- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Tan học trẻ được đón về sớm và muộn, đâu mới là đứa trẻ có tương lai hơn? Câu trả lời của chuyên gia khiến hội phụ huynh bất ngờ
Sau khi tan trường, đứa trẻ được bố mẹ đón về sớm và đón muộn sẽ có sự khác biệt rõ rệt khi trưởng thành.
Trong thời đại ngày nay, áp lực và trăn trở về tình hình kinh tế gia đình đè nặng lên đôi vai của nhiều cặp vợ chồng trẻ, đặc biệt là sau khi gia đình chào đón một thành viên mới. Cuộc sống ngày càng trở nên căng thẳng hơn, khi con cái bước vào tuổi đến trường.
Đối với một số gia đình, nếu may mắn thì sẽ có sự hỗ trợ từ phía ông bà. Còn ngược lại, khi trong nhà có cả bố và mẹ đều phải đi làm, thì việc đón con từ trường sau giờ học trở thành một nỗi lo lắng không tưởng.
Trường mầm non và cấp 1 thường kết thúc ngày học vào khoảng 4 giờ - 5 giờ chiều, trong khi giờ tan làm của bố mẹ thường rơi vào khoảng 5 giờ - 7 giờ tối. Trong một số trường hợp, bố mẹ vẫn bận rộn với hàng tá công việc và nhiệm vụ vào thời điểm cuối ngày, không thể có mặt đón con đúng giờ.
Điều này dẫn đến việc đón con muộn trở thành một thực tế không thể tránh khỏi trong cuộc sống của nhiều gia đình. Tình trạng này đặc biệt phổ biến ở các thành phố lớn, nơi mà cuộc sống diễn ra nhanh hơn, và thời gian được xem như một tài sản quý giá.
Bố mẹ đón con sớm hay muộn đều sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến tâm lý của trẻ (Ảnh minh hoạ).
Theo một nghiên cứu nước ngoài được Sohu trích dẫn, những đứa trẻ được đón sớm từ trường thường phát triển tự tin. Trái lại, những đứa trẻ bị đón muộn thường có xu hướng nhạy cảm hơn.
Tuy nhiên, những đặc điểm này thường xuất hiện sau 10 năm, khi đó bố mẹ có thể lầm tưởng đó là bản chất của con cái mình đã có từ khi sinh ra, mà không biết rằng chính vấn đề đón con sớm hay muộn khi con còn nhỏ đã ít nhiều để lại những hậu quả về sau cho trẻ.
Trước "bài toán" nan giải mà nhiều ông bố bà mẹ vẫn chưa tìm được đáp án thoả đáng, chuyên gia Tâm lý học Quang Thị Mộng Chi có những chia sẻ, bày tỏ quan điểm ở góc nhìn tâm lý về vấn đề này, nhằm giúp các bậc phụ huynh có sự tiếp cận sát sao và bao quát hơn.
Như vậy thì bố mẹ mới có thể đưa ra những quyết định phù hợp, và có lợi hơn đối với quá trình hình thành nhân cách, lối sống và tâm sinh lý của trẻ.
Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXH&NV ĐHQG - TPHCM.
Thưa chuyên gia, việc bố mẹ đón con muộn sẽ ảnh hưởng đến trẻ như thế nào?
Việc đưa đón con đi học cũng là việc đau đầu với nhiều bậc bố mẹ đi làm, đôi khi vì không thể về sớm đón con nên nhiều khi họ cũng có trong mình cảm giác có lỗi với con. Những đứa trẻ sau một ngày ở trường thì thường mong được về nhà cùng ba mẹ, đặc biệt là những trẻ mầm non hoặc trẻ đầu tiểu học.
Tâm lý mong ngóng cha mẹ đón sớm càng nhiều khi các bạn cùng lớp đã được ba mẹ đón, và trẻ sẽ rất buồn nếu mình là đứa trẻ cuối cùng rời khỏi trường.
Đồng thời, trẻ cũng sẽ tổn thương nhiều hơn khi việc bố mẹ đón muộn lặp lại thường xuyên, nhưng lại không nhận được lời giải thích hợp lý nào từ phía bố mẹ. Trong tình huống này, hầu như đứa trẻ nào cũng sẽ cảm thấy tủi thân, bị bỏ rơi và giận dỗi bố mẹ.
