Những đứa trẻ có “chỉ số kép”cao không phải là bẩm sinh, mỗi ngày làm tốt 4 điều này, trí thông minh ngày càng tăng

Anh họ của chị Thư cùng vợ đều từng là sinh viên tài năng, tốt nghiệp thạc sĩ, nếu so sánh về “gen” thì con trai họ so với con trai nhà chị chắc chắn tốt hơn nhưng ngược lại.

Hôm trước, trong một nhóm nuôi dạy con cái có một người mẹ than thở con cái mình ngu ngốc, cái gì cũng không làm tốt, nói chỉ số IQ và EQ của đứa trẻ là có từ lúc được sinh ra. Đối với phát ngôn này của người mẹ, những bà mẹ khác có người ủng hộ, có người phản đối. 

Nhiều bậc cha mẹ muốn con cái là một đứa trẻ lịch sự, ngoan ngoãn - hiểu biết, khả năng tập trung cao, kỹ năng ngôn ngữ đặc biệt tốt và hầu hết đều nghĩ rằng những thứ này là trẻ bẩm sinh mà có hoặc không có. Trên thực tế không phải như vậy.

Những đứa trẻ có chỉ số kép”cao không phải là bẩm sinh, mỗi ngày làm tốt 4 điều này, trí thông minh ngày càng tăng-1

Những đứa trẻ có “chỉ số kép” (IQ và EQ) cao không phải tự nhiên sinh ra mà có. Tại sao có thể nói vậy? Khánh Toàn, con trai chị Thư (Hà Nội) là một ví dụ điển hình!

Trên thực tế, chỉ số iq của trẻ em không hoàn toàn bẩm sinh. Chỉ số IQ của trẻ em khoảng 25% được xác định bởi các yếu tố bẩm sinh, và khoảng 75% sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố “mắc phải”, trong đó đặc biệt là từ phương pháp nuôi dưỡng của bố mẹ.  6 tháng đến 3 tuổi sau khi sinh là thời kỳ hoàng kim của sự phát triển não bộ của trẻ. Khả năng ngôn ngữ, trí nhớ, tập trung… và các thói quen khác hình thành giai đoạn quan trọng này của trẻ. Muốn trẻ phát triển não bộ tốt, cha mẹ phải nắm bắt giai đoạn này!

Chị Thư và chồng rất coi trọng sự phát triển não bộ của cậu con trai Khánh Toàn. Từ khi cậu bé ra đời, vợ chồng chị sẽ luôn trò chuyện với con. Mặc dù cậu bé không hiểu gì nhưng nhìn con cười ngọt ngào, anh chị rất hạnh phúc. Khi con trai được 6 tháng, chị Thư và chồng thay phiên nhau kể chuyện, hát các bài hát, đọc sách tranh và chơi các trò chơi với con.  

Có cống hiến thì ắt có báo đáp, qua việc nói chuyện với con sớm như vậy, Khánh Toàn đặc biệt biết nói sớm hơn bạn bè, hơn 1 tuổi đã gọi mẹ rất sõi, năng lực biểu đạt ngôn ngữ rất mạnh; 2 tuổi rưỡi đã thuộc lòng một số bài thơ, hát được cái bài thiếu nhi, nói một số câu dài. Năm mới đưa cậu bé về quê, cậu cũng đặc biệt lễ phép, gặp ai cũng chào. 

Anh họ của chị Thư cùng vợ đều từng là sinh viên tài năng, tốt nghiệp thạc sĩ, nếu so sánh về “gen” thì con trai họ so với con trai nhà chị chắc chắn tốt hơn. Nhưng cậu bé đó khoảng 2 tuổi mà nói một câu cũng rất khó khăn, chỉ có thể bập bẹ vài chữ. Vợ anh họ rất tò mò chị Thư nuôi con trai thế nào lại được như vậy. Thư liền chia sẻ bí quyết nuôi dạy con gồm 4 điểm sau:

Thứ nhất, kể cho trẻ nghe một câu chuyện và để trẻ kể lại

Những đứa trẻ có chỉ số kép”cao không phải là bẩm sinh, mỗi ngày làm tốt 4 điều này, trí thông minh ngày càng tăng-2

Cha mẹ có con cái trong nhà đều biết, đứa trẻ đến một độ tuổi nhất định, đặc biệt thích nghe đi nghe lại một câu chuyện. Cậu bé Khánh Toàn nhà chị Thư cũng vậy. Những chuyện như Dê đen dê trắng, Cậu bé mũi dài, Khỉ và cá sấu… cậu bé có thể nghe hàng trăm lần. Mỗi ngày cậu sẽ đều gọi cha mẹ đến để nghe kể chuyện. Khi ấy chồng chị Thư tuy có mệt mỏi nhưng sẽ thể hiện một bộ dạng “không có gì phải tiếc” khi dành cho con quỹ thời gian quý giá củ mình.

Người lớn khi nghe đi nghe lại một câu chuyện thực sự sẽ khó chịu, nhưng trẻ em lại không thể. Trẻ nghe câu chuyện lần đầu giống như chưa từng nghe bởi nhận thức có hạn, chỉ khi nghe thêm 1 vài lần nữa, cộng thêm việc tự đọc thì mới hiểu hết được. 

