- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Những cách giúp con chấp nhận chuyện tái hôn của cha mẹ
Duy trì sự nhất quán trong các thói quen và cho trẻ tham gia quá trình lập kế hoạch có thể giúp giảm lo lắng và giúp quá trình chuyển đổi diễn ra suôn sẻ hơn...
Hãy tưởng tượng thế giới của bạn xoay quanh những người quen thuộc, một câu chuyện ấm cúng mà bạn thuộc lòng. Đột nhiên, một chương mới bắt đầu. Con của bạn có thể nhớ cốt truyện cũ và cách mọi thứ diễn ra trước đây.
Cảm giác quen thuộc được thay thế bằng sự không chắc chắn và cảm giác thoải mái của câu chuyện cũ không còn nữa.
Những ảnh hưởng có thể có của việc tái hôn đối với trẻ
Một là khó chấp nhận người mới vì cảm thấy trung thành với cha mẹ ruột của mình. Các con có thể không muốn hình thành mối quan hệ với người mới, coi họ như kẻ xâm nhập. Nhiều đứa trẻ hy vọng cha mẹ mình sẽ hòa giải nên càng phản đối người mới.
Hai là sợ mất đi gia đình hiện có vì lo lắng rằng, mối quan hệ của chúng với cha mẹ ruột sẽ thay đổi hoặc chúng sẽ ít được quan tâm hơn. Điều cần thiết với người làm cha mẹ trong trường hợp này là phải trấn an con cái rằng, mối quan hệ giữa cha mẹ với con vẫn bền chặt và dành thời gian chất lượng cho con để giảm nỗi sợ hãi này.
Ba là ghen tị với cha mẹ kế hoặc anh chị em mới, cảm thấy bị đe dọa bởi sự quan tâm của cha mẹ dành cho người mới. Bạn cần giải quyết những cảm xúc này một cách cởi mở và đảm bảo con trẻ cảm thấy được trân trọng.
Bốn là lo lắng về những thay đổi trong thói quen và cách sắp xếp cuộc sống, nhất là khi chuyển đến một ngôi nhà mới hoặc thích nghi với những quy tắc trong gia đình mới. Duy trì sự nhất quán trong các thói quen và cho trẻ tham gia quá trình lập kế hoạch có thể giúp giảm lo lắng và giúp quá trình chuyển đổi diễn ra suôn sẻ hơn.
Những cách giúp con chấp nhận
1. Giao tiếp cởi mở: Nói chuyện với con về những thay đổi xảy ra trong gia đình; giải thích lý do mình tái hôn và lắng nghe cảm xúc cũng như mối quan tâm của con; giúp con cảm thấy được lắng nghe.
2. Đảm bảo tầm quan trọng của con: Trấn an con rằng, con vẫn là ưu tiên hàng đầu trong cuộc sống của bạn; dành thời gian chất lượng với con để chứng tỏ rằng tình yêu và sự quan tâm của bạn không thay đổi.
3. Để con tham gia lập kế hoạch đám cưới của bạn và các công việc chuẩn bị khác. Sự hòa nhập này có thể giúp con cảm thấy mình là một phần không thể thiếu trong gia đình mới.
4. Duy trì thói quen: Lịch trình nhất quán về bữa ăn, giờ đi ngủ và hoạt động giúp trẻ cảm thấy an toàn.
5. Khuyến khích việc gắn kết: Tạo cơ hội cho con và người bạn đời mới gắn kết. Việc tham gia cùng nhau và gặp mặt trực tiếp có thể giúp xây dựng mối quan hệ tích cực.
6. Giải quyết nỗi sợ hãi của con: Lắng nghe và giải quyết mọi nỗi sợ hãi mà con bạn có thể có về gia đình mới. Việc hiểu lo lắng của con và trấn an là rất quan trọng.
7. Thúc đẩy sự tôn trọng và hiểu biết: Khuyến khích con tôn trọng người bạn đời mới của bạn cũng như anh chị em mới. Bạn cần dạy con nhìn mọi việc từ quan điểm của người khác và phát huy sự đồng cảm.
