Những đứa trẻ thích "cắn móng tay" không thể thoát khỏi những cái kết này khi lớn lên, nếu cha mẹ không ngăn cản ngay thì sẽ quá muộn

Việc trẻ có thói quen cắn móng tay sẽ gây ra nhiều tác hại lớn đối với sức khỏe và các khía cạnh khác sau này.

Theo nghiên cứu thì hầu như đứa trẻ nào cũng có hiện tượng cắn móng tay khi còn nhỏ nên có thể coi đây là tình huống bình thường. Tuy nhiên, nếu tần suất trẻ cắn móng tay diễn ra thường xuyên thì có thể nó đã trở thành thói quen xấu khó bỏ. Vậy việc trẻ duy trì thói quen cắn móng tay có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không? Câu trả lời tất nhiên là có, và tác động cũng như thiệt hại của nó là không hề nhỏ.

Những đứa trẻ thích cắn móng tay không thể thoát khỏi những cái kết này khi lớn lên, nếu cha mẹ không ngăn cản ngay thì sẽ quá muộn-1

Những tác hại của việc hay cắn móng tay ở trẻ

1. Không tốt cho sức khỏe 

Thói quen cắn móng tay gây ra nhiều tác hại, trong đó vấn đề đầu tiên và nghiêm trọng nhất là ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu tay trẻ không được vệ sinh sạch sẽ lại có thói quen cắn móng tay thì rất dễ đưa vi khuẩn, vi rút vào cơ thể và phá hủy khả năng miễn dịch, khiến trẻ dễ bị ốm hơn. Tuy nhiên, ngay cả khi bàn tay của trẻ tương đối sạch sẽ vẫn còn rất nhiều vi khuẩn trên bề mặt, cũng dễ mang một số vi khuẩn không tốt cho sức khỏe con người vào cơ thể do hành vi cắn móng tay. Vì vậy, dù thế nào đi chăng nữa, cha mẹ cũng phải giúp trẻ bỏ thói quen không tốt này, nếu không thể trạng của trẻ có thể sẽ xấu đi.

2. Không có lợi cho tâm lý của trẻ

Nguyên nhân khiến một số trẻ hay cắn móng tay có thể là do trẻ cảm thấy quá nhàm chán, cũng có thể do trẻ bị áp lực tâm lý quá lớn và đặc biệt là căng thẳng thần kinh. Việc cắn móng tay sẽ giúp trẻ được giải tỏa tâm lý tốt hơn. Nếu cha mẹ không phát hiện ra nguyên nhân và khắc phục kịp thời sẽ khiến tình trạng này ngày một trầm trọng hơn. 

Những đứa trẻ thích cắn móng tay không thể thoát khỏi những cái kết này khi lớn lên, nếu cha mẹ không ngăn cản ngay thì sẽ quá muộn-2

3. Ảnh hưởng đến răng

Việc cắn móng tay diễn ra thường xuyên có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn cho răng và thậm chí cả nướu răng, khiến răng bị mẻ, nứt và lệch hàm. Nó cũng có thể làm cho răng dễ bị lệch, hoặc lung lay và rụng.

4. Móng tay bị biến dạng

Một trong những tác dụng phụ tiêu cực của việc cắn móng tay là khiến cho móng tay bị biến dạng. Độ dài của móng tay sẽ ngày càng bị ngắn dần dẫn tới thay đổi hình dạng của móng tay.

Những đứa trẻ thích cắn móng tay không thể thoát khỏi những cái kết này khi lớn lên, nếu cha mẹ không ngăn cản ngay thì sẽ quá muộn-3

5. Gây bệnh răng miệng

Ngay cả khi rửa tay thường xuyên thì cũng không thể loại bỏ được hết vi trùng và bụi bẩn khỏi móng tay. Do đó, cắn móng tay sẽ dễ dàng khiến những tác nhân này xâm nhập vào miệng, sinh sôi và phát triển trong khoang miệng, gây ra bệnh nướu răng và chứng hôi miệng.

Khi trẻ cắn móng tay, cha mẹ phải làm sao?

1. Xác định nguyên nhân và tìm giải pháp

Điều quan trọng nhất mà cha mẹ nên làm là tìm hiểu lý do tại sao con lại thích cắn móng tay. Nếu cắn móng tay là thói quen của trẻ thì cha mẹ nên hướng dẫn con sửa thói quen xấu này càng sớm càng tốt. Nếu là do tâm lý của trẻ thì cha mẹ nên tìm cách xoa dịu cảm xúc và điều chỉnh tâm lý của trẻ. 

