- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Những sai lầm nguy hiểm của cha mẹ khi chăm sóc con bị sởi khiến bệnh nặng thêm
Trẻ em do hệ miễn dịch còn non yếu nên rất dễ mắc các bệnh lý nguy hiểm, trong đó có bệnh sởi. Nếu như không được điều trị kịp thời và đúng cách thì bệnh sẽ để lại những biến chứng vô cùng nguy hiểm và lâu dài. Tuy nhiên, có một thực tế cho thấy rằng các bậc cha mẹ đang gặp không ít sai lầm trong việc này.
Theo báo cáo của Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), trong năm 2024, Việt Nam đã ghi nhận 38.364 ca sốt phát ban nghi sởi, tăng hơn 94 lần so với năm 2023 và 6.725 ca dương tính với sởi, tăng hơn 130 lần so với năm 2023. Tình hình bệnh sởi đang có dấu hiệu gia tăng tại một số tỉnh, thành, đặc biệt vào thời điểm cận Tết Nguyên đán 2025. Nhiều bệnh nhi, đặc biệt là trẻ nhỏ chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chưa đầy đủ, đã phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch do biến chứng của bệnh sởi.
Trong bối cảnh này, mỗi bậc cha mẹ cần luôn ý thức được về căn bệnh sởi để kịp thời phát hiện và điều trị cho con mình bởi thực tế đây là một căn bệnh nguy hiểm đối với trẻ em, nhất là trẻ chưa có hệ miễn dịch đủ. Theo báo cáo từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh sởi vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt ở các quốc gia có hệ thống y tế chưa phát triển.
Viêm phổi là biến chứng phổ biến nhất và nguy hiểm của bệnh sởi, nhất là ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.
Cha mẹ cần luôn ghi nhớ về những biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi Bệnh sởi lây truyền qua đường hô hấp khi trẻ hít phải các giọt bắn do người bị nhiễm ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Bệnh sởi có tỷ lệ lây lan cao, đặc biệt trong những khu vực đông dân và có tỷ lệ tiêm phòng thấp. Virus sởi có thể tồn tại trong không khí hoặc trên bề mặt trong vòng 2 giờ sau khi người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi. Triệu chứng của bệnh gồm sốt cao, ho, chảy mũi, viêm kết mạc và xuất hiện những nốt ban đỏ trên da. Ban đỏ thường bắt đầu từ mặt, sau đó lan ra toàn thân. Mặc dù các triệu chứng ban đầu có thể giống với các bệnh cảm lạnh thông thường nhưng nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, BS. Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng I, TP HCM, chia sẻ.
Viêm phổi: Viêm phổi là biến chứng phổ biến nhất và nguy hiểm của bệnh sởi, nhất là ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Trẻ có thể bị suy hô hấp, dẫn đến nguy cơ tử vong cao. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong liên quan đến bệnh sởi.
Viêm não: Virus sởi có thể gây viêm não, một biến chứng hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng. Trẻ bị viêm não có thể bị co giật, sốt cao và gặp vấn đề về thần kinh kéo dài, thậm chí tử vong.
Suy dinh dưỡng: Bệnh sởi gây mất khả năng hấp thu dinh dưỡng do tiêu chảy và biếng ăn, khiến trẻ bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng và suy giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng khác.
Nhiễm trùng tai giữa: Đây là biến chứng phổ biến, gây đau đớn, sốt và có thể dẫn đến mất thính lực nếu không được điều trị kịp thời.
Suy giảm hệ miễn dịch: Sau khi mắc sởi, hệ miễn dịch của trẻ suy giảm trong vài tuần đến vài tháng, khiến trẻ dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng khác như lao, viêm đường hô hấp.
Những sai lầm phổ biến của cha mẹ khi chăm sóc trẻ bị sởi
Tự ý cho trẻ uống thuốc: Nhiều bố mẹ tự mua thuốc kháng sinh, thuốc giảm sốt mà không theo hướng dẫn của bác sĩ. Các bác sĩ đã đề cập thông tin này rất nhiều nhưng không phải cha mẹ nào cũng ‘thuộc’. Kháng sinh không có tác dụng đối với virus và việc lạm dụng thuốc có thể gây hại cho gan, thận của trẻ.
Kiêng gió cho trẻ quá mức: Việc kiêng kỵ cho trẻ bị mắc bệnh sởi ở trong phòng kín, không mở cửa sổ khiến không khí lưu thông kém, dễ dẫn đến nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn.
Kiêng kỵ sai lầm về dinh dưỡng: Nhiều cha mẹ cho rằng trẻ bị sởi không nên ăn thức ăn có đạm hoặc dầu mỡ, dẫn đến tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng. Thực tế, trẻ cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để phục hồi nhanh hơn.
Không chú ý vệ sinh cá nhân cho trẻ: Một số cha mẹ không vệ sinh mắt, mũi, miệng của trẻ, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng thứ cấp.
4 biện pháp đơn giản phòng tránh bệnh sởi
Tiêm phòng vaccine: Đây là biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh sởi. Vaccine sởi nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia và cần được tiêm đầy đủ hai liều để đảm bảo miễn dịch lâu dài.
