Nhiều người tích trữ sữa mẹ cho con dùng dần nhưng liệu đã biết bao lâu thì hết hạn sử dụng? Tích trữ thế nào mới an toàn?

Chúng ta đã quá quen thuộc với thông điệp "Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ". Cũng vì thế, hầu hết các bà mẹ vì thế đều cố gắng có đủ sữa và duy trì thời gian cho con bú sữa mẹ được nhiều nhất có thể.

Việc tích trữ sữa mẹ cũng ngày càng phổ biến hơn, nhằm giúp bé luôn được dùng loại thức ăn tốt nhất này khi mẹ vắng nhà đi làm hoặc khi bé lớn, lượng sữa mẹ không còn nhiều hay mẹ có lý do nên phải cai sữa sớm... Tuy nhiên, tích sữa mẹ thế nào để an toàn mà vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng? Sữa mẹ có thể tích trữ được bao lâu thì nên bỏ đi là điều không phải mẹ bỉm sữa nào cũng đã rõ.

Nhiều người tích trữ sữa mẹ cho con dùng dần nhưng liệu đã biết bao lâu thì hết hạn sử dụng? Tích trữ thế nào mới an toàn?-1

Thực tế đây cũng là thắc mắc của khá nhiều người. Sữa mẹ rõ ràng là rất tốt nhưng lại không chứa và cũng không thể thêm chất bảo quản, vậy nên việc dự trữ để sử dụng lâu dài liệu có hết tác dụng và gây hại gì cho bé không? Tintuconline mời bạn cùng tìm hiểu.

Sữa mẹ trữ được bao lâu?

Vì điều kiện gia đình và nhu cầu cuộc sống, hiện nay rất nhiều bà mẹ phải đi làm sớm khi chưa hết thời gian nghỉ sinh, đồng nghĩa với việc họ không thể cho con trực tiếp bú mẹ khi đói. Khi đó, việc vắt và trữ sữa mẹ sẵn ở nhà để người khác cho con dùng là một trong những phương án tốt nhất được nhiều mẹ lựa chọn. Việc này không chỉ phổ biến ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới cũng coi đó là một cách làm khoa học nhằm cung cấp cho trẻ nhỏ nguồn dinh dưỡng tốt nhất.

Các chuyên gia cũng đã có những nghiên cứu và phân tích bài bản về việc này. Theo đó, sữa mẹ có thể trữ được bao lâu phụ thuộc vào số ngày mẹ đã sinh con và nơi trữ sữa mẹ:

1. Từ góc độ số ngày mẹ sinh con

- Sữa non là sữa mẹ được tiết ra 6 ngày sau khi sinh, có thể bảo quản trong 12 giờ mà không bị biến chất trong khoảng nhiệt độ 27 - 32℃.

- Sữa mẹ trưởng thành là sữa mẹ được tiết ra sau 14 ngày kể từ ngày sinh nở, có thể bảo quản trong 24 giờ ở 15°C; 10 giờ ở 19 - 22°C và 6 giờ ở 25°C.

Nhiều người tích trữ sữa mẹ cho con dùng dần nhưng liệu đã biết bao lâu thì hết hạn sử dụng? Tích trữ thế nào mới an toàn?-2

2. Từ góc độ nơi lưu trữ sữa mẹ

- Tích trữ ở nhiệt độ phòng: Khi nhiệt độ phòng trong khoảng nhỏ hơn 26°C, sữa mẹ mới được vắt ra có thể được giữ tốt nhất trong vòng 4 - 6 giờ đồng hồ. Tuy nhiên, thời gian tích trữ và sử dụng tối ưu là trong vòng 4 giờ và nếu nhiệt độ phòng lớn hơn 26°C thì thời gian giữ sữa mẹ tối đa cũng chỉ là 4 giờ. Do đó, sữa mẹ được vắt ra và có nhu cầu trữ sữa mẹ cần cho vào túi đựng vô khuẩn và cần đưa vào tủ lạnh ngay.