Nguyên nhân vì sao việc bố mẹ đón con sớm lại quan trọng với trẻ?
Việc được đón sớm, rồi bố mẹ ngồi đó nhìn con chơi ở sân trường cùng các bạn làm trẻ cảm thấy ấm áp và an tâm, vì trẻ biết trẻ quan trọng với bố mẹ và được bố mẹ dành thời gian cho mình. Việc đón sớm cũng giúp con được gặp bố mẹ, và chia sẻ về một ngày học tập ở trường ra sao, chơi với các bạn thế nào?
Với một số trẻ, việc được khoe với các bạn về việc mình được bố mẹ đón về sớm cũng khiến trẻ rất hãnh diện. Đồng thời, việc đón sớm sẽ loại trừ suy nghĩ của trẻ là mình không quan trọng hay mình bị bố mẹ bỏ rơi. Do đó, việc được đón sớm vô cùng ý nghĩa với trẻ.
Khác biệt trong quá trình hình thành nhân cách, lối sống giữa trẻ được đón sớm và đón muộn là gì?
Như trên đã phân tích, một đứa trẻ khi được bố mẹ đón sớm sẽ cảm nhận được tình yêu thương và sự quan tâm từ bố mẹ, bé thấy mình quan trọng và có giá trị trong mắt bố mẹ nên cảm thấy an toàn. Đồng thời, trẻ sẽ tự tin, mạnh dạn bước ra ngoài khám phá thế giới và an tâm là luôn có bố mẹ bên cạnh khi cần. Sự tự tin, ham học hỏi và khám phá giúp trẻ phát triển nhận thức và các kỹ năng xã hội tốt hơn, còn sự an toàn sẽ giúp trẻ ổn định cảm xúc, lành mạnh về tinh thần.
Ngược lại, những đứa trẻ ở trường hợp mà bố mẹ đón muộn thường xuyên, lại không có những lời giải thích hợp lý thì trẻ thường có những suy diễn, rằng bố mẹ không cần mình, mình bị bỏ rơi, mình không xứng đáng được yêu thương,… Chính những suy nghĩ này khiến trẻ ít tự tin, dễ thu mình lại trong các mối quan hệ và giao tiếp xã hội, luôn lo sợ những tình huống mới, có nhu cầu bám dính bố mẹ hơn, đặc biệt là khi con còn nhỏ.
Tất cả những điều này, gây ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của trẻ. Ngoài ra, một số trẻ hướng ngoại sẽ cảm thấy tức giận bố mẹ, gây rạn nứt mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái, khép mình trong việc chia sẻ những khó khăn, khúc mắc của con với bố mẹ. Điều này có thể dẫn đến những hiểu lầm và thiếu gắn kết trong gia đình, dễ đẩy trẻ đến các mối quan hệ không lành mạnh ở bên ngoài, đặc biệt khi trẻ đến tuổi vị thành niên.
Trong trường hợp bất khả kháng không thể đón con, bố mẹ nên giải quyết tình huống như thế nào là phù hợp?
Bố mẹ nào cũng đều sẽ muốn đón con sớm để có nhiều thời gian gần gũi với con hơn, tuy nhiên vì bận rộn với công việc hoặc một lý do bất khả kháng nên không thể đón con sớm như đã định. Trong những trường hợp như vậy, thì bố mẹ nên nhờ các mối quan hệ thân thiết để đón con đúng giờ.
Nếu không thể nhờ ai khác thay mình đón con, bố mẹ nên gọi điện thoại trao đổi với cô giáo chia sẻ về việc khó khăn về thời gian đón con, nhờ cô hỗ trợ trông bé trong thời gian mình chưa đến đón kịp, sau đó nhờ cô thông báo với con về việc bố mẹ kẹt công việc không thể đón con sớm, dặn con giữ an toàn.
