Tại sao cơ thể lại 'nặng mùi' hơn khi mang thai? 4 lý do dưới đây cảnh báo bà bầu không nên hoang mang

Phụ nữ khi mang thai sẽ có một số thay đổi, đặc biệt là mùi cơ thể 'nặng hơn'. Tuy nhiên, bà bầu không nên lo lắng bởi điều đó đến từ 4 nguyên nhân sau đây.

Tăng tiết hormone 

Khi mang thai, phụ nữ sẽ tiết ra một lượng lớn hoóc môn giới tính gọi là "estradione". Vai trò chính của hormone này trong thai kỳ là làm dày thành tử cung, cho phép thai nhi phát triển tốt hơn. Nhưng đồng thời, nó cũng có thể khiến mùi cơ thể nặng hơn, đặc biệt là vùng nách và các bộ phận kín. Không chỉ vậy, sự tăng tiết của hormone giới tính cũng là yếu tố khởi phát căng thẳng và lo âu của các bà mẹ khi mang thai.

Tại sao cơ thể lại nặng mùi hơn khi mang thai? 4 lý do dưới đây cảnh báo bà bầu không nên hoang mang-1

Giảm khả năng miễn dịch

Sự thay đổi nội tiết tố sẽ khiến khả năng miễn dịch của người mẹ mang thai bị suy giảm, dễ bị viêm hay nhiễm khuẩn. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cơ thể nặng mùi hơn.

Tại sao cơ thể lại nặng mùi hơn khi mang thai? 4 lý do dưới đây cảnh báo bà bầu không nên hoang mang-2

Chuyển hóa nhanh hơn

Phụ nữ mang thai phải mang theo sự phát triển của thai nhi trong bụng, tương đương với một người phải cung cấp chất dinh dưỡng cho hai người. Để đáp ứng nhu cầu phát triển của thai nhi, quá trình trao đổi chất của người mẹ sẽ tăng khoảng 15% đến 20% so với khi không mang thai. Trao đổi chất tăng cũng có nghĩa là dễ đổ mồ hôi hơn, và tóc dễ bị dầu hơn... điều này sẽ dẫn đến mùi cơ thể nặng hơn.

Tại sao cơ thể lại nặng mùi hơn khi mang thai? 4 lý do dưới đây cảnh báo bà bầu không nên hoang mang-3

Khứu giác nhạy cảm hơn

Hầu hết phụ nữ mang thai đều có khứu giác nhạy cảm hơn. Bạn sẽ ngửi thấy rất nhiều mùi khó chịu. Bên cạnh đó, việc ốm nghén nôn mửa cũng là nguyên nhân khiến hơi thở nặng hơn.

Tại sao cơ thể lại nặng mùi hơn khi mang thai? 4 lý do dưới đây cảnh báo bà bầu không nên hoang mang-4

Làm thế nào để giảm bớt "mùi cơ thể"?

Sự gia tăng đột ngột "mùi cơ thể" đôi khi làm cho các bà mẹ mang thai cảm thấy xấu hổ và khó chịu. Trên thực tế, điều này là không thể tránh khỏi. Nếu chú ý đến những việc làm sau đây trong cuộc sống hàng ngày, bà bầu có thể làm giảm bớt sự bối rối do "mùi cơ thể" gây ra.

1. Đảm bảo vệ sinh cá nhân

Phụ nữ mang thai nên đặc biệt chú ý đến việc đảm bảo vệ sinh cá nhân, có thể tắm gội bằng xà phòng diệt khuẩn để loại bỏ mùi hôi trên cơ thể. Ngoài ra, nên thường xuyên thay đồ lót và vệ sinh vùng kín nhé.

Tại sao cơ thể lại nặng mùi hơn khi mang thai? 4 lý do dưới đây cảnh báo bà bầu không nên hoang mang-5

2. Chú ý vệ sinh quần áo

Các bà bầu nên mặc quần áo rộng rãi và thoải mái khi mang thai. Nếu vào mùa hè, hãy chọn quần áo thoáng khí, độ thấm hút cao và "thân thiện" với làn da càng nhiều càng tốt. 

Ngoài ra, hãy chọn xà phòng đặc biệt để làm sạch đồ lót. Khi mang thai, dịch tiết của phụ nữ tăng lên nhiều, vi khuẩn sẽ càng dễ dàng phát triển trên đồ lót. Nếu sử dụng xà phòng thông thường sẽ không có tác dụng khử trùng. Nhìn bề ngoài, có vẻ như đã được làm sạch nhưng trên thực tế, vi khuẩn không được làm sạch tại chỗ. Việc sử dụng xà phòng đặc biệt có thể loại bỏ hầu hết các vi khuẩn trên đồ lót và đảm bảo đồ lót được sạch sẽ trong lần sử dụng tiếp theo. Chú ý, đồ lót nên được giặt riêng với quần áo khác để tránh nhiễm trùng chéo.

Tại sao cơ thể lại nặng mùi hơn khi mang thai? 4 lý do dưới đây cảnh báo bà bầu không nên hoang mang-6

3. Ăn ít thực phẩm gây kích ứng

Bà bầu cố gắng không nên ăn các thực phẩm gây kích thích như thực phẩm sống, lạnh và cay. Điều này không chỉ có hại cho cơ thể mà còn dễ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Ngoài ra, không nên ăn thức ăn có mùi nặng như đậu phụ thối... sẽ làm tăng mùi trên cơ thể đấy. Phụ nữ mang thai nên áp dụng chế độ ăn khoa học và nhiều rau xanh để góp phần giảm mùi trên cơ thể nhé.

Tại sao cơ thể lại nặng mùi hơn khi mang thai? 4 lý do dưới đây cảnh báo bà bầu không nên hoang mang-7

4. Đánh răng thường xuyên

Chăm sóc răng miệng của bà bầu rất quan trọng. Nếu không đánh răng thường xuyên trong thai kỳ, bạn sẽ dễ sâu răng và đương nhiên điều này sẽ khiến miệng có mùi hôi khó chịu.

Tại sao cơ thể lại nặng mùi hơn khi mang thai? 4 lý do dưới đây cảnh báo bà bầu không nên hoang mang-8Nếu khi mang thai "mùi cơ thể" đột ngột xuất hiện thì các mẹ bầu không cần phải lo lắng quá, mùi hôi sẽ tự nhiên biến mất khi em bé chào đời. Đây đều là những hiện tượng bình thường. Miễn là bạn chú ý đến vệ sinh cá nhân, tăng cường sức khỏe thể chất và kết hợp chế độ ăn uống khoa học thì mùi cơ thể sẽ không quá nặng. Ngoài ra, hãy thư giãn và duy trì một tâm trạng tốt. Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, hãy đến ngay cơ sở y tế và nhận sự tư vấn của chuyên gia sinh sản nhé.

Minh Minh - Theo VietNamNet


mang thai


Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.