Sinh mổ 3 lần, mẹ quyết định sinh thêm đứa thứ 4 thì bị bác sĩ ngăn cản: “Tử cung cô mỏng như tờ giấy”

Khi lựa chọn phương pháp sinh mổ, chị em nên cân nhắc nhiều yếu tố để không gây hại cho mẹ lẫn con.

Ngày càng có nhiều phụ nữ chọn sinh con bằng phương pháp sinh mổ. Phương pháp này có những ưu và nhược điểm rất khác so với sinh thường. Đặc biệt, đối với phụ nữ từng sinh mổ nhiều lần nhưng lại muốn nhà đông con, họ cần phải suy nghĩ kỹ vì có rất nhiều biến chứng hậu sản.

Cô Lưu là người rất yêu trẻ con nên luôn khao khát được có nhiều con. Sau khi cưới chồng, cô đã sinh 3 người con nhưng vẫn muốn có thêm đứa thứ 4. Chồng cô cũng có cùng quan điểm với vợ, anh cho rằng "đông con vui cửa vui nhà".

Sinh mổ 3 lần, mẹ quyết định sinh thêm đứa thứ 4 thì bị bác sĩ ngăn cản: Tử cung cô mỏng như tờ giấy”-1
Ảnh minh họa.

Sau đó, cô Lưu đến bệnh viện khám và đặt rất nhiều kỳ vọng cho lần mang thai thứ 4 này. Tuy nhiên, sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ vội vàng can ngăn: "Đừng vội có con, tử cung cô mỏng như tờ giấy". Sở dĩ có tình trạng này là do cô đã 3 lần sinh mổ liên tiếp, tử cung chịu rất nhiều áp lực.

Bác sĩ cũng nhắc nhở thêm rằng, nếu cô Lưu vẫn kiên quyết sinh đứa con thứ 4 vào lúc này, khả năng bị sẩy thai cao, đứa trẻ chào đời không bình an và cơ thể gặp nhiều rủi ro.

Khi bác sĩ nhắc đi nhắc lại mức độ nghiêm trọng của sự việc, cô Lưu không ngờ sau 3 lần sinh mổ, di chứng để lại lớn đến như thế.

Trường hợp của cô Lưu là ví dụ điển hình khi phụ nữ sinh mổ liên tục rất khó để tránh khỏi những tổn thương không mong muốn. Nếu không may xảy ra sự cố lúc chuyển dạ, tính mạng của mẹ lẫn con sẽ gặp nhiều nguy hiểm.

Sinh mổ khiến cơ thể phụ nữ gặp rủi ro gì?

Nhiều phụ nữ chọn sinh mổ vì những lý do khác nhau như bác sĩ chỉ định, sợ đau, mê tín… và họ không lường hết được những hệ lụy đằng sau đó. Khi sinh mổ nhiều lần, tử cung chịu không ít những tổn thương. Mặc dù vết thương sẽ từ từ lành lại trong quá trình hồi phục nhưng ít nhiều nó cũng để lại những di chứng không mong muốn.

Sinh mổ liên tục khiến vết sẹo khó mờ, tử cung dễ bị vỡ, gây tình trạng băng huyết sau sinh. Những biến chứng này cực kỳ nguy hiểm đối với phụ nữ, có thể đe dọa tới tính mạng và còn khiến phụ nữ khó thụ thai tự nhiên sau này.

Sinh mổ 3 lần, mẹ quyết định sinh thêm đứa thứ 4 thì bị bác sĩ ngăn cản: Tử cung cô mỏng như tờ giấy”-2
Ảnh minh họa.

Ngoài ra, còn một điều nữa phụ nữ cần biết, đó là sinh mổ liên tục rất dễ dẫn đến thuyên tắc nước ối. Một khi vấn đề này xảy ra, nó có thể khiến việc sinh nở trở nên cực kỳ nguy hiểm. Số lần sinh mổ không nên vượt quá 3 lần.

Đặc biệt, phụ nữ trải qua nhiều lần sinh mổ thường có thể chất yếu ớt, quá trình mang thai và lúc chuyển dạ gặp nhiều rủi ro cao.

Sau khi sinh mổ lần đầu, tốt nhất 2 năm sau đó mới sinh con thứ 2. Thời gian dài sẽ giúp tử cung phụ nữ phục hồi lại bình thường. Về khả năng phục hồi sau sinh, thông thường phụ nữ sinh mổ sẽ phục hồi chậm hơn so với những phụ nữ sinh thường. Nếu không có cách nào để cơ thể tự phục hồi, tình hình của phụ nữ sau sinh sẽ rất tồi tệ.

Đối với vấn đề khi nào nên mang thai, tốt nhất chị em nên nghe theo lời khuyên của bác sĩ, không nên làm theo ý mình để tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

Mặc dù sinh mổ thuận tiện nhưng nó khiến cho cơ thể phụ nữ sau đó phải chịu rất nhiều di chứng. Sau khi sinh mổ, cơ thể phụ nữ cần thời gian rất lâu để phục hồi. Tốt nhất chị em nên chờ đợi đến khi cơ thể hoàn toàn bình thường mới tiếp tục mang thai. Điều này không chỉ tốt cho bản thân người mẹ mà còn không gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Theo Nhịp Sống Việt

Xem link gốc Ẩn link gốc http://nhipsongviet.toquoc.vn/sinh-mo-3-lan-me-quyet-dinh-sinh-them-dua-thu-4-thi-bi-bac-si-ngan-can-tu-cung-co-mong-nhu-to-giay-222022244191143604.htm

sinh mổ


Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.