"Thần đồng phương Đông" 13 tuổi đỗ đại học, 17 tuổi bị trường đuổi rồi qua đời vì bạo bệnh: Hai chữ "thất bại" đeo bám chỉ vì không biết tự chăm sóc bản thân, ăn cơm cũng cần mẹ đút

Thần đồng Ngụy Vĩnh Khang nổi tiếng khắp Trung Quốc bị trường đuổi học chỉ vì không biết tự chăm sóc bản thân. Lý do tưởng chừng rất vô lý nhưng thực chất lại ẩn chứa câu chuyện đáng buồn bên trong về cách giáo dục kỳ lạ của người mẹ.

Ngày 17/11/2021, truyền thông Trung Quốc đưa tin thần đồng nổi tiếng một thời Ngụy Vĩnh Khang qua đời ở tuổi 38 vì bạo bệnh.

Vợ anh đã viết trong cáo phó: "Nguỵ Vĩnh Khang sinh ngày 17/6/1983 tại huyện Hoa Dung, tỉnh Hồ Nam. Anh bị bệnh và đột ngột qua đời vào ngày 9/11/2021 vừa qua. Gia đình chúng tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, chia sẻ của bạn bè, người thân, cộng đồng mạng. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc".

Nguỵ Vĩnh Khang vốn là cái tên được báo chí săn đón nhiều năm về trước. Anh sinh ra trong một gia đình bình thường. Bố là cựu chiến binh còn mẹ anh là nhân viên tại cửa hàng tạp hóa. Thế nhưng ngay từ nhỏ, Vĩnh Khang đã thể hiện tố chất thông minh hiếm có của mình.

"Thần đồng phương Đông" trăm năm mới gặp

Theo hãng tin QQ News, Ngụy Vĩnh Khang được nhìn nhận là một trong những thần đồng Trung Quốc nổi tiếng nhất trong nhiều thập kỷ.

Thần đồng phương Đông 13 tuổi đỗ đại học, 17 tuổi bị trường đuổi rồi qua đời vì bạo bệnh: Hai chữ thất bại đeo bám chỉ vì không biết tự chăm sóc bản thân, ăn cơm cũng cần mẹ đút-1
Thần đồng Ngụy Vĩnh Khang chụp ảnh cùng cha mẹ

Năm 2 tuổi, cậu đã thành thạo 1.000 ký tự tiếng Trung, học xong cấp hai khi mới lên 4. Năm 8 tuổi, cậu đỗ vào trường cấp ba trọng điểm của tỉnh.

Năm 13 tuổi, Vĩnh Khang tham gia kỳ thi tuyển sinh Cao Khảo gắt gao và trở thành sinh viên khoa Vật lý của Đại học Tương Đàm với điểm số rất cao. Năm 17 tuổi, cậu được Trung tâm Vật lý năng lượng cao thuộc Viện Khoa học quốc gia đặc cách nhận vào học khóa thạc sĩ liên thông tiến sĩ. Truyền thông Trung Quốc đặt cho Vĩnh Khang biệt danh "thần đồng Phương Đông" trăm năm hiếm gặp.

Tại nhà Ngụy Vĩnh Khang, trên các bức tường đều chi chít những công thức toán học, từ vựng tiếng Anh... nhằm giúp cậu dễ dàng ghi nhớ và học hỏi mọi lúc. Nhờ vào phương pháp giáo dục đặc biệt này, cậu liên tiếp giành được những giải thưởng lớn, trở thành tấm gương "con người ta" hàng triệu phụ huynh Trung Quốc mơ ước.

Tuy nhiên, giống như nhiều "thần đồng nhí" khác, cuộc đời Ngụy Vĩnh Khang không tránh khỏi nốt trầm đáng buồn trước ngưỡng cửa tuổi trưởng thành.

Năm 2013, truyền thông Trung Quốc đồng loạt đưa tin thần đồng Ngụy Vĩnh Khang bị đuổi học. Tuy nhiên, lý do không phải do khả năng học tập kém mà do chàng trai không có khả năng sắp xếp việc học và tự chăm sóc bản thân.

Dư luận đất nước tỷ dân bắt đầu đặt dấu hỏi, vì sao cậu ấy lại bị đuổi học vì nguyên nhân kỳ lạ như vậy?

