- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Những đặc điểm ở bà mẹ khó dạy dỗ con thành đứa trẻ có triển vọng
Bên cạnh những bà mẹ thông thái, giúp con phát triển đúng cách, cũng có những kiểu bà mẹ có thể vô tình kìm hãm sự phát triển của con mình.
1. Người mẹ thiếu gương mẫu
Người thầy đầu tiên của trẻ chính là cha mẹ, lời nói, việc làm của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị và thói quen ứng xử của trẻ.
Nếu người mẹ thiếu tư cách đạo đức và không có thói quen ứng xử tốt thì đứa trẻ rất có thể sẽ noi theo và khó hình thành nhân cách lành mạnh.
Nếu người mẹ thiếu tư cách đạo đức và không có thói quen ứng xử tốt thì đứa trẻ rất có thể sẽ noi theo và khó hình thành nhân cách lành mạnh. Ảnh minh họa
2. Người mẹ coi trẻ như một "chiến lợi phẩm" để khoe mẽ với mọi người
Nếu con học giỏi, người mẹ sẽ cảm thấy tự hào, hạnh phúc, ngược lại nếu con không nghe lời, thành tích kém sẽ bị mẹ chỉ trích.
Mẹ cần phải hiểu rằng mỗi đứa trẻ có sự khác biệt riêng và khả năng không giống nhau, thế nên điều bố mẹ cần làm là quan sát, tìm ra và phát huy thế mạnh của con.
Những người mẹ có tính cách thích khoe mẽ, coi con là "chiến lợi phẩm" sẽ không thể dạy dỗ một đứa trẻ giỏi giang, ngoan ngoãn.
Bên cạnh đó, hiện nay "cơn nghiện" khoe hình ảnh con ngày càng trở nên nặng nề hơn. Từ chỗ khoe điều tốt (học giỏi, biết làm việc nhà...), nay người lớn đang khoe cả những điều chưa tốt: con khóc, con đòi, con ngủ gục, con lý sự với ông bà...
Thậm chí trong thời đại dữ liệu quý hơn vàng, những điều cha mẹ đăng lên mạng đó trở thành "miếng mồi ngon" cho những kẻ trục lợi.
Trong tương lai xa hơn, khi con muốn xóa bỏ những ký ức đó cũng chẳng phải dễ. Hình ảnh trẻ em bây giờ không chỉ là để khoe, để giải khuây mà còn trở thành bức tường để người lớn trút cảm xúc tiêu cực lên đó.
Đã có nhiều câu chuyện phụ huynh dùng hình ảnh, câu chuyện của con mình để chê trường, phụ huynh nói xấu thầy cô trên mạng, trong đó họ lấy cớ "vì con cái mình"... Người lớn bất đồng nhau cũng dùng hình ảnh trẻ để "nói chuyện" với nhau...
Lắm khi những hình ảnh được đăng lên cùng ý đồ của người lớn, được chia sẻ, dẫn dắt bởi các bài viết, bình luận từ vô tâm đến ác ý.
Hình ảnh, clip chúng ta đăng lên hôm nay có thể sẽ ám ảnh tương lai đứa trẻ sau này.
3. Người mẹ mất kiểm soát cảm xúc
Quản lý cảm xúc là kỹ năng cần thiết của mỗi người lớn và trạng thái cảm xúc của người mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tinh thần của trẻ.
Nếu người mẹ thường xuyên mất kiểm soát cảm xúc, trẻ có thể trở nên lo lắng, nhạy cảm, bất an, thậm chí ảnh hưởng đến khả năng học tập và các mối quan hệ xã hội.
Thái độ và ý kiến của những bà mẹ như vậy đối với con cái của họ thường chuyển biến khó lường. Đôi khi khen ngợi, đôi khi coi thường, đôi khi nhiệt tình, đôi khi thờ ơ với trẻ.
Trẻ em cần phải đối xử với mẹ một cách cẩn thận, tìm cách làm cho mẹ vui vẻ hoặc hài lòng. Trẻ hoang mang không biết làm như vậy có đúng không, có được lòng mẹ hay không.
Thái độ cảm tính như vậy sẽ khiến trẻ mất đi cảm giác an toàn, bắt đầu nghi ngờ bản thân, dẫn đến thiếu tự tin và lòng tự trọng thấp.
Nếu người mẹ thường xuyên mất kiểm soát cảm xúc, trẻ có thể trở nên lo lắng, nhạy cảm, bất an, thậm chí ảnh hưởng đến khả năng học tập và các mối quan hệ xã hội. Ảnh minh họa
4. Mẹ nghiện một thú vui nào đó và thiếu mục tiêu, động lực
Khi người mẹ sa đà vào các thú vui của riêng mình, ví dụ như mạng xã hội, game, cờ bạc... và không có bất cứ động lực, đam mê nào khác trong đời sống, con cái cũng không tránh khỏi việc bị những thói xấu ấy gây ảnh hưởng.
Trẻ dễ đam mê các trò game cả ngày, nếu bố/mẹ chúng cũng yêu thích game. Đơn giản vì trẻ nhìn thấy ở cha mẹ mình thói quen đó, và thụ động tiếp thu nó, dù không kiểm soát được hậu quả.
