- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Trẻ có đủ 4 nét tính cách này, khi lớn lên đa phần đều là những người lãnh đạo, cha mẹ cần chú trọng rèn luyện thêm cho con
Cha mẹ nào cũng mong con mình sau này lớn lên sẽ hạnh phúc và thành công, trở thành người tài đức ở vị trí nhà lãnh đạo để có nhiều triển vọng hơn trong cuộc sống, cũng như con đường công danh sự nghiệp.
- Loạt trò chơi trong nhà cực sáng tạo và hữu ích cho trẻ: Tết nếu phải ở nhà vì dịch Covid-19 cũng không lo bé buồn chán
- Yêu chiều, bảo bọc trẻ quá mức chưa bao giờ là tốt, phụ huynh cần học cách buông bỏ để con cái trở nên độc lập và trưởng thành
- Người mẹ than trời vì lúc nào cũng phải theo dõi, nhắc nhở con mọi thứ. Làm thế nào để trẻ có thể tự giác làm việc của chúng?
Vì vậy, nếu nhận thấy con mình có 4 đặc điểm tính cách này khi còn nhỏ, phụ huynh càng phải chú ý và tập trung rèn luyện thêm cho con bởi thực tế đã chứng minh, những đứa trẻ như vậy khi lớn lên sẽ dễ dàng trở thành “thủ lĩnh” hơn.
Trẻ có 4 đặc điểm này, khi lớn lên dễ làm nên nghiệp lớn
1. Ổn định về mặt cảm xúc, giống như một "người lớn nhỏ"
Nhiều em bé tuổi còn nhỏ nhưng lại có những suy nghĩ hành động “già trước tuổi”, mà người lớn chúng ta thường hay gọi yêu chúng là “ông cụ/bà cụ non”. Chúng thường rất cẩn thận và biết cách để đạt được mục đích của mình.
Chẳng hạn, khi thích một món đồ chơi nào đó, nhiều bé chỉ biết nói với bố mẹ là “con muốn…” nhưng loại trẻ này thì khác, chúng sẽ mở lời kiểu "Mẹ ơi, mẹ thấy đồ chơi này có vui không/ mẹ có nghĩ món đồ chơi đó đẹp không?" để bày tỏ suy nghĩ của mình, sau đó dần dần thuyết phục. Nếu mẹ đồng ý, chúng sẽ lập tức cảm ơn, khen ngợi, thậm chí cả cưng chiều mẹ….
Thông thường các bà mẹ sẽ mua đồ chơi cho con nếu tâm trạng vui vẻ và phương pháp này có thể được mẹ chấp thuận nhiều hơn. Điều đó cho thấy trẻ có trí tuệ cảm xúc cao, biết cách giải quyết vấn đề thông qua giao tiếp, nắm bắt được tâm lý người đối diện… và dễ trở thành “đầu tàu” khi lớn lên.
2. Làm “vua con” trong cộng đồng
Không khó để nhận thấy rằng sẽ có một "ông vua con" trong mỗi nhóm trẻ và tất cả bọn trẻ sẽ chạy theo sau để được chơi cùng, nghe theo lời chỉ dẫn, thậm chí bắt trước “Kid King” đó. Lý do là những đứa trẻ như vậy có kỹ năng lãnh đạo nhất định và có thể đưa ra luật chơi từ khi chúng còn nhỏ. Ngoài việc hòa đồng với hết thảy mọi người, chúng còn có thể chơi và bày trò chơi cho tất cả mọi người.
Vì vậy, sau khi trẻ lớn lên, kỹ năng tổ chức và giao tiếp mạnh mẽ của trẻ thường rất đáng kinh ngạc , trẻ sẽ thường xuyên trở thành “thủ lĩnh” trong lớp hay nhóm trẻ nào đó, hơn nữa còn được thầy cô và bạn rất yêu quý.
Do đó, nếu con em mình có lợi điểm này, cha mẹ nên quan tâm và chú trọng rèn luyện nhiều hơn để trẻ phát huy điểm mạnh cho tương lai rộng mở.
3. Tự chủ và thành thạo 4 kỹ năng sống trước 6 tuổi
Thời kỳ nổi loạn đầu tiên của trẻ xuất hiện là giai đoạn bắt đầu chớm nở của nhận thức về bản thân, nếu sự tự nhận thức này phát triển, một đứa trẻ ngoan sẽ trở nên độc lập hơn và có chủ kiến của riêng mình.
