Nhà trị liệu tâm lý chia sẻ 5 cụm từ cha mẹ không bao giờ nên nói với con

Có những cụm từ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển tinh thần của trẻ.

Trở thành cha mẹ đòi hỏi bạn phải có trách nhiệm ngay từ việc lựa chọn từ ngữ giao tiếp với con. Nếu không cẩn trọng, vô tình những câu nói cha mẹ thốt ra có thể làm thay đổi thế giới quan và ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ.

Trong một cuốn sách của mình, Amy Morin - nhà trị liệu tâm lý và giảng viên tại Northeastern University đã hướng dẫn phụ huynh từ bỏ những thói quen không tốt khiến trẻ mất đi sức mạnh tinh thần cần thiết để đạt được tiềm năng lớn nhất. Và một thói quen trong số đó liên quan đến việc thay đổi ngôn từ.

Bà cho biết, mặc dù một số cụm từ cha mẹ thường nói có vẻ vô hại nhưng có thể khiến con lớn lên với tâm lý "nạn nhân" - hoặc tin rằng chúng không thể thành công.

Nhà trị liệu tâm lý chia sẻ 5 cụm từ cha mẹ không bao giờ nên nói với con-1
Amy Morin - nhà trị liệu tâm lý và giảng viên tại Northeastern University

Dưới đây là năm cụm từ độc hại mà cha mẹ nên loại bỏ khỏi vốn từ vựng của mình:

1. "Chúng ta sẽ không bao giờ mua được thứ đó"

Nếu thứ thực sự muốn nằm ngoài khả năng chi trả, đừng khăng khăng rằng bạn không bao giờ có được nó chỉ vì không có tiền. Thay vào đó, hãy cho con thấy rằng bạn có quyền kiểm soát tài chính của mình. Ví dụ, bạn có thể nói: "Ước mơ của mẹ là một ngày nào đó sẽ mua được một căn nhà lớn cho chúng ta. Nhưng vì hiện tại gia đình mình không có đủ nguồn tài chính nên mẹ sẽ tham gia một số lớp học trực tuyến để có thể phát triển kỹ năng trong công việc và được tăng lương".

Hoặc, nếu con thực sự muốn đến công viên Disney, hãy nói: "Chúng ta không đủ tiền mua vé vì hoạt động này không nằm trong ngân sách đã lên kế hoạch". Sau đó, hãy cân nhắc chuẩn bị cho con một lọ tiền tiêu vặt để trẻ có thể bắt đầu tiết kiệm cho chuyến đi.

Khi bạn giúp con mình rèn luyện thói quen tài chính thông minh, trẻ sẽ lớn lên với ý thức rằng: Nếu muốn thứ gì đó mà không đủ khả năng chi trả thì đó chỉ là vấn đề điều chỉnh các ưu tiên mà thôi.

2. "Con làm bố/mẹ phát điên lên"

Là cha mẹ, điều quan trọng là phải giữ bình tĩnh và chống lại việc đổ lỗi cho con cái hoặc bất kỳ ai khác về cảm xúc của chúng ta.

Thay vì tỏ ra tức giận vì điều gì đó mà con đã làm, một phản ứng lành mạnh hơn sẽ là: "Mẹ không thích con làm điều đó" và sau đó giải thích lý do. Điều quan trọng là trẻ phải hiểu hành vi của mình có thể ảnh hưởng đến người khác như thế nào, từ đó nhận thức rõ hơn về cảm xúc của mọi người thay vì chỉ của riêng mình.

Ngoài ra, bằng cách giữ bình tĩnh, bạn đang dạy con rằng tất cả chúng ta đều có khả năng kiểm soát cảm xúc.

Tất nhiên, tất cả chúng ta đều là con người - và có thể có những lúc mất bình tĩnh. Nếu điều này xảy ra và bạn nói điều gì đó thấy hối hận, hãy bắt đầu bằng lời xin lỗi: "Bố/mẹ xin lỗi vì đã mất bình tĩnh. Lần tới, bố/mẹ sẽ dành một chút thời gian để bình tĩnh lại".

3. "Bố/mẹ ghét công việc của mình"

Giả sử bạn đã có một ngày làm việc mệt mỏi và chỉ muốn về nhà tâm sự với chồng mình. Điều này có vẻ vô hại với trẻ vì bạn không nói chuyện trực tiếp với con, nhưng hãy nhớ rằng trẻ em sẽ tiếp thu được thông điệp này.

