Những thói quen xấu ảnh hưởng đến sự phát triển đôi chân của trẻ mà nhiều mẹ chưa nhận ra

Cùng với việc nuôi dạy trẻ khỏe mạnh, thông minh thì cha mẹ nào cũng mong muốn con cái mình thật xinh đẹp và có một ngoại hình hoàn hảo.

Chẳng hạn, phụ huynh luôn muốn con có một đôi chân thẳng dài miên man và tìm mọi cách để đạt được điều đó, tuy nhiên do làm không đúng lại có thể gây phản tác dụng, thậm chí vô tình làm tổn hại đến trẻ.

Những thói quen xấu ảnh hưởng đến sự phát triển đôi chân của trẻ mà nhiều mẹ chưa nhận ra-1

Ví dụ người mẹ trong bức hình trên muốn con có đôi chân đẹp khi lớn lên nên cố gắng ép chân bé duỗi thẳng, thế nhưng cách làm này lại dễ ảnh hưởng đến sự phát triển khớp háng của bé và tăng nguy cơ trật chỏm xương đùi, biến dạng khớp háng.

Trên thực tế, trẻ sơ sinh có đôi chân không đều là chuyện bình thường, sau khi nằm cuộn tròn trong bụng mẹ quá lâu, chúng hầu như luôn là những đứa trẻ “chân ếch” sau khi chào đời.

Những thói quen xấu ảnh hưởng đến sự phát triển đôi chân của trẻ mà nhiều mẹ chưa nhận ra-2

Quá trình thay đổi hình dạng chân

Khoảng 1 tuổi, khoảng cách ở hai đầu gối vẫn còn tương đối lớn nên hai chân vẫn còn chếch đầu gối (chân chữ O). Khoảng 2 tuổi, chân của trẻ sẽ chuyển từ chếch đầu gối sang chụm đầu gối (chân hình chữ X) và một số trẻ vẫn đi kiễng chân. Vào khoảng 7-10 tuổi, chân của bé sẽ dần thẳng. 

Nếu tình trạng biến dạng chân chữ O hay đầu gối nghiêm trọng và ảnh hưởng đến việc đi lại, hoặc chiều cao của trẻ thấp hơn đáng kể so với tiêu chuẩn đường cong tăng trưởng, phụ huynh hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ.

Những thói quen xấu ảnh hưởng đến sự phát triển đôi chân của trẻ mà nhiều mẹ chưa nhận ra-3

Trong suốt những giai đoạn này, nếu bố mẹ bỏ qua và không có sự điều chỉnh kịp thời đối với các tư thế ngồi sai cả trẻ, thì chắc chắn nó sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển chân cũng như ngoại hình và sức khỏe của bé. Cụ thể:

- Ảnh hưởng đến ngoại hình của đôi chân: chân bé biến thành chân hình chữ O hoặc chân hình chữ X.

- Không tốt cho sự phát triển thể chất : sẽ có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của cột sống và khớp háng, cũng như sự phát triển của các môn thể thao lớn sau này.

Vì vậy, phụ huynh đừng nên coi thường tư thế ngồi của bé mà hãy bắt đầu uốn nắn dần cho trẻ từ khi bé tập ngồi (4-8 tháng), đến khi bé đi học. 

Các tư thế ngồi sai thường gặp ảnh hưởng đến hình dạng chân

Những thói quen xấu ảnh hưởng đến sự phát triển đôi chân của trẻ mà nhiều mẹ chưa nhận ra-4

1. Tư thế ngồi W

Nếu bé ngồi chữ W suốt thì bé chỉ ngồi được chữ W. Nếu không có tư thế ngồi khác, mẹ cần chú ý vì lúc này, cổ chân và cẳng chân bé nằm lệch ra sau hai bên, tư thế W kéo dài khiến khớp háng phải chịu áp lực khá lớn, dễ dẫn đến trật khớp háng.

Những thói quen xấu ảnh hưởng đến sự phát triển đôi chân của trẻ mà nhiều mẹ chưa nhận ra-5

Hơn nữa, với thói quen cầm đồ ở bên phải bằng tay phải và cầm đồ bên trái bằng tay trái, bé ngồi W sẽ thiếu khả năng xoay người và các cử động khác, không có lợi cho sự phát triển khả năng phối hợp.

