Sản phụ "ngoại cỡ" lên bàn đẻ nặng tới 145kg, bác sĩ chật vật mới gây tê được để mổ lấy thai

Do sản phụ quá béo, lớp mỡ ở lưng rất dày nên việc gây tê ngoài màng cứng trở nên vô cùng khó khăn. Việc xác định đúng vị trí gây tê trở thành một thách thức lớn đối với bác sĩ của kíp mổ.

Cách đây không lâu, truyền thông Trung Quốc đã đưa tin, Bệnh viện Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em của thành phố Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông có tiếp nhận một sản phụ đặc biệt. Sản phụ họ Hà (tên nhân vật đã được thay đổi) đã 42 tuổi, cao 1m65 nhưng nặng tới 145kg.

Tử cung của cô Hà có sẹo của lần sinh mổ trước, cô bị tiểu đường thai kỳ, béo phì, sinh con khi tuổi đã cao và nhiều yếu tố nguy cơ khác. Đáng nói đó là lần sinh con thứ 4 của sản phụ, nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau bụng.

Vào lúc 3 giờ chiều ngày 29 tháng 6 năm 2018, cô Hà được đưa vào phòng mổ. Do sản phụ quá béo, lớp mỡ ở lưng rất dày nên việc gây tê ngoài màng cứng vô cùng khó khăn. Việc xác định đúng vị trí gây tê trở thành một thách thức lớn đối với bác sĩ của kíp mổ. Bác sĩ phụ trách chỉ còn cách gây tê cho sản phụ dựa trên kinh nghiệm.

Sản phụ ngoại cỡ lên bàn đẻ nặng tới 145kg, bác sĩ chật vật mới gây tê được để mổ lấy thai-1Gây tê cho sản phụ là một thách thức với bác sĩ kíp mổ.

Sản phụ ngoại cỡ lên bàn đẻ nặng tới 145kg, bác sĩ chật vật mới gây tê được để mổ lấy thai-2Sản phụ ngoại cỡ lên bàn đẻ nặng tới 145kg, bác sĩ chật vật mới gây tê được để mổ lấy thai-3

Cây kim dài 10cm cũng bị ngập trong lớp mỡ dày ở lưng sản phụ.

Cây kim gây tê dài đến 10cm cũng bị ngập trong lớp mỡ dày ở lưng của sản phụ. May mắn sau khoảng thời gian kiên trì và nỗ lực, việc gây tê cho cô Hà đã thành công. Cả ê kíp mổ đều thở phào nhẹ nhõm, bởi nếu thao tác sai lầm trong quá trình gây tê, rất có thể sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho thai nhi và sản phụ.

Sau quá trình gây tê, công đoạn mổ lấy thai cũng trở thành một vấn đề khó khăn với bác sĩ mổ đẻ. Bởi lớp mỡ bụng của sản phụ đặc biệt dày, lên đến khoảng 20cm. Nhưng nhờ trình độ chuyên môn cao và sự tận tụy của các cả ê kíp, cuối cùng ca mổ của cô Hà đã thành công. Cô sinh hạ được một bé gái nặng khoảng 4kg khỏe mạnh, sức khỏe của sản phụ sau đó cũng ổn định.

Sản phụ ngoại cỡ lên bàn đẻ nặng tới 145kg, bác sĩ chật vật mới gây tê được để mổ lấy thai-4Sản phụ sinh hạ một bé gái khoảng 4kg khỏe mạnh.

Cân nặng của bà mẹ mang thai là một vấn đề quan trọng
Tăng cân trong quá trình mang thai là biểu hiện tích cực cho thấy sự phát triển của thai nhi. Thế nhưng nếu thai phụ tăng cân quá nhiều ngược lại sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe của bà mẹ và em bé:

- Các vấn đề khó chịu trong quá trình mang thai: Sự khó chịu trong quá trình mang thai gần như tỷ lệ thuận với số cân tăng lên của bạn. Tăng cân vượt mức luôn khiến thai phụ gặp phải các vấn đề từ đau lưng cho đến mệt mỏi, đau chân, giãn tĩnh mạch, chứng ợ nóng, bệnh trĩ, khó thở và cả đau khớp.

- Các biến chứng khi mang thai: Tăng cân nhiều khiến bạn dễ mắc phải các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, ợ nóng, nhiễm trùng, đau đầu, yếu hoặc đau tay do dây thần kinh đi qua cổ tay bị chặn, rối loạn mô khớp trong thời gian mang thai. Việc khám thai cho bạn cũng sẽ trở nên khó khăn hơn đối với các bác sĩ.

- Các biến chứng trong quá trình chuyển dạ và sinh con: Cân nặng người mẹ càng nặng thêm bao nhiêu thì em bé cũng sẽ có thể nặng thêm bấy nhiêu. Các em bé sơ sinh lớn thường khó sinh hơn so với các em bé có kích cỡ trung bình và việc sinh nở cho các em bé này có thể sẽ phải cần sự hỗ trợ của các dụng cụ hoặc bạn sẽ phải sinh mổ.

Sản phụ ngoại cỡ lên bàn đẻ nặng tới 145kg, bác sĩ chật vật mới gây tê được để mổ lấy thai-5

- Khó khăn trong việc cho con bú sữa mẹ: Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng 75% những bà mẹ tăng hơn 11 - 25 kg số cân được khuyến cáo trong thời gian mang thai sẽ có khả năng gặp khó khăn trong việc cho con bú sữa mẹ. Người mẹ càng tăng thêm bao nhiêu cân thì khó khăn gặp phải sẽ càng nhiều bấy nhiêu.

- Mắc bệnh béo phì sau khi sinh: Các thai phụ tăng nhiều cân hơn khuyến cáo thường sẽ khó giảm cân sau khi sinh gấp hai lần so với các thai phụ tăng đúng số cân như hướng dẫn. Quan trọng hơn, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ tăng cân quá nhiều nhưng không thể giảm cân trong vòng 6 tháng sau khi sinh sẽ dễ mắc bệnh béo phì trong 10 năm sau đó.

- Các vấn đề sức khỏe trong tương lai: Phụ nữ tăng quá nhiều cân trong thời gian mang thai và không có biện pháp giảm cân sau đó sẽ có khả năng gặp phải các vấn đề về sức khỏe, bao gồm cao huyết áp, tiểu đường, đột quỵ và các bệnh về tim mạch.

Mức tăng cân hợp lý khi mang thai phụ thuộc chủ yếu vào tình trạng của từng bà bầu khác nhau, không có thai kỳ nào giống thai kỳ nào, cũng không có người mẹ nào có mức tăng cân giống nhau hoàn toàn. Nhìn chung, mức tăng cân hợp lý cho thai phụ là:

- Khoảng 11 - 16 kg với thai phụ có cân nặng trung bình trước khi mang thai.
- Khoảng 12 - 18 kg với thai phụ ít cân trước khi mang thai.
- Khoảng 7 - 11 kg với thai phụ thừa cân trước khi mang thai
- Khoảng 16 - 20 kg trong trường hợp thai phụ mang song thai.


Theo Nhịp Sống Việt

Xem link gốc Ẩn link gốc http://nhipsongviet.toquoc.vn/san-phu-ngoai-co-len-ban-de-nang-toi-145kg-bac-si-chat-vat-moi-gay-te-duoc-de-mo-lay-thai-222020279158450.htm

tiểu đường thai kỳ

mang thai


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.