Thần đồng không biết tự tắm rửa và ăn uống

Theo đó, ngoài việc học, bà Tằng Học Mai (mẹ của Khang) không để Vĩnh Khang can thiệp vào bất cứ việc gì ở nhà, thậm chí còn đánh răng cho con mỗi sáng, tắm rửa cho con mỗi ngày. Để con trai không bỏ lỡ việc đọc sách khi ăn, bà cũng đút cho con ăn đến năm cấp ba.

Cửa và tường phòng ngủ của Vĩnh Khang dán đầy các công thức và từ mới khác nhau, ngay cả khi đi vệ sinh, cậu cũng không thoát khỏi việc học. Bản thân Ngụy Vĩnh Khang từng kể rằng khi còn nhỏ, mẹ luôn bắt cậu ở nhà đọc sách và không bao giờ cho cậu ra ngoài chơi.

Thần đồng phương Đông 13 tuổi đỗ đại học, 17 tuổi bị trường đuổi rồi qua đời vì bạo bệnh: Hai chữ thất bại đeo bám chỉ vì không biết tự chăm sóc bản thân, ăn cơm cũng cần mẹ đút-2
Bức tường kiến thức "huyền thoại" tại nhà Vĩnh Khang, nơi mẹ bắt cậu học mọi lúc mọi nơi

Quá phụ thuộc nên khi rời khỏi vòng tay của mẹ, Ngụy Vĩnh Khang không thể tự mình giải quyết những việc sinh hoạt cá nhân đơn giản nhất. Theo lời các bạn cùng trường, cậu thường mặc một bộ quần áo liên tục không thay, mùa đông thời tiết lạnh 0 độ nhưng vẫn thấy cậu ăn vận một bộ quần áo mỏng manh ra ngoài.

Không chỉ gặp khó khăn trong cuộc sống cá nhân, Ngụy Vĩnh Khang cũng đối mặt với vấn đề về quản lý thời gian và giao tiếp do không có bạn bè. Do đó, sau khi hoàn thành chương trình thạc sĩ, cậu gặp khó khăn trong việc hòa nhập với các bạn nghiên cứu sinh khác và không biết cách nói chuyện với thầy hướng dẫn.

Điều đáng chú ý là trong buổi lễ tốt nghiệp, Vĩnh Khang đã quên giờ và bỏ lỡ cơ hội tiếp tục học lên tiến sĩ. Kết quả, cậu bị buộc phải rời trường vì không thích nghi được với môi trường nghiên cứu.

Sau cú sốc, Ngụy Vĩnh Khang trở về nhà. Bà Tằng dần nhận ra mình đã sai lầm trong cách giáo dục con và bắt đầu dạy anh làm việc nhà, tự chăm lo cho bản thân. Anh cũng lui về ở ẩn, bắt đầu sống như người bình thường, tìm công việc với mức lương ổn định và kết hôn sinh con năm 2010.

Trong mắt vợ, Ngụy Vĩnh Khang "từ một đứa trẻ thần đồng đã thay đổi thành một người chồng hiểu đời". Có người xót xa cho rằng đây là sự sa ngã của thần đồng, nhưng nhìn từ góc độ cuộc đời của Ngụy Vĩnh Khang, đó có thể là con đường bình thường và hạnh phúc hơn.

Vì sao cha mẹ cần để con tự lập?

Con cái sẽ lớn lên và sẽ phải đối mặt với những chông gai của thế giới này. Vì vậy, ngay từ khi còn bé, cha mẹ nên dạy con mình cách tự lập và nhìn nhận thực tế. Bởi:

Tự lập giúp nâng cao tinh thần trách nhiệm

Việc rèn luyện khả năng tự chăm sóc bản thân giúp cá nhân hình thành thái độ và thói quen chịu trách nhiệm về bản thân. Những người phát triển khả năng tự chăm sóc sẽ chú ý hơn đến trách nhiệm của mình và có thể quản lý cuộc sống và công việc của mình tốt hơn. Thái độ và thói quen này rất quan trọng đối với thành công và thành tích cá nhân.