- Tích trữ trong tủ lạnh: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sữa mẹ có thể bảo quản trong 48 - 72 giờ khi được bảo quản lạnh ở nhiệt độ khoảng 4°C.  Sữa mẹ nếu được cất trữ ở khu vực sâu trong tủ lạnh một cửa (nhiệt độ -15°C) chỉ giữ được tối đa 2 tuần. Đối với tủ lạnh 2 cửa (-18 độ C) thì thời gian bảo quản và sử dụng tối đa là 3 tháng.

- Tích trữ trong tủ đông: Tích trữ sữa mẹ bằng tủ đông (-20 độ C) là phương pháp giúp bảo quản được trong thời gian dài nhất, lên tới 12 tháng. Tuy nhiên, thời gian bảo quản và sử dụng tối ưu là trong vòng 6 tháng. Còn nếu trong điều kiện đông lạnh ở nhiệt độ -18°C thì sữa mẹ có thể bảo quản từ 3 - 6 tháng.

Nhiều người tích trữ sữa mẹ cho con dùng dần nhưng liệu đã biết bao lâu thì hết hạn sử dụng? Tích trữ thế nào mới an toàn?-3

Tuy nhiên, những điều trên chỉ là lý thuyết, thời gian bảo quản có thể ngắn hơn nếu liên quan đến việc đóng mở cửa tủ lạnh thường xuyên để lấy đồ, sữa mẹ được bảo quản cùng các thực phẩm khác hay nhiệt độ bảo quản không ổn định…. Mẹ cần lưu ý và cân đối giữa các vấn đề đó để cho con uống sữa mẹ tích trữ an toàn, tránh khả năng sữa mẹ để dành có thể bị nhiễm khuẩn, gây hại cho bé.

Trữ sữa mẹ sau khi vắt ra thế nào cho đúng?

Chúng ta đều biết rằng nếu là sữa mẹ bảo quản trong thời gian ngắn, bạn có thể cho sữa mẹ trực tiếp vào bình bú (loại đảm bảo và đã được vệ sinh sạch sẽ), cất đi và cố gắng cho trẻ uống trong vòng 12 giờ. Tuy nhiên, nếu để trữ sữa mẹ trong thời gian dài thì công tác chuẩn bị bảo quản sữa mẹ vô cùng quan trọng và cần được thực hiện thật cẩn thận:

1. Chọn túi trữ sữa phù hợp

Bạn có thể mua những chiếc túi trữ sữa chuyên dụng của các thương hiệu uy tín, được thiết kế đặc biệt để bảo quản sữa mẹ. Không nên chọn túi kém chất lượng, không rõ nguồn gốc để tránh tình trạng túi bị nứt, rách khi đông lạnh khiến sữa bị nhiễm khuẩn và mất chất dinh dưỡng.

Trên thị trường hiện nay, các loại túi trữ sữa thường có quy cách từ 100ml đến 300ml, tuy nhiên mẹ phải cân nhắc xem lượng sữa của mình mỗi lần vắt là bao nhiêu để chọn loại phù hợp.

Bên cạnh đó, mẹ có thể căn cứ vào lượng ăn mỗi lần của con để tích trữ sữa theo bữa cho tiện và tránh lãng phí.

Nhiều người tích trữ sữa mẹ cho con dùng dần nhưng liệu đã biết bao lâu thì hết hạn sử dụng? Tích trữ thế nào mới an toàn?-4

2. Ghi nhớ thông tin trên túi trữ sữa

Để tiện cho việc phân loại và sử dụng, mẹ bỉm sữa cần đánh dấu ghi nhớ các thông tin cụ thể như thời gian sữa mẹ hút ra, ngày trữ sữa, dung tích sữa… Tất nhiên, trong quá trình đánh dấu, túi trữ sữa cũng cần tránh bị rò rỉ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bảo quản.

Ngoài ra, các mẹ cũng cần lưu ý không nên đổ sữa vào túi quá đầy vì sữa là chất lỏng nên khi đông lại sẽ giãn nở, đầy quá có thể gây rách túi. Trước khi đóng túi cất đi dự trữ phải ép hết không khí ra ngoài và phải luôn để túi trữ sữa trong tủ đá nơi nhiệt độ luôn duy trì ổn định ở mức dưới âm độ.

