Con cái càng lớn càng ít nói chuyện với cha mẹ? Dấu hiệu đáng tiếc nhưng nhiều người lại lầm tưởng đó là điều đương nhiên

Khi một đứa trẻ còn nhỏ, cha mẹ luôn là đối tượng gần gũi nhất và là người chúng sẵn sàng chia sẻ mọi điều. Tuy nhiên, khi những đứa trẻ lớn lên, lời nói giữa chúng và cha mẹ trở nên ít hơn, thậm chí là ngượng ngùng đến khó mở lời.

Tình trạng này diễn ra rất phổ biến, đến nỗi nhiều phụ huynh cho rằng đó là điều đương nhiên. Họ không quá quan tâm đến thay đổi này của trẻ vì chỉ nghĩ đơn giản đó dấu hiệu của “đứa trẻ đã lớn”, xong thực tế lại không hoàn toàn như vậy.

Con cái càng lớn càng ít nói chuyện với cha mẹ? Dấu hiệu đáng tiếc nhưng nhiều người lại lầm tưởng đó là điều đương nhiên-1

▶ Phải cảnh giác nếu con cái không có gì để nói với cha mẹ

Theo các nhà tâm lý học, khi đứa trẻ lớn lên và chúng không còn gì để nói với cha mẹ là một điều vô cùng đáng tiếc. Bởi vì cha mẹ là người thân của con cái, có tình yêu thương con cái vị tha, sẵn sàng làm hết sức mình để giúp đỡ chúng. Việc đứa trẻ không muốn giao tiếp với cha mẹ khi gặp vấn đề là một mất mát lớn. Hơn nữa, việc cha mẹ và con cái ít giao tiếp sẽ dẫn đến sự thiếu hiểu biết lẫn nhau, lâu dần sẽ dễ dẫn đến xung đột và trở nên không hạnh phúc.

Do đó, trẻ ngày càng ít nói chuyện với cha mẹ thực chất là một dấu hiệu không tốt, cha mẹ không nên coi nhẹ mà cho rằng đó là điều bình thường. Bởi khi trẻ thực sự không còn gì để nói với cha mẹ, sẽ càng rắc rối hơn khi đôi bên chỉ hòa thuận với nhau trong sự ngượng ngùng.

▶ Tại sao trẻ càng lớn càng ít nói chuyện với cha mẹ?

Thật kỳ lạ khi nói rằng khi trẻ còn nhỏ, chúng sẵn sàng chia sẻ cảm xúc của mình với cha mẹ, thì làm sao chúng lớn lên và chúng không muốn nói nhiều hơn? Theo các nghiên cứu và phân tích về tâm lý thì đây là cách nó xảy ra:

1. Không có mối quan hệ gắn bó an toàn giữa cha mẹ - con cái, và họ không ở gần nhau

Trong tâm lý học tồn tại một loại “quan hệ gắn bó an toàn”, con người có đối tượng là tín ngưỡng và gắn bó, nghĩ rằng người đó sẽ hỗ trợ mình trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Rõ ràng, trong giai đoạn đầu đời của trẻ, cha mẹ là một đối tượng lý tưởng như vậy.

Tuy nhiên, một số phụ huynh vì bận rộn công việc, sinh sống lâu năm ở nước ngoài, hoặc vì lý do nào đó mà bỏ bê con cái trong thời gian dài. Như vậy, họ đã không cung cấp đủ cho con cái cảm giác an toàn và hài lòng, để chúng tin tưởng và gắn bó. Dần dần, khi đứa trẻ lớn lên, tình cảm giữa cha mẹ và con cái ngày càng xa cách, tuy có quan hệ huyết thống nhưng không thân thiết, đứa trẻ mặc nhiên ngại nói chuyện với cha mẹ.

Con cái càng lớn càng ít nói chuyện với cha mẹ? Dấu hiệu đáng tiếc nhưng nhiều người lại lầm tưởng đó là điều đương nhiên-2

2. Đứa trẻ không nhận được sự lắng nghe và phản hồi mà chúng xứng đáng nhận được từ cha mẹ

Trẻ càng lớn càng ít thích nói chuyện với cha mẹ, có thể do đã có quá nhiều kinh nghiệm thất bại trong giao tiếp từ trước đó. Một số nhà tâm lý học cho rằng trẻ ngại giao tiếp với cha mẹ phần lớn là do cha mẹ thiếu sự lắng nghe và phản hồi, điều này làm giảm mong muốn bộc lộ mối quan tâm của trẻ với cha mẹ.