Thần đồng phương Đông 13 tuổi đỗ đại học, 17 tuổi bị trường đuổi rồi qua đời vì bạo bệnh: Hai chữ thất bại đeo bám chỉ vì không biết tự chăm sóc bản thân, ăn cơm cũng cần mẹ đút-3
Thần đồng Ngụy Vĩnh Khang qua đời ở tuổi 38 vì bạo bệnh

Tự lập giúp rèn luyện khả năng giải quyết vấn đề

Trong cuộc sống hàng ngày, con người không tránh khỏi gặp phải nhiều vấn đề, thử thách khác nhau. Những người có kỹ năng tự chăm sóc có khả năng giải quyết vấn đề và đương đầu với thử thách tốt hơn. Việc trau dồi khả năng này có thể cải thiện sự tự tin và khả năng đương đầu với khó khăn của một cá nhân.

Tự lập giúp rèn kỹ năng xã hội

Khả năng tự chăm sóc không chỉ bao gồm khả năng quản lý cuộc sống cá nhân mà còn bao gồm khả năng tương tác với người khác. Trong môi trường xã hội, khả năng tự chăm sóc có thể giúp các cá nhân hợp tác và giao tiếp tốt hơn với người khác và thiết lập các mối quan hệ tốt đẹp giữa các cá nhân. Khả năng này cũng rất quan trọng đối với địa vị xã hội và sự phát triển nghề nghiệp của một cá nhân.

Dưới đây là một số cách cha mẹ có thể giúp con hình thành tính tự lập và cách nhìn nhận thực tế:

Giao việc nhà

Bạn có thể khuyên con bạn thực hiện các hoạt động đơn giản trong gia đình như tưới cây, lau xe, dọn phòng và đổ rác. Điều này sẽ nâng cao đức tính trách nhiệm, ngoài ra còn giúp con biết lập kế hoạch hiệu quả.

Giúp con bạn hiểu biết về tài chính

Đừng làm hư con bạn bằng cách đáp ứng những yêu cầu không cần thiết của con và hãy cho con hiểu tầm quan trọng của việc tiết kiệm tiền vì đó là một trong những yếu tố quan trọng cần phải thấm nhuần trong thế giới ngày nay.

Mua cho con bạn một con heo đất và hướng dẫn chúng cất tiền vào những việc cần thiết. Điều này sẽ khiến con nhận ra rằng kiếm tiền không phải là một điều dễ dàng.

Đừng giúp đỡ khi con đang mặc quần áo đi học

Để trẻ tự chuẩn bị đi học. Điều này sẽ khiến trẻ hiểu được tầm quan trọng của việc quản lý thời gian, tính kỷ luật và sự nhanh nhẹn.

Thần đồng phương Đông 13 tuổi đỗ đại học, 17 tuổi bị trường đuổi rồi qua đời vì bạo bệnh: Hai chữ thất bại đeo bám chỉ vì không biết tự chăm sóc bản thân, ăn cơm cũng cần mẹ đút-4
Cha mẹ hãy là người đồng hành chứ không phải thay con làm tất cả mọi thứ

Đừng giúp con thực hiện các hoạt động dễ dàng như buộc dây giày, chuẩn bị sách vở, sắp xếp các nút thắt của cà vạt, chải tóc... Hãy để con tự làm, dần dần sẽ hình thành tính ngăn nắp ở trẻ.

Cung cấp cho con kiến thức về y tế

Trong trường hợp khẩn cấp, con bạn nên biết cách thực hiện các biện pháp cần thiết hơn là hoảng sợ. Để giúp con làm được điều đó, hãy cho con biết các quy tắc sơ cứu cơ bản.

Cha mẹ cũng có thể chuẩn bị một hộp dụng cụ sơ cứu nhỏ, đồng thời giải thích cho con công dụng, phương pháp và các bước sử dụng.

Hãy để trẻ tự mình giải quyết các trận chiến

Bổn phận của cha mẹ là hướng dẫn con cái. Tuy nhiên, bạn cũng phải để chúng học hỏi từ những sai lầm của chúng.

Bảo vệ con bạn trong một số vấn đề có vẻ quan trọng, nhưng nếu cha mẹ luôn can thiệp, thì đứa trẻ sẽ không thể phát triển và sẽ luôn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của cha mẹ, ngay cả khi chúng có thể dễ dàng giải quyết vấn đề.

Theo Đời sống & Pháp luật

Xem link gốc Ẩn link gốc https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/than-ong-phuong-ong-13-tuoi-o-ai-hoc-17-tuoi-bi-truong-uoi-roi-qua-oi-vi-bao-benh-hai-chu-that-bai-eo-bam-chi-vi-khong-biet-tu-cham-soc-ban-than-an-com-cung-can-me-ut-a406771.html

Thần đồng

Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.