Tháng 9 năm ngoái khi khai giảng, chị Thư mua cho Khánh Toàn một bộ sách. Con trai chị vô cùng thích bộ sách này, mỗi ngày đều ôm sách đọc. Cậu bé dùng hai tháng đọc xong bộ sách, hiện tại đã đọc đến lần thứ tư.

Sách càng đọc càng thấm, đọc sách 3 lần khiến Khánh Toàn nhớ rất vững chắc vốn từ vựng trong bộ sách, có đôi khi còn có thể vận dụng trong cuộc sống. Mấy ngày trước chị Thư đưa con trai đến bệnh viện kiểm tra, cậu bé nhìn thấy bác sĩ cầm ống nghe, liền hỏi: “Mẹ ơi, đây có phải là ống nghe trong sách hay không?" Chị không ngờ con trai lại có thể nhớ được từ khó như vậy.

Thứ hai, tăng dự trữ vốn từ vựng cho trẻ

Một số cha mẹ phàn nàn trẻ không biết nói chuyện. Thông qua hiện tượng để xem bản chất thì trẻ không thể nói chuyện đa phần là do vốn từ vựng ít. Trẻ không có từ vựng tốt thì muốn nói chuyện cũng không thể.

Nhiều ông bà nuôi cháu thường bỏ qua sự tích lũy vốn từ vựng cho trẻ, dẫn đến vốn từ vựng của trẻ quá ít, khả năng biểu đạt ngôn ngữ kém. Muốn cải thiện khả năng biểu đạt ngôn ngữ của trẻ thì phải nói chuyện với trẻ nhiều hơn. Bình thường có thời gian rảnh rỗi thì nên đưa trẻ ra ngoài một chút, vừa nhìn những thứ bên ngoài vừa giải thích cho trẻ sẽ giúp tăng vốn từ vựng của trẻ.

Cũng có thể chuẩn bị cho trẻ một số cuốn sách có hình minh họa, tranh ảnh, để trong quá trình xem hình ảnh trực quan sinh động, vốn từ vựng của trẻ cũng dễ tích lũy gơn.  Ví dụ như cậu bé Khánh Toàn, mỗi ngày sẽ dành 20 phút để ngồi đọc sách tranh, nhờ đó mà vốn từ vựng ngày càng dày dặn.  

Thứ ba, vừa đọc vừa đặt câu hỏi, nâng cao sự tập trung của trẻ

Những đứa trẻ có chỉ số kép”cao không phải là bẩm sinh, mỗi ngày làm tốt 4 điều này, trí thông minh ngày càng tăng-3

Cậu bé Khánh Toàn lúc mới bắt đầu giống như rất nhiều bạn nhỏ khác lúc nào cũng ngồi không yên, xem hình vẽ hai ba cái liền không muốn đọc nữa. Hiện tượng này từng khiến chị Thư sốt ruột. Sau đó chị ngồi bên cạnh xem con đọc sách nhưng cũng không có nhiều “uy lực”, con trai chị bắt đầu nghịch ngợm các đồ vật xung quanh hoặc làm nũng đòi xem điện thoại. 

Cho đến một lần, cậu bé chỉ vào một vài người trong cuốn sách và hỏi: "Mẹ ơi, tại sao tất cả mọi người trong cuốn sách trông đều khác nhau?”Chị nói với con rằng những người trong cuốn sách và những người ngoài đời thực, mỗi người là duy nhất, giống như Khánh Toàn và những đứa trẻ khác không giống nhau, đó là sự thật. Con trai hiểu lời giải thích của chị Thư, gật đầu. Chị bắt đầu hướng dẫn con so sánh sự khác biệt giữa mỗi người: “Con nhìn xem, hai người này có gì khác nhau?"

Chị Thư phát hiện ra rằng hướng dẫn con đọc sách sẽ giúp cậu bé tập trung. Từ đó mỗi ngày chị đều hướng dẫn con đọc, trong khi đọc thì đặt câu hỏi cho cậu bé, làm vậy có thể kéo sự tập trung của trẻ trở lại và tích cực suy nghĩ hơn.  

Thứ tư, để trẻ em phát triển thói quen tốt trong việc đọc sách

Trẻ em trong quá trình đọc sách, đặc biệt có thể nuôi dưỡng thói quen tốt một cách dễ dàng. Chẳng hạn như đọc sách sẽ làm trẻ hiểu đâu là người lớn tuổi, khi nhìn thấy người lớn tuổi thì phải chào hỏi lịch sự, vì vậy trẻ cũng sẽ làm như vậy trong thực tế cuộc sống.

Theo Bảo Châu - Vietnamnet


Nuôi Dạy Con


Bạn trai kém 4 tuổi ham mê cờ bạc nhưng tôi không thể chia tay
Bạn trai tôi thường xuyên "đốt tiền" vào những trò cá cược đỏ đen trên mạng, không ít lần tôi phải đi trả nợ thay cho anh ta. Dù tôi đã nhiều lần chia tay nhưng bạn trai liên tục níu kéo, thậm chí dọa dẫm khiến tôi không thể dứt khoát.
Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.