Sau khi đã đón con rồi thì cần giải thích rõ lý do mà bố mẹ không thể đón con sớm để con hiểu, từ đó mới có thể khiến con không hình thành những suy diễn tiêu cực, hoặc cảm thấy buồn hay thất vọng về bố mẹ. Ngược lại, con sẽ cảm thấy được tôn trọng, yêu thương và biết thông cảm cho hoàn cảnh lúc đó của bố mẹ hơn.
Theo Thời báo văn học nghệ thuật
-
Làm mẹ21 giờ trướcGen Z có lối sống, tư duy khác biệt thế hệ trước, dẫn đến khoảng cách, hiểu lầm, tranh cãi trong gia đình. Vì vậy, cha mẹ cần thay đổi cách tiếp cận trẻ
-
Làm mẹ1 ngày trướcCác cụ ngày xưa có câu: Cha mẹ sinh con trời sinh tính. Cứ cái gì không được là đổ cho… Trời.
-
Làm mẹ1 ngày trướcĐể con kiểm soát được thời gian sử dụng internet của mình, cha mẹ có thể cùng con thảo luận và ghi ra mục đích sử dụng Internet của con: học tập, giải trí, kết nối cộng đồng..., từ đó lập kế hoạch sử dụng internet của con.
-
Làm mẹ1 ngày trướcĐể phát triển chiều cao tối ưu cho trẻ, cha mẹ và bản thân các em cần quan tâm đến các giải pháp dinh dưỡng, tập luyện… ngay từ nhỏ.
-
Làm mẹ2 ngày trướcĐối với một đứa trẻ, kiên nhẫn chờ đợi hay phải kìm nén bản thân là một điều vô cùng khó khăn. Nếu không được rèn luyện kĩ năng này từ nhỏ, lớn lên con sẽ gặp nhiều trở ngại trong cuộc sống.
-
Làm mẹ2 ngày trướcThời tiết chuyển mùa, virus, vi khuẩn phát triển nên dễ gây bệnh ở trẻ. Ngoài ra do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu nên dễ mắc các bệnh lây nhiễm trong đó có ho, sổ mũi, sốt, cảm cúm….
-
Làm mẹ2 ngày trướcTiêu chảy là tình trạng thường gặp ở trẻ em, trong đó tác nhân gây tiêu chảy do rotavirus nguy hiểm hơn tiêu chảy do các nguyên nhân khác.
-
Làm mẹ2 ngày trướcBệnh trĩ ảnh hưởng đến ít nhất 25 - 35% phụ nữ mang thai, có nhiều khả năng xuất hiện hơn ở ba tháng cuối thai kỳ. Bị bệnh trĩ khi mang thai có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mẹ bầu.
-
Làm mẹ3 ngày trướcTrên thực tế, bạn hoàn toàn có thể nhẹ nhàng đối mặt với giai đoạn này của con nếu biết thay đổi bản thân mình trước hết cho phù hợp với tâm lý của trẻ.
-
Làm mẹ3 ngày trướcLà cha mẹ, một trong những nhiệm vụ của bạn là dạy con cư xử theo các chuẩn mực xã hội. Con cần phải biết nhận sai và nói lời xin lỗi.
-
Làm mẹ3 ngày trướcYêu một người là khi trái tim con hối hả trước người đó. Là trái tim của con chứ không phải ý nghĩ hay những lời nói của bạn bè. Là trái tim của con đập liên hồi khi gặp - nghĩ hay nói đến người ấy.
-
Làm mẹ4 ngày trướcNếu các phụ huynh chú ý hơn đến việc phát triển các kỹ năng mềm của con em mình, chúng sẽ lớn lên tự tin và kiên cường hơn.
-
Làm mẹ5 ngày trướcĐi bộ là một bài tập rất tốt và an toàn cho phụ nữ mang thai. Đây là một hoạt động thể chất nhẹ nhàng nhưng lại mang lại rất nhiều lợi ích cho cả mẹ và em bé.
-
Làm mẹ5 ngày trướcCai sữa cho con vào thời điểm nào là vấn đề quan tâm của hầu hết phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ. Một trong những nỗi lo lắng thường trực đó là nếu cai sữa muộn thì trẻ có bị lười ăn không?