Nhiều đứa trẻ luôn được quan tâm kèm cặp sát sao vẫn hư hỏng, bố mẹ phải làm sao?

Yêu thương bao bọc con cái là thiên chức của mỗi bậc làm cho làm mẹ và trong quá trình nuôi dạy con con cái họ đều cố gắng dành cho chúng những điều tốt đẹp nhất có thể. Tuy nhiên thay vì ngoan ngoãn, nghe lời, nhiều đứa trẻ vẫn trở nên hư hỏng và bướng bỉnh ngoài tầm kiểm soát của cha mẹ khiến các bậc sinh thành hết sức mệt mỏi và khổ tâm.

# Vì sao con cái hư hỏng

Nói đến nguyên nhân con cái hư hỏng thì có rất nhiều, không chỉ do bố mẹ lơ là không dạy dỗ con mà nhiều đứa trẻ dù luôn được phụ huynh quan tâm kèm cặp vẫn sinh hư. Cụ thể, có thể kể đến một số lý do điển hình như sau:

Nhiều đứa trẻ luôn được quan tâm kèm cặp sát sao vẫn hư hỏng, bố mẹ phải làm sao?-1

- Thiếu sự quan tâm từ cha mẹ

Đây là một trong những nguyên nhân rõ ràng nhất và lớn nhất dẫn đến việc con cái trở nên hư hỏng mà có lẽ ai cũng biết. Người ta vẫn nói trẻ em như trang giấy trắng thơ ngây và chúng lớn lên thế nào, có tính cách ra sao phụ thuộc rất nhiều vào việc cha mẹ “vẽ” gì vào đó. Nếu họ không làm gương tốt và không định hướng đúng đắn cho con cái, trẻ sẽ vì vậy mà nhiễm nhiều thói hư tật xấu vì không có khả năng chắt lọc thông tin.

Hơn nữa, việc thiếu sự quan tâm từ cha mẹ có thể sẽ làm cho con trẻ thấy lạc lõng, cảm xúc của con cái trở nên tiêu cực, dần dần khi gặp phải những tác động xấu từ bên ngoài xã hội, trẻ sẽ dễ trở nên hư hỏng. 

- Bố mẹ quá nghiêm khắc

Việc quan tâm quá mức, kiểm soát chặt chẽ và độc đoán từ các bậc cha mẹ cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc con cái hư hỏng. Trẻ em, đặc biệt là những đứa trẻ ở tuổi thiếu niên, luôn có tâm lí được làm những điều mình thích, làm chủ cuộc sống. Những bậc phụ huynh lại luôn sợ con cái dễ sa ngã, bị ảnh hưởng tiêu cực nên quan tâm chúng quá mức, khiến chúng cảm thấy cuộc sống ngột ngạt, bức bối và nổi loạn. Vì vậy chúng sẽ tìm cách thoát ra khỏi sự kiểm soát của cha mẹ bằng mọi cách, bao gồm cả những hành vi theo hướng tiêu cực và trở nên hư hỏng.

- Quá nuông chiều con

Tâm lý cha mẹ nào cũng muốn cho con cái mình một cuộc sống đầy đủ và tốt nhất, luôn yêu thương chiều chuộng con. Tuy nhiên, việc nuông chiều trẻ quá mức sẽ làm cho trẻ sinh ra tâm lý muốn gì được nấy, dần dần trẻ sẽ dựa dẫm vào cha mẹ, thiếu tính tự lập trong cuộc sống.

Ngoài ra, việc nuông chiều, dỗ dành trẻ bằng cách cho trẻ xem TV, điện thoại quá nhiều một cách không có chọn lọc, trẻ ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài sẽ làm chúng tập nhiễm các hình ảnh bạo lực, hành động tràn lan trên internet. Các nội dung “rác” nhưng lại có thể thao túng trẻ một cách sâu sắc khi xem nhiều và điều này sẽ dễ hình thành tâm lý bạo lực trong trẻ em một cách vô thức.

Nhiều đứa trẻ luôn được quan tâm kèm cặp sát sao vẫn hư hỏng, bố mẹ phải làm sao?-2

- Ảnh hưởng trực tiếp từ suy nghĩ, lối sống của cha mẹ

Trẻ em không tự dưng sinh ra đã trở nên hư hỏng, mà tính cách này là một hệ quả phản ánh quá trình nuôi dạy con cái của cha mẹ. Lý do cha mẹ là người gần gũi nhất với con cái hằng ngày, trẻ sẽ có xu hướng học tập và bắt trước họ, Thế nên nếu trẻ em được sinh ra trong một gia đình chỉ toàn tiếng chửi rủa, dùng đòn roi để dạy dỗ hay dính vào các tệ nạn xã hội thì việc con cái lớn lên hư hỏng là một điều dễ hiểu.

Một trường hợp khác, nhiều bậc phụ huynh hay so sánh con mình với “con nhà người ta” như một cách để dạy chúng. Nhưng việc làm này rất dễ nảy sinh tâm lý tiêu cực đối với trẻ. Chúng sẽ hình thành suy nghĩ trong đầu rằng mình thấp kém, không bằng người khác. Lúc này, nếu trẻ có suy nghĩ tiêu cực, chúng sẽ chọn cách buông xuôi và dễ dàng trở nên hư hỏng.

- Kết giao với bạn bè xấu

Không phải ngẫu nhiên mà từ xa xưa ông bà ta đã có câu “Chọn bạn mà chơi” hay “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” như một cách răn dạy việc những người xung quanh ảnh hưởng đến tính cách, hành vi của trẻ. Ngoài bố mẹ và những người thân trong gia đình, nếu trẻ tiếp xúc và chơi nhiều với bạn bè xâu thì trẻ rất dễ bị ảnh hưởng.