Theo các chuyên gia của WHO, vaccine sởi đơn có thể tiêm cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi trong các vụ dịch như là một biện pháp chống dịch tăng cường. Mũi vaccine này được xem như là mũi ‘sởi 0’ và sau đó trẻ vẫn tiếp tục được tiêm chủng 2 mũi vaccine sởi theo lịch của Chương trình tiêm chủng mở rộng vào lúc 9 tháng và 18 tháng tuổi.
Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường: Hướng dẫn trẻ rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, che miệng khi ho hoặc hắt hơi. Nhà cửa nên được vệ sinh sạch sẽ và thông thoáng.
Hạn chế tiếp xúc với người nhiễm: Tránh cho trẻ tiếp xúc với người đang bị sởi hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Khi trong gia đình có người mắc bệnh, cần cách ly và khử khuẩn các bề mặt thường xuyên.
Tăng cường dinh dưỡng: Chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, bổ sung vitamin A để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
Khi nào đưa trẻ bị mắc bệnh sởi đi viện?
Khi trẻ mắc bệnh sởi, cha mẹ cần theo dõi sát sao và khi thấy xuất hiện một trong những biểu hiện sau đây thì cần lập tức đưa trẻ đi bệnh viện: Trẻ sốt cao không hạ sốt sau khi dùng thuốc giảm sốt; Xuất hiện dấu hiệu khó thở, thở nhanh hoặc ngắt quãng; Trẻ bị co giật, mắt lờ đờ hoặc mất ý thức; Ban đỏ lan nhanh hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng như chảy mủ hoặc sưng đau tai; Trẻ bị tiêu chảy nặng, mất nước nghiêm trọng hoặc không ăn uống được.
Đặc biệt, nếu trẻ thuộc nhóm nguy cơ cao như trẻ sơ sinh, trẻ suy dinh dưỡng hoặc có bệnh nền, cần đưa trẻ đi bệnh viện ngay lập tức.
Theo Tiền Phong
-
Làm mẹ14 giờ trướcTrẻ bị viêm phổi có được tắm không? Đó là một trong những băn khoăn thường thấy nhất của cha mẹ khi chăm sóc con bị viêm phổi tại nhà.
-
Làm mẹ1 ngày trướcTrào ngược dạ dày ở trẻ em có thể là hiện tượng sinh lý hoặc do bệnh lý nào đó. Tình trạng trào ngược dạ dày sinh lý thường xảy ra ở những năm đầu đời của bé, có thể tự cải thiện khi trẻ lớn lên và được chăm sóc đúng cách.
-
Làm mẹ1 ngày trướcHãy là người hướng dẫn, đừng trở thành "thiên thần hộ mệnh"!
-
Làm mẹ2 ngày trướcNăm 2025, vắc-xin Rotavirus ngừa tiêu chảy sẽ được triển khai uống miễn phí tại 41 địa phương. Cùng đó, vắc-xin phế cầu sẽ tiêm miễn phí trong năm nay
-
Làm mẹ3 ngày trướcTheo chuyên gia, phong tục lì xì nếu áp dụng sai cách có thể khiến trẻ đặt nặng vật chất từ sớm, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý và tính cách.
-
Làm mẹ3 ngày trướcTheo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, miền Bắc sắp có những ngày rét đậm rét hại. Thời tiết này khiến trẻ dễ mắc bệnh, đặc biệt các bệnh về đường hô hấp. Để phòng bệnh, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các loại vitamin cần thiết, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.
-
Làm mẹ4 ngày trướcTheo một nghiên cứu của Cục Quản lý môi trường y tế và Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, tỉ lệ học sinh phổ thông bị mắc cong vẹo cột sống là 7,4%, tăng theo cấp học. T ỉ lệ học sinh nữ bị cong vẹo cột sống cao hơn so với học sinh nam.
-
Làm mẹ4 ngày trướcLàm cha mẹ là đã bắt đầu gắn chữ lo lên đời mình rồi. Là chưa kể những nỗi lo thường trực như mưu sinh, tiền bạc, công việc, sự nghiệp.
-
Làm mẹ5 ngày trướcTôi muốn sáng nay chúng ta sẽ nghĩ như thế đi: Cha mẹ muốn là món quà của con chứ không phải con cái là món quà của cha mẹ nữa, được không?
-
Làm mẹ5 ngày trướcNấm miệng (nấm lưỡi) thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ dưới 6 tháng tuổi nhưng cũng có thể gặp ở trẻ lớn hơn.Trẻ bị nấm miệng khiến nhiều bà mẹ lo lắng trong việc chữa trị và phòng bệnh tái phát.
-
Làm mẹ6 ngày trướcBao nhiêu cha mẹ chịu nói lời xin lỗi sau khi đã mắng oan con? Nói xin lỗi con có khó với cha mẹ không? Nói xin lỗi con có làm mất đi cái uy của cha mẹ? Chúng ta chẳng ai là hoàn hảo. Hành trình làm cha mẹ của chúng ta cũng vậy, nào phải mọi thứ ta làm với con đều là đúng đắn?
-
Làm mẹ06/01/2025Rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em là một trong những vấn đề sức khỏe tâm thần ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại. Trẻ mắc bệnh có những biểu hiện hành vi tăng hoạt động và giảm chú ý nhiều hơn rõ rệt so với trẻ cùng tuổi, cùng giới. Nếu không được phát hiện sớm để điều trị sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và đời sống của trẻ sau này, ThS.BS. Lê Công Thiện (Viện Sức khỏe tâm thần- Bệnh viện Bạch Mai) cho biết.