Tâm sự thật lòng của giáo viên mầm non kỳ cựu: "Tôi sẽ không cho con đi học mẫu giáo trước năm 3 tuổi vì 3 lý do"

Việc cho trẻ đi học mầm non ở đổ tuổi nào luôn là băn khoăn của nhiều bậc phụ huynh. Một số ý kiến cho rằng nếu cho trẻ đi học mẫu giáo sớm sẽ giúp con hình thành thói quen tốt. Một số khác lo lắng gửi con đến trường sớm sẽ ảnh hưởng đến tâm lý cũng như thể chất của trẻ.

Dưới đây là lời chia sẻ của một giáo viên mầm non có nhiều năm kinh nghiệm dạy trong trường. Cô đã đưa ra 3 lý do cha mẹ không nên cho con đi học trước năm 3 tuổi.

3 lý do được giáo viên mầm non đưa ra là

1. Trẻ thiếu sức đề kháng

Trẻ 3 tuổi sức đề kháng và khả năng miễn dịch của cơ thể còn kém. Nhà trẻ là nơi sinh hoạt tập thể, nếu bé còn quá nhỏ rất dễ bị nhiễm virus, vi khuẩn gây bệnh.

Ví dụ, nếu một đứa trẻ ở nhà trẻ bị cảm cúm, những đứa trẻ còn lại rất dễ bị lây nhiễm chéo và mắc bệnh. Vì vậy, các giáo viên mầm non khuyến khích những đứa trẻ còn quá nhỏ không nên đi học mẫu giáo để thể chất của con được phát triển hoàn thiện.

Tâm sự thật lòng của giáo viên mầm non kỳ cựu: Tôi sẽ không cho con đi học mẫu giáo trước năm 3 tuổi vì 3 lý do-1

2. Em bé thiếu kỹ năng tự chăm sóc

Trẻ em được gửi đi nhà trẻ khi chưa đủ 3 tuổi, sự phát triển thể chất còn non nớt và hạn chế nên trẻ chưa có khả năng tự chăm sóc bản thân mà trong một lớp học rất đông học sinh trong khi chỉ có 3- 4 giáo viên nên không thể nào chăm sóc chu đáo cho các con hết được. Nếu trẻ chưa biết tự chăm sóc những vấn đề cơ bản như: tự đi vệ sinh, tự thay quần áo hay tự xúc cơm... sẽ là một trở ngại lớn gây bất lợi cho trẻ.

Đã xảy ra nhiều trường hợp giáo viên mầm non ngược đãi trẻ khi bé không thể tự mình xúc cơm, trẻ bị cô phạt khi tè dầm ra quần... điều này khiến cha mẹ thấy bất an cho con mình.

3 Tâm lý trẻ chưa ổn định

Trẻ dưới 3 tuổi thực sự còn non nớt về tâm hồn và phụ thuộc nhiều vào cha mẹ, nếu giai đoạn này cha mẹ cho con đến lớp học sẽ thực sự gây áp lực và tâm lý bất án cho trẻ khiến trẻ xa lánh, ngại giao tiếp với người khác và không thích đi học.

Ngoài ra, các chuyên gia giáo dục trẻ em của Úc đã chỉ ra rằng những đứa trẻ rời xa cha mẹ sớm và đi học mẫu giáo có nhiều khả năng phát triển tính cách hung hăng, hành vi chống đối xã hội và các vấn đề tâm lý khác. Những đứa trẻ như vậy sẽ gặp phải các vấn đề giữa các cá nhân trong tương lai và không dễ thiết lập mối quan hệ thân thiết với những người khác.

Tâm sự thật lòng của giáo viên mầm non kỳ cựu: Tôi sẽ không cho con đi học mẫu giáo trước năm 3 tuổi vì 3 lý do-2

Trẻ đi mẫu giáo ở độ tuổi hợp lý có lợi gì?

1.Trẻ cảm thấy an tâm hơn

Khi kỹ năng ngôn ngữ của trẻ sẽ được cải thiện, khả năng tư duy và diễn đạt của trẻ cũng được cải thiện đáng kể. Giao tiếp của trẻ với bạn bè đồng trang lứa và giáo viên sẽ không gặp trở ngại, nhịp cầu giao tiếp sẽ suôn sẻ. Như vậy, đứa trẻ cảm thấy tự tin và yên tâm hơn về bản thân khi không phải phụ thuộc nhiều vào người khác.

2. Trẻ được giáo viên yêu quý hơn

Trong một lớp học có rất nhiều trẻ, vì thế các cô giáo cũng phải chịu nhiều áp lực và có thể mắc sai lầm hoặc thiếu sót trong việc chăm sóc các con. Nếu trẻ lớn hơn sẽ có khả năng tự chăm sóc bản thân, ngôn ngữ của trẻ trong giai đoạn này cũng dần hoàn thiện, việc giao tiếp giữa cô và trẻ sẽ dễ dàng hơn. Một đứa trẻ biết nghe lời sẽ nhận được nhiều cảm tình của cô giáo.

Tâm sự thật lòng của giáo viên mầm non kỳ cựu: Tôi sẽ không cho con đi học mẫu giáo trước năm 3 tuổi vì 3 lý do-3

3. Cha mẹ bớt lo lắng

Trẻ ngoài 3 tuổi có sức đề kháng tốt hơn, khả năng miễn dịch của trẻ cũng rất tốt nên bé ít bị ốm vặt. Vì vậy, cha mẹ cũng phần nào yên tâm hơn về vấn đề sức khỏe của con mình.

Lời kết

Độ tuổi thích hợp cho bé đi nhà trẻ là phụ thuộc vào sự phát triển não bộ và những kĩ năng tự chăm sóc bản thân của bé. Phải đạt được 2 điều này mới mang lại nhiều lợi ích cho việc đi mẫu giáo, nếu không sẽ mang nhiều tác hại. Do đó, một số cha mẹ nếu vì hoàn cảnh gia đình, hay do tính chất công việc buộc phải gửi con đến trường mẫu giáo trước năm con ba tuổi, thì cần xây dựng cho con các kỹ năng cơ bản sau:

- Dạy con biết chủ động đi vệ sinh

- Hướng dẫn con cách tự ăn uống

- Cha mẹ dạy con cách tự mang giày dép và mặc quần áo

- Biết lắng nghe và làm theo những hướng dẫn đơn giản: Bằng cách này, con có thể thích nghi với cuộc sống tập thể.

- Biết giao tiếp cơ bản: Trẻ cần biết cách sử dụng ngôn ngữ lịch sự cơ bản như nói lời xin lỗi, cảm ơn, biết cách yêu cầu sự giúp đỡ của giáo viên...

 Khi bạn dạy con mình khả năng tự chăm sóc bản thân dù ở ở độ tuổi nào trẻ vẫn sẽ tự bảo vệ được chính mình

* Bài viết thế hiện quan điểm riêng của tác giả.


Theo Lệ Mỹ - VietNamNet


giáo viên mầm non


Cách làm lạc kho tương ngon bùi cực kỳ đưa cơm
Thay cho món lạc rang muối hay lạc rang nước mắm truyền thống, bạn có thể biến tấu đôi chút với món lạc kho tương ăn "cuốn" đến mức bao nhiêu cơm cũng hết.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.