Chẳng hạn, nếu bạn bè của trẻ có tính cách hung hăng, bạo lực, trẻ cũng sẽ dễ bị học theo hoặc ngược lại sẽ trở nên nhút nhát, sợ sệt. Bạn bè của trẻ có suy nghĩ lệch lạc hay nóng nảy, bạo lực, chắc chắn trẻ cũng ít nhiều hấp thụ và bị chi phối bởi những tính cách đó.

- Biến cố trong cuộc sống ảnh hưởng đến tâm lý trẻ

Đây là những điều bất khả kháng xảy ra và có ảnh hưởng rất mạnh đến tâm lý, hành vi của trẻ. Khi đó tâm lý trẻ thường không tốt với những suy nghĩ tiêu cực chi phối khiến trẻ có những hành vi xấu và trở nên hư hỏng. Ví dụ như việc cha mẹ trẻ bất ngờ ly hôn, trẻ sinh ra không có bố hoặc mẹ, trẻ bị khuyết tật…. đều là những biến cố xấu khiến tâm lý trẻ bị ảnh hưởng nặng nề. 

Nhiều đứa trẻ luôn được quan tâm kèm cặp sát sao vẫn hư hỏng, bố mẹ phải làm sao?-3

# Con hư phải làm sao?

Nuôi dạy con đã là một thách thức lớn trong cuộc đời của mỗi bố mẹ và việc uốn nắn, cảm hóa trẻ hư hỏng càng gian nan hơn rất nhiều mà không phải ai cũng làm được. Thực tế đã có không ít  phụ huynh  phải buông tay bất lực hoặc đau khổ chứng kiến trẻ sa ngã và phải trả giá. Do đó để không phải đối mặt với những bi kịch đó, bố mẹ cần bắt tay ngay vào những việc sau:

- Dành sự quan tâm đúng mức cho con cái

Để ngăn chặn việc con trở nên hư hỏng, bố mẹ hãy quan tâm bé một cách đúng mực. Các bố mẹ không thờ ơ nhưng cũng đừng quan tâm một cách quá đáng khiến trẻ cảm thấy ngột ngạt, khó chịu. Hãy để ý đến bé một cách thật khéo léo để chúng cảm nhận được tình yêu của cha mẹ dành cho chúng. Không nên quá nuông chiều con cái nhưng cũng đừng đặt yêu cầu quá cao hay ép trẻ theo ỷ luật thép để trẻ có thể học cách tự lập một cách thoải mái và tự nhiên, giúp trẻ dần dần trở nên tự tin đứng trên đôi chân của chính mình để giải quyết mọi vấn đề. 

- Lắng nghe, quan sát con cái

Việc con cái trở nên hư hỏng đôi khi do các con thiếu đi sự đồng cảm, lắng nghe của bố mẹ. Chính vì thế, hãy cố gắng gần gũi và quan sát trẻ, lắng nghe những tâm sự của trẻ nhiều hơn. Từ đó, các bố mẹ sẽ dễ dàng nắm bắt được tâm lý của bé để có những sự uốn nắn, điều chỉnh hành vi một cách phù hợp và kịp thời.

- Cha mẹ hay là tấm gương sống cho trẻ noi theo

Như đã nói ở trên, trẻ thường có xu hướng bắt trước bố mẹ bởi bắt trước là cách học nhanh nhất và cũng là bản năng của mỗi người khi sinh ra. Vì vậy, cha mẹ chính là những người thầy đầu tiên mà con trẻ học theo và có ảnh hưởng lớn trong suốt cuộc đời của chúng. Hãy là tấm gương sống tốt đẹp để trẻ tự học theo và đây chính là chìa khóa để cha mẹ dạy con thành công theo cách họ muốn.

- Tạo môi trường lành mạnh để trẻ học tập, vui chơi

Bố mẹ cũng nên tạo cho bé những môi trường lành mạnh để giúp đẩy lùi việc con cái trở nên hư hỏng. Chẳng hạn bố mẹ có thể chọn lọc những nhóm cộng đồng, những lớp học văn minh và tích cực để trẻ tham gia. Hay khi con có nhiều bạn bè hơn, hãy quan sát bạn bè của con bạn và cả hành vi của bé khi chơi với bạn bè.

Nhiều đứa trẻ luôn được quan tâm kèm cặp sát sao vẫn hư hỏng, bố mẹ phải làm sao?-4

Nếu bạn bè của bé có tâm lý tiêu cực, hãy tách bé ra một cách khéo léo bằng cách đưa chúng đi nơi khác chơi, tạo thêm nhiều bạn bè mới để chúng quên đi bạn bè cũ. Hoặc nếu bản thân trẻ đang có xu hướng hành vi tiêu cực, hãy nghiêm khắc để trẻ nhận ra sai lầm của bản thân.

- Nhờ người giám sát quản lý con cái nếu bạn bận rộn

Tình trạng bố mẹ quá bận rộn mà lơ là con cái là tình trạng rất phổ biến hiện nay. Nếu thật sự bạn cũng rơi vào tình huống này và không thể dành nhiều thời gian cho con cái thì nên cân nhắc đến việc nhờ tới những người khác giám sát kèm cặp con như ông bà, thầy cô, bảo mẫu… và phối hợp với họ kịp thời can thiệp khi cần thiết, đảm bảo con cái luôn phát triển lành mạnh, tích cực.

Tuy nhiên dù có nhờ đến ai, bố mẹ cũng vẫn phải cố gắng dành thời gian cho con mỗi ngày, dù ít cũng được nhưng phải chất lượng, đủ để con cảm nhận được sự quan tâm và tình yêu thương của bạn dành cho chúng.

 

Theo V.K - Vietnamnet


Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.