến nhiều cha mẹ quên đi sự tiến bộ hay thành tích của con cái. Trong khi đó, dù ở lứa tuổi nào, trẻ cũng cần được công nhận, động viên khi chúng đạt được một mục tiêu nào đó.
Không cần những điều to lớn, ngay khi trẻ hoàn thành bài tập về nhà hoặc biết đánh răng đúng cách.... cũng đủ để bố mẹ dành lời khen ngợi.
Việc khen ngợi kịp thời sẽ giúp nâng cao lòng tự trọng, khiến trẻ cảm thấy tự tin hơn về bản thân mình.
Kiên nhẫn và không chỉ trích
Khi thực hiện việc gì đó lần đầu, không thể tránh được sai lầm, có thể còn mắc lỗi. Việc này đúng với cả người lớn, chứ chưa nói đến trẻ nhỏ.
Bởi vậy, việc cha mẹ cần làm là phải kiên nhẫn và luôn khen ngợi nỗ lực của con thay vì chỉ trích chúng.
Nhận chỉ trích liên tục từ bố mẹ chỉ khiến trẻ cảm thấy bản thân không có năng lực làm việc gì. Còn nếu nghe những lời khen ngợi đúng lúc, trẻ sẽ tự tin, nâng cao lòng tự trọng và trưởng thành hơn rất nhiều.
Theo Gia Đình & Xã Hội
-
Làm mẹ1 ngày trướcNhiều cha mẹ, khi thấy người khác góp ý về con mình, chưa cần nghe hết câu chuyện, họ đã “sồn sồn” bênh con. Họ luôn có xu hướng bênh con chằm chặp, bất kể con mình đúng hay sai.
-
Làm mẹ1 ngày trướcĐể nuôi dạy những đứa trẻ thông minh về mặt cảm xúc, cha mẹ cần cẩn trọng trong từng lời ăn tiếng nói.
-
Làm mẹ1 ngày trướcSáng nào đưa con đi học muộn hơn thường lệ vài phút là thể nào tôi cũng đến công ty muộn cả nửa tiếng vì cảnh nháo nhào, tắc đường ngay cổng trường - nơi có vài chiếc ô tô án ngữ.
-
Làm mẹ2 ngày trướcTrẻ trầm cảm không hình thành trong một ngày mà bị ảnh hưởng một cách từ từ từng ngày một. Nguy hiểm là nhiều cha mẹ coi nhẹ vấn đề tinh thần của con, cho rằng con "làm quá" để gây chú ý.
-
Làm mẹ3 ngày trướcMong muốn con học giỏi và chỉ “nhăm nhăm” dạy học cho con, thậm chí phải dỗ dành, nịnh nọt, đáp ứng mọi yêu cầu của con để con… học mà “quên” dạy đạo đức cho con, 2 đứa con nhà chị Nguyễn Thuỳ An (Q.Cầu Giấy, Hà Nội) trở nên ngang bướng, coi thường mẹ.
-
Làm mẹ3 ngày trướcBé N. (sinh năm 2023) bị viêm da cơ địa nhưng gia đình lại chữa bằng cách tắm lá khiến mặt phồng rộp, tình trạng viêm ngứa lan rộng, da chảy dịch.
-
Làm mẹ4 ngày trướcMột đứa trẻ có thể trở thành người như thế nào trong tương lai phần lớn phụ thuộc vào cách giáo dục của gia đình.
-
Làm mẹ5 ngày trướcNgay cả khi đã làm cha, làm mẹ, bạn cũng cần tu dưỡng để con cái noi gương. Cha mẹ có năng lực nuôi dạy tốt sẽ truyền năng lượng tích cực cho con. Cha mẹ không có năng lực dễ khiến con lạc lối.
-
Làm mẹ5 ngày trướcCó những người tưởng bạn tốt hóa ra lại là vật cản cuộc sống của bạn, kéo bạn thụt lùi, thậm chí còn đâm sau lưng bạn.
-
Làm mẹ6 ngày trướcCha mẹ luôn đầu tư cho con trong việc học hành với mong muốn tạo nền tảng tốt cho tương lai của con sau này. Chỉ có điều cùng một "hạn mức đầu tư" nhưng có trẻ học giỏi, có trẻ lại học dở.
-
Làm mẹ6 ngày trướcThời tiết thay đổi thất thường khiến trẻ dễ ốm vặt, do đó hãy tăng cường miễn dịch cho trẻ bằng những thực phẩm giàu dinh dưỡng thiết yếu.
-
Làm mẹ11/12/2024Trong một nghiên cứu của ĐH Harvard, các nhà khoa học đã chỉ ra những sai lầm của phụ huynh có thể huỷ hoại tương lai con nếu không sửa chữa kịp thời.
-
Làm mẹ10/12/2024Cha mẹ của cậu bé đều là những trí thức có học vấn ấn tượng. Cả hai người đều rất tham vọng và không ngừng thúc đẩy sự phát triển của cậu con trai nhỏ.