8. Kiên nhẫn với con: Cần chấp nhận rằng có thể phải mất thời gian để con thích nghi với cuộc hôn nhân mới của bạn. Hãy kiên nhẫn và cho con không gian cần thiết để chấp nhận những thay đổi.
9. Tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia nếu cần: Nếu con đang gặp khó khăn trong việc thích nghi với cuộc hôn nhân mới của bạn, hãy cân nhắc tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia tâm lý.
Theo Phụ nữ Việt Nam
-
Làm mẹ32 phút trướcTrẻ em do hệ miễn dịch còn non yếu nên rất dễ mắc các bệnh lý nguy hiểm, trong đó có bệnh sởi. Nếu như không được điều trị kịp thời và đúng cách thì bệnh sẽ để lại những biến chứng vô cùng nguy hiểm và lâu dài. Tuy nhiên, có một thực tế cho thấy rằng các bậc cha mẹ đang gặp không ít sai lầm trong việc này.
-
Làm mẹ6 giờ trướcTrẻ bị viêm phổi có được tắm không? Đó là một trong những băn khoăn thường thấy nhất của cha mẹ khi chăm sóc con bị viêm phổi tại nhà.
-
Làm mẹ1 ngày trướcTrào ngược dạ dày ở trẻ em có thể là hiện tượng sinh lý hoặc do bệnh lý nào đó. Tình trạng trào ngược dạ dày sinh lý thường xảy ra ở những năm đầu đời của bé, có thể tự cải thiện khi trẻ lớn lên và được chăm sóc đúng cách.
-
Làm mẹ1 ngày trướcHãy là người hướng dẫn, đừng trở thành "thiên thần hộ mệnh"!
-
Làm mẹ2 ngày trướcNăm 2025, vắc-xin Rotavirus ngừa tiêu chảy sẽ được triển khai uống miễn phí tại 41 địa phương. Cùng đó, vắc-xin phế cầu sẽ tiêm miễn phí trong năm nay
-
Làm mẹ2 ngày trướcTheo chuyên gia, phong tục lì xì nếu áp dụng sai cách có thể khiến trẻ đặt nặng vật chất từ sớm, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý và tính cách.
-
Làm mẹ3 ngày trướcTheo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, miền Bắc sắp có những ngày rét đậm rét hại. Thời tiết này khiến trẻ dễ mắc bệnh, đặc biệt các bệnh về đường hô hấp. Để phòng bệnh, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các loại vitamin cần thiết, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.
-
Làm mẹ4 ngày trướcTheo một nghiên cứu của Cục Quản lý môi trường y tế và Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, tỉ lệ học sinh phổ thông bị mắc cong vẹo cột sống là 7,4%, tăng theo cấp học. T ỉ lệ học sinh nữ bị cong vẹo cột sống cao hơn so với học sinh nam.
-
Làm mẹ4 ngày trướcLàm cha mẹ là đã bắt đầu gắn chữ lo lên đời mình rồi. Là chưa kể những nỗi lo thường trực như mưu sinh, tiền bạc, công việc, sự nghiệp.
-
Làm mẹ5 ngày trướcTôi muốn sáng nay chúng ta sẽ nghĩ như thế đi: Cha mẹ muốn là món quà của con chứ không phải con cái là món quà của cha mẹ nữa, được không?
-
Làm mẹ5 ngày trướcNấm miệng (nấm lưỡi) thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ dưới 6 tháng tuổi nhưng cũng có thể gặp ở trẻ lớn hơn.Trẻ bị nấm miệng khiến nhiều bà mẹ lo lắng trong việc chữa trị và phòng bệnh tái phát.
-
Làm mẹ6 ngày trướcBao nhiêu cha mẹ chịu nói lời xin lỗi sau khi đã mắng oan con? Nói xin lỗi con có khó với cha mẹ không? Nói xin lỗi con có làm mất đi cái uy của cha mẹ? Chúng ta chẳng ai là hoàn hảo. Hành trình làm cha mẹ của chúng ta cũng vậy, nào phải mọi thứ ta làm với con đều là đúng đắn?