Những thói quen xấu ảnh hưởng đến sự phát triển đôi chân của trẻ mà nhiều mẹ chưa nhận ra-6

Tư thế ngồi chữ W sẽ nén một phần cơ và gân chân trong phạm vi rất ngắn, các cơ sẽ bị căng. Ngồi lâu như vậy có thể khiến khả năng đi đứng của bé bị khiếm khuyết, ảnh hưởng đến sự vận động và tâm lý của trẻ.

Những thói quen xấu ảnh hưởng đến sự phát triển đôi chân của trẻ mà nhiều mẹ chưa nhận ra-7

2. Quỳ

Ở tư thế ngồi này, trọng tâm của bé dồn vào chân, bắp chân phải chịu toàn bộ sức nặng của cơ thể bé, lâu ngày dễ khiến bé bị chân chữ O hoặc chân chữ X trong Tương lai.

3. Phiên bản hỗn hợp

Ngoài ra, có một số tư thế ngồi kỳ lạ, chẳng hạn như người trong hình dưới đây, trông vừa giống W nhưng lại không hoàn toàn như vậy.

Những thói quen xấu ảnh hưởng đến sự phát triển đôi chân của trẻ mà nhiều mẹ chưa nhận ra-8

Nếu bạn nhận thấy trẻ có những tư thế ngồi trên thì cần có hướng dẫn và can thiệp kịp thời cho bé. Có thể để cho bé ngồi chốc lát nhưng sau đó hãy nhắc nhở trẻ điều chỉnh lại, nhất định không để tư thế ngồi sai duy trì trong thời gian lâu dài.

Các thư thế ngồi đúng là gì?

1. Ngồi với lòng bàn chân hướng vào nhau hoặc hướng về phía trước

Tư thế ngồi này sẽ rất thoải mái cho bé trong giai đoạn học ngồi, cơ chân không tiếp tục trong tình trạng gò bó, đồng thời có thể xoay chuyển cơ thể thuận lợi.

Những thói quen xấu ảnh hưởng đến sự phát triển đôi chân của trẻ mà nhiều mẹ chưa nhận ra-9

Những thói quen xấu ảnh hưởng đến sự phát triển đôi chân của trẻ mà nhiều mẹ chưa nhận ra-10

Nếu bạn còn nhầm lẫn giữa ngồi hình chữ V và ngồi hình W, bạn có thể nhìn vào hình bên dưới để thấy rõ hơn sự khác biệt.

Những thói quen xấu ảnh hưởng đến sự phát triển đôi chân của trẻ mà nhiều mẹ chưa nhận ra-11

2. Khi sử dụng địu và bé ngồi hình chữ M

Khi chân bé duỗi thẳng hoàn toàn là chưa đứng vì lực đè lên đáy quần, chưa kể không thoải mái, còn dễ khiến bé bị trật khớp háng hoặc loạn sản xương hông.

Những thói quen xấu ảnh hưởng đến sự phát triển đôi chân của trẻ mà nhiều mẹ chưa nhận ra-12

Cách ngồi đúng là khi chân bé duỗi thẳng và tách ra tự nhiên thành hình chữ M, chỏm xương đùi nằm ở giữa khớp háng, khớp háng cũng chịu lực ít nhất.

Những thói quen xấu ảnh hưởng đến sự phát triển đôi chân của trẻ mà nhiều mẹ chưa nhận ra-13

Cách loại địu giúp trẻ ngồi đúng tư thế được bán trên thị trường rất nhiều và cơ bản có thể sử dụng cho trẻ từ cho 0-36 tháng, nhưng các nhóm tuổi khác nhau sử dụng các cách khác nhau, phụ huynh đừng quên đọc hướng dẫn cẩn thận trước khi dùng.

Những thói quen xấu ảnh hưởng đến sự phát triển đôi chân của trẻ mà nhiều mẹ chưa nhận ra-14

3. Ngồi xổm

Ngồi xổm cũng là một tư thế ngồi tốt, vừa kéo căng cơ vùng hông và đùi vừa có thể tăng độ dẻo dai cho cổ chân.

Những thói quen xấu ảnh hưởng đến sự phát triển đôi chân của trẻ mà nhiều mẹ chưa nhận ra-15

4. Ngồi ghế với tư thế hình chữ L

Để cơ thể bạn ngồi ngay phía trên xương chậu, tạo thành hình chữ L với thân và đùi. Đồng thời, bắp chân xệ xuống tự nhiên, đùi và bắp chân cũng thành hình chữ L ngược.

Những thói quen xấu ảnh hưởng đến sự phát triển đôi chân của trẻ mà nhiều mẹ chưa nhận ra-16

Theo V.K - Vietnamnet


chăm sóc con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.