Những đứa trẻ thích cắn móng tay không thể thoát khỏi những cái kết này khi lớn lên, nếu cha mẹ không ngăn cản ngay thì sẽ quá muộn-4

2. Cho trẻ rửa tay thường xuyên và giữ tay sạch sẽ

Đứa trẻ nào cũng sẽ đưa tay vào miệng để mút khi còn nhỏ, và nếu tay trẻ bẩn chắc chắn sẽ gây hại rất nhiều cho cơ thể. Vì vậy, để tránh việc trẻ đưa thêm vi khuẩn vào cơ thể, cha mẹ nên dạy con rửa tay thường xuyên hơn và giữ cho tay sạch sẽ, hợp vệ sinh.

3. Chơi trò chơi để chuyển hướng sự chú ý của trẻ

Một số trẻ cắn móng tay vô thức khi chúng cảm thấy buồn chán. Về vấn đề này, cha mẹ có thể dễ dàng nắm bắt được tình hình khi quan sát tỉ mỉ mọi cử động của con mình. Nếu trẻ buồn chán, cha mẹ có thể cùng trẻ chơi một số trò chơi mới mẻ, chẳng hạn như trò chơi trí tuệ, không chỉ có thể chuyển hướng sự chú ý, ngăn trẻ cắn ngón tay mà còn thúc đẩy sự phát triển trí não của trẻ.

4. Đừng cằn nhằn hoặc trừng phạt

Bố mẹ sẽ không thể làm được gì nếu như bé không thực sự muốn dừng việc cắn móng tay lại. Giống như các thói quen thần kinh khác, trẻ tự cắn móng tay có xu hướng vô thức. Nếu con bạn thậm chí còn không biết mình đang cắn móng tay, thì việc cằn nhằn và trừng phạt con là khá vô ích. Ngay cả người lớn cũng phải rất nỗ lực để từ bỏ được những thói quen vô thức tương tự như thế này. Khi việc trẻ cắn móng tay thực sự làm bạn phiền lòng, hãy đặt ra các giới hạn và quy tắc hợp lý để trẻ dần nhận thức và không tái phạm.

5. Giúp bé nhận thức được thói quen

Bố mẹ khuyến khích để con có thể tự nhận thức về thời điểm hay cắn ngón tay. Tìm cách nhắc nhở một cách thầm lặng những lúc bé quên - như một cái chạm nhẹ vào cánh tay hoặc nói một từ mật mã thay vì chỉ thẳng lỗi của bé, khiến trẻ xấu hổ.

Có thể hữu ích khi đeo băng dính trên đầu ngón tay hoặc sơn vài lớp để khiến việc cắn móng tay trở nên khó khăn hơn. Bạn có thể thử sơn móng tay bằng dung dịch có vị đắng có thể cân nhắc, nhưng hãy kiểm tra nhãn mác. Một số dung dịch có chứa các thành phần như ớt cayenne, có thể gây cay mắt nếu trẻ dụi. Đối với bé gái, bạn có thể dẫn con đến tiệm làm nail, nhờ đó bé sẽ ngừng cắn móng tay để giữ gìn bộ móng đẹp mắt.

Những đứa trẻ thích cắn móng tay không thể thoát khỏi những cái kết này khi lớn lên, nếu cha mẹ không ngăn cản ngay thì sẽ quá muộn-5

6. Kiên nhẫn thử lại

Giải thích cho con rằng mỗi người sẽ phù hợp với mỗi kỹ thuật khác nhau và khuyến khích trẻ thử nhiều giải pháp nếu cách đầu tiên không hiệu quả. Càng lớn tuổi, trẻ càng có nhiều trách nhiệm hơn trong nỗ lực từ bỏ thói quen này.

Cuối cùng, hãy cho con biết bố mẹ luôn bên cạnh con. Để bé nghỉ ngơi khi cần, dành nhiều tình cảm và sự quan tâm dù trẻ có từ bỏ thói quen cắn móng tay thành công hay không. Cuối cùng thì sự kiên nhẫn và bền bỉ cũng sẽ được đền đáp.

Theo An Nhiên - Vietnamnet
 


Nuôi Dạy Con


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.