Trẻ bị trêu chọc, thay vì giải quyết giúp, cha mẹ hãy dạy những điều này để trẻ đối diện và vượt qua một cách dễ dàng

Thật không may, việc trêu chọc và bắt nạt xảy ra trong trường học nhiều hơn chúng ta thường nghĩ.

Nhưng người lớn lại thường không nhận thức được điều xảy ra với con trẻ. Đa phần trẻ lại cảm thấy sợ hãi hoặc xấu hổ vì bị trêu chọc nên rất ngại nói ra cảm xúc của mình với cha mẹ.

Nếu trẻ gặp phải vấn đề như vậy, cha mẹ cần làm gì để giúp trẻ giải quyết vấn đề một cách tốt nhất?

1. Thức đẩy sự tự tin của trẻ bằng điểm mạnh

Trẻ bị trêu chọc, thay vì giải quyết giúp, cha mẹ hãy dạy những điều này để trẻ đối diện và vượt qua một cách dễ dàng-1

Cha mẹ có thể khuyến khích trẻ thực hiện các hoạt động mà trẻ giỏi. Đều này sẽ khiến trẻ cảm thấy tự tin hơn. Cha mẹ cũng có thể nói chuyện với trẻ về những thành tích con đã đạt được, cho trẻ biết bản thân trẻ đang làm tốt như thế nào. Việc này sẽ làm trẻ cảm thấy hài lòng về bản thân, giúp xây dựng lòng tự trọng ở trẻ.

2. Nói với trẻ rằng con có thể yêu cầu giúp đỡ

Trẻ bị trêu chọc, thay vì giải quyết giúp, cha mẹ hãy dạy những điều này để trẻ đối diện và vượt qua một cách dễ dàng-2

Là một đứa trẻ, khi đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống, các con đa phần rất khó để tự mình đứng lên. Một số trẻ có thể làm được, nhưng một số trẻ nhút nhát và do dự hơn. Vì vậy, cha mẹ nên dạy con mình rằng không có gì phải xấu hổ khi nhờ người lớn (cha mẹ, giáo viên, ông bà...). Con được phép và được quyền làm như vậy.

3. Lắng nghe trẻ

Cha mẹ thường xuyên nói chuyện với con về những gì đang diễn ra ở trường sẽ đem lại cho trẻ cảm giác được lắng nghe và thấu hiểu. Trẻ nhận thức được rằng cha mẹ luôn ở đó để giúp đỡ và hỗ trợ khi con cần. Cha mẹ cũng cố gắng không phản ứng lại tình huống của con bằng cảm xúc quá mạnh hay tiêu cực vì có thể dọa cho trẻ sợ sệt, khiên con sinh tâm lý muốn ngừng nói chuyện vì sợ cha mẹ sẽ khó chịu với những gì mình nói. Cuối cùng, đừng cố tìm lý do trong hành vi của trẻ để giải thích tại sao con bị trêu chọc. Đó không phải là lỗi của trẻ; nếu cha mẹ đổ lỗi cho trẻ, điều đó sẽ chỉ khiến trẻ thêm lo lắng.

4. "Gọi tên" những gì đang xảy ra với trẻ

Trẻ bị trêu chọc, thay vì giải quyết giúp, cha mẹ hãy dạy những điều này để trẻ đối diện và vượt qua một cách dễ dàng-3

Cho dù đó là "trêu chọc" hay "bắt nạt", cha mẹ đừng sử dụng những từ này để "gọi tên" những vấn đề con đang gặp phải. Những từ này mang ý nghĩa rất tiêu cực và có thể ảnh hưởng lâu dài đến tâm lý của trẻ, khiến trẻ tự tạo ra một phản xạ tâm lý hoặc hành vi nhất định khi có người nhắc đến. 

5. Phớt lờ những lời trêu chọc

Mục đích của những kẻ bắt nạt/trêu chọc là muốn nhận phản ứng tiêu cực từ phía đối phương, ví dụ như khóc lóc hoặc tức giận. Nhưng tức giận hoặc khóc lóc chỉ khiến kẻ bắt nạt hả hê và càng muốn bắt nat/trêu chọc trẻ nhiều hơn. Do đó, cha mẹ cần dạy con cố gắng phớt lờ lời trêu ghẹo, thậm chí đến mức như thể trẻ "vô hình", tốt nhất là nên bỏ đi chổ khác, tránh ở cùng nơi với kẻ bắt nạt/trêu chọc. Cha mẹ có thể chơi trò "nhập vai" với trẻ để diễn các sự việc có thể xảy ra và khen ngợi khi trẻ thực hiện đúng theo hướng dẫn của người lớn. 

6. Thực hành cùng trẻ

Trẻ bị trêu chọc, thay vì giải quyết giúp, cha mẹ hãy dạy những điều này để trẻ đối diện và vượt qua một cách dễ dàng-4

Như đã nói ở trên, "nhập vai" có thể là một kỹ thuật hiệu quả trong việc giúp trẻ xử lý những trò trêu chọc/bắt nạt. Ví dụ, cha mẹ có thể yêu cầu trẻ tưởng tượng rằng bao quanh con lúc nào cũng có một tấm lá chắn không để những lời nói gây tổn thương đến mình. Hoặc họ có thể nói với con trước về các từ ngữ thô bạo, có thể gây tổn thương cho con khi bị người khác trêu chọc và cách con đón nhận điều đó theo cách tích cực. Điều này giúp trẻ hiểu rằng không phải bất cứ lời nói nào cũng có thể gây ảnh hưởng hoặc có thể làm tổn thương đến con.

7. Dạy trẻ cách biến lời trêu chọc thành lời khen

Bằng lời nói, cử chỉ, nhữn kẻ xấu luôn muốn làm cho trẻ thấy bị tổn thương nhưng những kẻ này sẽ không thành công nếu cha mẹ biết dạy con biến điều tiêu cực thành tích cực. Ví dụ: nếu trẻ luôn đeo kính nhận phải lời trêu ghẹo như "tên bốn mắt", trẻ có thể thản nhiên cảm ơn đối phương vì đã chú ý đến mắt của mình. Điều này chắc chắn sẽ khiến kẻ trêu chọc nhàm chán và không muốn đưa trẻ ra làm trò đùa nữa.

8. Giúp trẻ hiểu và chấp nhận sự thật

Trẻ bị trêu chọc, thay vì giải quyết giúp, cha mẹ hãy dạy những điều này để trẻ đối diện và vượt qua một cách dễ dàng-5

Nếu việc trêu chọc là dựa trên điều gì đó có thật, chẳng hạn như mặt trẻ có nhiều tàn nhang, trẻ bị cận nặng, trẻ bị thừa cân - béo phì, trẻ học chưa tốt... Cha mẹ có thể dạy con đồng ý với lời trêu ghẹo. Điều này không có nghĩa là trẻ nên cảm thấy tồi tệ về bản thân và để kẻ bắt nạt giành chiến thắng. Không có gì sai khi bị tàn nhang hoặc đeo kính, cha mẹ nên đảm bảo trẻ hiểu và không xấu hổ về điều đó. Những khiếm khuyết sẽ khiến trẻ thấy không an toàn về bản thân, do đó nhiệm vụ của cha là thuyết phục trẻ làm quen với sự thật. Con cũng có thể lấy đây là động lực để sửa đổi bản thân, trên tinh thần cầu thị và thực sự thấy cần thiết để hoàn thiện mình hơn.



Theo Mộc - VietNamNet


Dạy con


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.