Người đầu tiên bế em bé sau khi chào đời là rất quan trọng, những người này không nên để bế trẻ

Sau khi chào đời, người đầu tiên bế em bé là rất quan trọng. Với 4 kiểu người này thì gia đình tuyệt đối không nên để bế trẻ.

Theo quan niện dân gian, khi đứa trẻ được sinh ra, người đón tay bé từ bác sĩ là người quan trọng nhất, vì thế gia đình thường chọn những người hiền lành, có nhiều phúc đức để bế em bé với mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với con cháu của mình. Tuy chưa có cơ sở khoa học nào cho lập luận này, nhưng người đầu tiên bế em bé sau khi ra khỏi phòng sinh thật sự rất quan trọng, nó không phải là mê tin mà là vấn đề về sức khỏe và an toàn cho trẻ sơ sinh.

Người đầu tiên bế em bé sau khi chào đời là rất quan trọng, những người này không nên để bế trẻ-1

Vậy ai là người không thích hợp để bế em bé sau khi được sinh ra?

1. Những người đang bị bệnh.

Những người bị cảm cúm và bị ốm đều mang theo một số virus và vi khuẩn. Ngay cả khi người đó đã khỏi nhưng mầm bệnh vẫn còn tồn tại trong người.Trong khi sức đề kháng của trẻ sơ sinh rất yếu và khả năng miễn dịch còn kém nên rất dễ bị nhiễm virus, vi khuẩn. Nếu người đang bị ốm bế trẻ rất dễ khiến đứa trẻ mới sinh bị lây bệnh thậm chí còn gây nguy hiểm đến tính mạng của em bé. Vì vậy, gia đình không nên để những người như vậy bế trẻ.

2. Những người hút thuốc.

Như chúng ta đã biết, hút thuốc có hại cho sức khỏe. Khi hút thuốc lá, chúng thải ra hơn 3.000 chất hóa học, hầu hết đều có hại cho con người. Theo nghiên cứu, dù là người hút thuốc lá trực tiếp hay những người hít phải khói thuốc thì hệ hô hấp, thần kinh, thậm chí là tim mạch cũng sẽ bị ảnh hưởng. Hơn nữa, những người hút thuốc lâu ngày sẽ phát ra mùi độc hại này trên cơ thể và ám vào quần áo của họ.

Nếu để người này bế, em bé sẽ dễ hít phải những mùi độc hại như nicotin, xâm phạm vào hệ hô hấp mỏng manh của bé, gây ra hàng loạt vấn đề về hô hấp và gây tổn hại cho sức khỏe của bé.

Người đầu tiên bế em bé sau khi chào đời là rất quan trọng, những người này không nên để bế trẻ-2

3. Người có tay chân vụng về

Trẻ mới chào đời, cơ thể chưa phát triển hoàn thiện, hệ xương còn tương đối mỏng manh. Vì vậy, người bế trẻ rất quan trọng. Nếu tay chân lóng ngóng, tư thế bế không đúng rất dễ gây tổn thương nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh, đặc biệt là hộp sọ chưa phát triển hoàn thiện, nếu bị thương trong quá trình bế sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

4. Những người không thường xuyên vệ sinh

Người không chú ý đến vấn đề vệ sinh cá nhân thì trên người họ cũng dính nhiều vi khuẩn hơn, người lớn sức đề kháng mạnh cũng không ảnh hưởng gì, còn trẻ sơ sinh thì sức đề kháng yếu. Nếu ai đó không quan tâm đến việc giữ vệ sinh mà bế bé vào lúc này thì rất có thể vi khuẩn sẽ truyền sang bé và bé sẽ bị ốm.

Người đầu tiên bế em bé sau khi chào đời là rất quan trọng, những người này không nên để bế trẻ-3

Ai là người thích hợp để bế em bé đầu tiên sau sinh?

1. Bố của bé

Chắc chắn bố của em bé là người đủ điều kiện để bế em đầu tiên. Cái ôm của bố cũng là cái ôm ấm áp nhất dành cho đứa con của mình, em bé cũng sẽ cảm thấy được an tâm và an toàn hơn khi đến với thế giới này. Việc để bố bế con đầu tiên cũng có thể kích thích tinh thần trách nhiệm của bậc làm cha mẹ tốt hơn, kéo khoảng cách chữa cha mẹ và con cái đến gần nhau hơn và có lợi cho việc nuôi dạy bé sau này.

2. Bà nội của bé

Cũng có những gia đình bà nội sẽ là người đầu tiên bế em bé, điều này rất hợp lý. Vì trong quá trình mang thai, bà nội cũng đóng góp một phần không nhỏ trong việc chăm sóc con dâu của mình. Để bà nội tận hưởng "cái ôm đầu tiên" với đứa cháu của mình không những đáp ứng mong muốn của bà mà còn giúp tình cảm mẹ chồng và nàng dâu ngày càng hòa hợp và tốt đẹp, tạo ra môi trường sống vui vẻ hơn cho em bé sau này.

Theo Lệ Mỹ - VietNamNet


Trẻ sơ sinh


  • Biết lắng nghe con
    Làm mẹ 
    2 giờ trước
    Gen Z có lối sống, tư duy khác biệt thế hệ trước, dẫn đến khoảng cách, hiểu lầm, tranh cãi trong gia đình. Vì vậy, cha mẹ cần thay đổi cách tiếp cận trẻ
  • Đừng đổ tại trời
    Làm mẹ 
    17 giờ trước
    Các cụ ngày xưa có câu: Cha mẹ sinh con trời sinh tính. Cứ cái gì không được là đổ cho… Trời.
  • Giúp con sử dụng internet an toàn
    Làm mẹ 
    21 giờ trước
    Để con kiểm soát được thời gian sử dụng internet của mình, cha mẹ có thể cùng con thảo luận và ghi ra mục đích sử dụng Internet của con: học tập, giải trí, kết nối cộng đồng..., từ đó lập kế hoạch sử dụng internet của con.
  • Đến tuổi nào thì trẻ ngừng phát triển chiều cao?
    Làm mẹ 
    1 ngày trước
    Để phát triển chiều cao tối ưu cho trẻ, cha mẹ và bản thân các em cần quan tâm đến các giải pháp dinh dưỡng, tập luyện… ngay từ nhỏ.
Biết lắng nghe con
Gen Z có lối sống, tư duy khác biệt thế hệ trước, dẫn đến khoảng cách, hiểu lầm, tranh cãi trong gia đình. Vì vậy, cha mẹ cần thay đổi cách tiếp cận trẻ

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.