Kể cả khi bố mẹ có đánh mắng, trách phạt đi nữa, trẻ cũng không thể nào từ bỏ thói xấu này, vì bố mẹ chúng không hề có biểu hiện thay đổi, làm gương cho con.
Giải pháp cho những cha mẹ sa đà vào sở thích riêng: Phải dần dần từ bỏ những thói quen xấu ấy và thể hiện bản thân một cách tích cực hơn trước mặt trẻ, cho trẻ một ví dụ tốt, nếu muốn con phát triển toàn diện.
Cả 4 kiểu bà mẹ trên đều có thể cản trở sự phát triển của con họ ở một mức độ nào đó. Tuy nhiên, tác động của kiểu thứ 3 – những bà mẹ không kiểm soát được cảm xúc – có thể sâu sắc và đáng sợ hơn.
Mất kiểm soát cảm xúc không chỉ làm tổn hại đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái mà còn có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe tinh thần của trẻ, khiến chúng phải đối mặt với nhiều thử thách và khó khăn hơn khi lớn lên.
Điều nghiêm trọng hơn là những bà mẹ không kiểm soát được cảm xúc có thể gieo mầm mống sợ hãi và bất an cho con mình.
Trẻ có thể sợ mắc sai lầm, khiến mẹ không hài lòng, tức giận, từ đó trở nên thận trọng, ngại thử những điều mới, thiếu tinh thần tìm tòi, đổi mới.
Trạng thái tâm lý này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển cá nhân và thành tích trong tương lai của trẻ.
Vì vậy, là những người mẹ, chúng ta phải luôn học cách quản lý cảm xúc hiệu quả, tạo môi trường phát triển hài hòa và ổn định cho con.
Chúng ta cũng phải không ngừng suy ngẫm về phương pháp giáo dục để tránh rơi vào những sai lầm nêu trên, đồng thời nỗ lực trở thành người hướng dẫn, hỗ trợ cho sự phát triển lành mạnh của trẻ em.
Theo Gia đình và xã hội
-
Làm mẹ5 giờ trướcViệc tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách mang lại rất nhiều lợi ích cho bé. Đây cũng chính là một trải nghiệm thú vị và không ít thử thách trong hành trình nuôi con của các bậc cha mẹ, đặc biệt là các bà mẹ.
-
Làm mẹ1 ngày trướcVai trò của người mẹ trong quá trình phát triển của con vô cùng quan trọng.
-
Làm mẹ2 ngày trướcCậu bé, với chiếc chân trái phải mang khung thép trong suốt 4 tháng qua, về đến nhà, trên tay ôm một chú cún con. Chú cún này bị tật ở xương hông, nên chỉ có thể đi được những bước khập khiễng.
-
Làm mẹ3 ngày trướcSau khi sinh con, cơ thể người phụ nữ phải trải qua nhiều thay đổi và làn da là một trong những bộ phận chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất. Các vấn đề về da sau sinh không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn tác động không nhỏ đến tâm lý của các bà mẹ.
-
Làm mẹ3 ngày trướcThấy con gái lớp 8 lúng túng, bối rối trước lá thư bày tỏ tình cảm từ người bạn trai cùng lớp mà con không có cảm xúc, chị Nguyễn Bích Ngọc (Duy Tiên, Hà Nam) đã giúp con xử lý tình huống khó xử này.
-
Làm mẹ4 ngày trướcTẩy giun là một trong những biện pháp cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bé. Không tẩy giun định kỳ có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ.
-
Làm mẹ5 ngày trướcSự tan vỡ của gia đình không chỉ để lại nỗi đau tức thời mà còn gây ra những hậu quả lâu dài đến tâm lý, cảm xúc và tương lai của trẻ em.
-
Làm mẹ5 ngày trướcCha mẹ nào cũng muốn con tự tin, tốt hơn nữa thì chúng có thể toả sáng trong một lĩnh vực nào đó.
-
Làm mẹ6 ngày trướcTrầm cảm sau sinh là một bệnh lý tâm lý rất phổ biến, ảnh hưởng đến không ít phụ nữ trong giai đoạn sau khi sinh con. Nó không chỉ là một cảm giác buồn bã hay căng thẳng tạm thời mà có thể là một tình trạng nghiêm trọng, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe tâm lý và thể chất của người mẹ.
-
Làm mẹ19/12/2024Làm sao để nhận biết con mình đang trầm cảm? Nếu con cái mình có những triệu chứng trầm cảm (thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống, giấc ngủ, hay muộn phiền, chán nản, hay nói ra những lời u ám, tiêu cực, mất lòng tin vào bản thân…) thì cha mẹ nên làm gì?
-
Làm mẹ17/12/2024Nhiều cha mẹ, khi thấy người khác góp ý về con mình, chưa cần nghe hết câu chuyện, họ đã “sồn sồn” bênh con. Họ luôn có xu hướng bênh con chằm chặp, bất kể con mình đúng hay sai.
-
Làm mẹ16/12/2024Để nuôi dạy những đứa trẻ thông minh về mặt cảm xúc, cha mẹ cần cẩn trọng trong từng lời ăn tiếng nói.
-
Làm mẹ16/12/2024Sáng nào đưa con đi học muộn hơn thường lệ vài phút là thể nào tôi cũng đến công ty muộn cả nửa tiếng vì cảnh nháo nhào, tắc đường ngay cổng trường - nơi có vài chiếc ô tô án ngữ.