Nếu bị cúp điện trong thời gian dài, bạn nên lấy các túi sữa đã trữ đông xếp vào thùng cách nhiệt cùng với đá viên.

Nên cho con uống sữa mẹ tích trữ như thế nào?

So với khâu vắt và tích trữ sữa mẹ, công đoạn rã đông/làm ấm sữa cho bé uống cũng vô cùng quan trọng, nếu làm sai không những đổ sông đổ bể bao công sức trước đó mà còn có thể tác động xấu đến bé.

Thông thường sữa mẹ tích trữ nên được rã đông và hâm nóng theo các cách dưới đây:

Nhiều người tích trữ sữa mẹ cho con dùng dần nhưng liệu đã biết bao lâu thì hết hạn sử dụng? Tích trữ thế nào mới an toàn?-5

- Đối với sữa để ngăn mát:

Mẹ lấy sữa trong tủ lạnh ra và ngâm trong nước khoảng 40°C để sữa mẹ hấp thụ nhiệt của nước nóng và trở nên ấm hơn cho đến khi đạt nhiệt độ phù hợp để bé ăn. Trong quá trình ngâm, thỉnh thoảng bạn có thể lắc nhẹ để sữa nóng đều.

Tuy nhiên, không nên ngâm sữa trong nước quá nóng vì sẽ làm mất khoáng chất có trong sữa mẹ.

- Đối với sữa mẹ được bảo quản trong ngăn đá:

Bạn có thể bỏ túi sữa đông lạnh xuống ngăn mát tủ lạnh để rã đông từ từ nhưng vẫn giữ nhiệt độ tủ lạnh hoặc hoặc ngâm sữa mẹ trong nước lạnh để rã đông nhanh hơn. Khi sữa đã chảy mềm hoàn toàn sang dạng lỏng, lúc đó nhẹ nhàng lắc để lớp sữa nhiều chất béo và lớp sữa trong được hòa đều với nhau.

Sau đó thay nước ngâm sữa thành nước ấm nóng để hâm đến nhiệt độ thích hợp cho con ăn.

- Hâm nóng bằng máy hâm sữa: Trên thị trường đã có những loại máy chuyên dụng dùng để hâm sữa rất tiện lợi. Nhiệt độ của máy hâm sữa có thể được điều chỉnh đến 40°C để làm nóng sữa mẹ an toàn và rất dễ vận hành.

Nhiều người tích trữ sữa mẹ cho con dùng dần nhưng liệu đã biết bao lâu thì hết hạn sử dụng? Tích trữ thế nào mới an toàn?-6

Một số lưu ý khi rã đông và hâm nóng sữa mẹ

- Dựa vào thời gian vắt sữa, bạn nhớ lấy sữa vắt trước rồi làm ấm và cho bé dùng trước, sữa vắt sau sẽ cho bé dùng sau.

- Không đun sữa mẹ hoặc hâm sữa bằng lò vi sóng vì vì các phần trong sữa sẽ nhận nhiệt lượng không đều. Mặt khác, dưới tác động của nhiệt độ cao, các kháng thể cần cho em bé trong sữa mẹ sẽ bị mất đi cũng như nguy cơ gây bỏng miệng bé.

- Khi rã đông sữa và hâm nóng sữa, nếu không dùng hết phải bỏ đi bởi nguy cơ nhiễm khuẩn sữa khi tái đông và sử dụng lại là khá cao.

- Không nên rã đông sữa ở nhiệt độ phòng vì làm thế sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập vào sữa mẹ.

- Có thể lắc nhẹ chai sữa để phần váng sữa và sữa trộn lẫn với nhau nhưng đừng lắc quá mạnh vì sẽ làm phân hủy một số chất dinh dưỡng có giá trị có trong sữa

- Sữa mẹ sau rã đông đã hâm nóng chỉ để ở nhiệt độ phòng trong tối đa 4 giờ, nhưng tốt nhất nên cho trẻ trong vòng 2 giờ đồng hồ.

- Tuyệt đối không pha sữa đông dư thừa với sữa mới vắt để sử dụng cho lần ăn tiếp theo.

 

Theo V.K - Vietnamnet


Sữa mẹ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.