Thậm chí, một số cha mẹ và con cái giao tiếp trong một “chế độ” ngột ngạt khiến trẻ càng muốn tránh né. Ví dụ, dùng giọng điệu ra lệnh của cấp trên với cấp dưới, nói với con cái rằng chúng phải làm theo ý mình, lâu dần trẻ sẽ cảm thấy việc giao tiếp giữa cha mẹ và con cái là không cần thiết, thậm chí còn dễ nhận kết quả tiêu cực nên ngày càng ngại nói chuyện với cha mẹ. 

3.Trẻ không tự tin vào cha mẹ và không coi cha mẹ là đối tượng có thể giúp đỡ mình

Con cái giãi bày nỗi băn khoăn của mình với cha mẹ, một mặt để tìm kiếm sự giúp đỡ, mặt khác cũng mong được giải tỏa tình cảm. Vì vậy, cha mẹ phải có khả năng tiếp nhận cảm xúc của trẻ và giúp trẻ giải quyết vấn đề.

Tuy nhiên, một số cha mẹ lại cho con cái cảm giác rằng chúng “không có khả năng” và “yếu đuối”. Do đó, trẻ sẽ nghĩ rằng dù có nói với cha mẹ thì cha mẹ cũng không hiểu, dù cha mẹ có hiểu thì chúng cũng không có khả năng giải quyết, cuối cùng trẻ chọn cách im lặng và trao đổi với cha mẹ ngày càng ít thường xuyên hơn.

Con cái càng lớn càng ít nói chuyện với cha mẹ? Dấu hiệu đáng tiếc nhưng nhiều người lại lầm tưởng đó là điều đương nhiên-3

▶ Làm thế nào để trẻ lớn lên vẫn thường xuyên nói chuyện thoải mái với bố mẹ?

Việc giao tiếp thường xuyên giữa cha mẹ và con cái là rất cần thiết, có thể làm cho mối quan hệ giữa họ trở nên thân thiết, dễ dàng giải quyết những hiểu lầm và mâu thuẫn không đáng có, tăng thêm hạnh phúc cho nhau. Vậy làm thế nào để cha mẹ có thể khiến con cái nói nhiều trước mặt mình?

1. Chăm sóc con cái và cho chúng cảm giác an toàn. 

Cha mẹ là đối tượng đáng tin cậy nhất của con cái. Dù nhiều bậc cha mẹ luôn âm thầm bảo vệ con cái sau lưng nhưng điều này vẫn chưa đủ, cha mẹ phải bày tỏ tình yêu thương của mình với con cái và để bọn trẻ biết. Bởi chỉ có để trẻ biết rằng bố mẹ yêu mình thì trẻ sẽ bao dung và yêu thương bố mẹ hơn, biết nói với bố mẹ khi gặp chuyện.

Nếu cha mẹ chỉ như một ngọn núi, âm thầm che chở cho con cái, nếu con cái phản ứng chậm chạp, không cảm nhận được thì sẽ không có lợi cho sự giao tiếp giữa cha mẹ và con cái.

2. Thiết lập giao tiếp với trẻ em một cách tự do và bình đẳng. 

Cha mẹ phải luôn hiểu rằng con cái là những cá thể độc lập, chúng không phải là phụ kiện của cha mẹ, và chúng phải làm theo lời cha mẹ. Vì vậy, khi thường xuyên giao tiếp với con cái, cha mẹ nên tạo bầu không khí đối thoại tự do, bình đẳng, không để trẻ cảm thấy quá áp lực.

Hãy khuyến khích trẻ yêu cầu sự giúp đỡ và trò chuyện với chính mình khi trẻ có chuyện. Cuộc đối thoại sẽ trở nên ngày càng cởi mờ và thoải mái hơn.

Theo V.K - Vietnamnet


Nuôi Dạy Con


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.