Trên thực tế, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng: Thái độ của chúng ta về cuộc sống có ảnh hưởng lớn đến việc quyết định sự thành công của con cái, đặc biệt là thành tích học tập.

Việc phàn nàn về công việc xung quanh con cái sẽ dạy trẻ rằng công việc không hề thú vị. Kết quả là, chúng có thể lớn lên với niềm tin rằng tuổi trưởng thành là dành một nửa thời gian của mình trong tâm trạng đau khổ.

Hãy nói rõ rằng bố/mẹ có những lựa chọn nghề nghiệp và nói về những điều bạn đang làm để giúp cuộc sống, công việc của bạn tốt hơn.

4. "Bố/mẹ phải đi đến..."

Bất cứ khi nào bạn nói rằng bạn phải làm điều gì đó, cho dù đó là chạy việc vặt hay đi ăn tối với đối tác, bạn đều ám chỉ rằng mình bị buộc phải làm những việc không muốn làm. Thay vào đó, hãy cho con bạn thấy rằng bạn đang kiểm soát thời gian của chính mình: Bạn là người quyết định những gì bạn sẽ làm, cũng như thời gian và cách thức bạn sẽ làm điều đó.

Những đứa trẻ lớn lên thành công hiểu rằng cuộc sống là tất cả những lựa chọn của chúng. Bạn có thể dạy con bài học quan trọng này bằng cách nói những câu như "Hôm nay bố/mẹ không muốn đi mua hàng tạp hóa nhưng muốn đảm bảo rằng chúng ta có thức ăn trong tủ lạnh cho cả tuần" hoặc "Bố/mẹ mệt, nhưng chúng ta đã nói với bà ngoại/nội sẽ đến. Và bố/mẹ muốn đảm bảo rằng sẽ giữ lời hứa của mình".

Nhà trị liệu tâm lý chia sẻ 5 cụm từ cha mẹ không bao giờ nên nói với con-2

Tất nhiên, sẽ luôn có những điều trẻ không muốn làm nhưng nhất thiết phải làm, chẳng hạn như đi ngủ vào thời gian hợp lý hoặc ăn rau. Trong những tình huống này, việc giải thích lý do tại sao con được yêu cầu làm điều đó sẽ rất hữu ích. Khi trẻ hiểu được tầm quan trọng của một nhiệm vụ, chúng sẽ có nhiều khả năng tuân thủ hơn.

5. "Mọi chuyện sẽ ổn thôi"

Nếu con bạn không được chọn làm cầu thủ xuất phát cho đội thể thao, việc thuyết phục trẻ rằng mọi thứ sẽ luôn diễn ra tốt đẹp sẽ không giúp con chuẩn bị cho tương lai.

Thay vì nói với con rằng luôn có một kết thúc có hậu, hãy dạy trẻ rằng con đủ mạnh mẽ để đương đầu với những khó khăn không thể tránh khỏi trong cuộc sống.

Có lẽ con bạn chỉ cần dành nhiều thời gian luyện tập hơn. Nếu đúng như vậy, hãy an ủi con bằng một cái ôm và ghi nhận cảm xúc của trẻ bằng cách nói: "Mẹ biết hôm nay con thực sự muốn được chọn, nhưng sẽ còn nhiều cơ hội nữa".

Sau đó, khuyến khích con tiếp tục luyện tập và thử lại khi cảm thấy sẵn sàng. Bằng cách huấn luyện và hướng dẫn con bạn vượt qua những thời điểm khó khăn, chúng sẽ được trang bị tốt hơn để xử lý những việc không suôn sẻ trong tương lai.

Theo Phụ nữ Việt Nam


Nuôi Dạy Con


Bạn trai kém 4 tuổi ham mê cờ bạc nhưng tôi không thể chia tay
Bạn trai tôi thường xuyên "đốt tiền" vào những trò cá cược đỏ đen trên mạng, không ít lần tôi phải đi trả nợ thay cho anh ta. Dù tôi đã nhiều lần chia tay nhưng bạn trai liên tục níu kéo, thậm chí dọa dẫm khiến tôi không thể dứt khoát.
Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.