Cụ thể, nếu trẻ có thể thành thạo 4 kỹ năng sống cơ bản sau đây trước 6 tuổi thì chứng tỏ trẻ là một đứa trẻ tự lập:
1. Có thể đưa ra lựa chọn của riêng mình: thích chiếc váy màu gì và hương vị của kẹo để chọn...
2. Có thể tự đánh răng, rửa mặt và mặc quần áo cơ bản.
3. Sẽ giúp mẹ làm một số công việc nhà hạn như quét sàn, rửa bát
4. Có thể tự mình hoàn thành toàn bộ quá trình mua sắm như đi siêu thị, để trẻ tự chọn, tự thanh toán và giao tiếp với nhân viên bán hàng.
Thực tế cho thấy, những em bé luôn phụ thuộc vào cha mẹ thường khó hoàn thành được những điều lớn lao khi lớn lên. Ngược lại, đứa trẻ biết tự lập từ nhỏ mới có khả năng chinh phục những mục tiêu đặt ra một cách thuận lợi và vươn lên đạt được những điều lớn lao hơn.
4. Biểu hiện rõ ràng và biết cách kiềm chế bản thân
Thường thì trẻ không thể bày tỏ suy nghĩ của mình một cách rõ ràng khi còn nhỏ, nhưng những trẻ có tố chất lãnh đạo thì lại khác. Kiểu trẻ này không những thể hiện rõ ràng bản thân muốn gì, có khả năng gì mà còn tiết chế được cảm xúc để hành động của chúng đạt hiệu quả. Chẳng hạn, trẻ biết sử dụng “của cải nhẹ” đủ để quy tụ bạn bè; biết kỷ luật bản thân đủ để thuyết phục người khác; nhường nhịn, nhân hậu đủ để thu phục đối phương và sáng kiến đủ để dẫn dắt mọi người.
Thực tế, khả năng tổ chức và kiềm chế của bé là rất quan trọng, nếu không, trong quá trình vui chơi học tập, trẻ rất dễ phạm sai lầm nhất thời và gây gổ với các bé khác. Nhiều em bé đã biết tự kiềm chế từ nhỏ nên học tập không tồi, không cần cha mẹ và thầy cô giám sát hàng ngày, trẻ vẫn dễ dàng sắp xếp thời gian và dễ trở thành “thủ lĩnh” khi lớn lên.
Do vậy, phụ huynh cũng nên có ý thức trau dồi kỹ năng giao tiếp và diễn đạt cho trẻ để trẻ có thể bộc lộ rõ ràng nhu cầu và ý tưởng của mình. Đối với những trẻ đã có sẵn năng khiếu về khía cạnh này, cha mẹ càng nên tận dụng rèn luyện thêm cho con, như thế tương lai của bé chắc chắn sẽ càng thành công hơn.
Những hành vi không có lợi cho sự lớn lên của trẻ, cha mẹ nên dừng lại
1. Khiến trẻ em thành "chim lồng"
Nhiều bậc cha mẹ thích giữ con ở nhà , đôi khi vì quá bận rộn với công việc, đôi khi lại sợ những nguy hiểm mà con cái gặp phải khi ra ngoài nên đã “nhốt con” trong nhà. Hoặc một số bậc cha mẹ lười vận động và biến con cái thành “chim trong lồng” theo mình….
Tóm lại, dù lý do là gì, nếu trẻ thường xuyên bị nuôi nhốt ở nhà sẽ dễ ảnh hưởng đến sự phát triển xã hội và thể chất và tinh thần sau này của trẻ, khiến trẻ trở nên rụt rè, nhút nhá, thậm chí tự kỷ và không muốn giao tiếp với người khác.
2. Yêu chiều con quá mức
Cha mẹ luôn yêu con theo bản năng, tình yêu của cha mẹ dành cho con cái đều là vị tha và không cần đáp lại. Tuy nhiên, sự nuông chiều quá mức có thể khiến trẻ dễ dàng phát triển lệch lạc như kiêu căng, phụ thuộc, kỹ năng sống kém…
Do vậy, dù điều kiện kinh tế gia đình như thế nào thì bạn cũng phải dành cho con những điều tốt đẹp nhất bằng những hành động đúng đắn. Việc yêu chiều mù quáng rất bất lợi cho sự trưởng thành của con cái, trẻ dễ quên ơn, không trân trọng người khác và hay mắc sai lầm.
3. Là “chiếc ô” của trẻ
Cha mẹ rất yêu thương con cái, vì sợ con bị tổn hại nếu không có ai bên cạnh nên nhiều người không cho con làm gì. Bất cứ khi nào gặp khó khăn, cha mẹ đều lao ra phía trước và làm chiếc ô che chở cho con.
Trên thực tế, khi trẻ còn rất nhỏ, cha mẹ làm điều này thì không có vấn đề gì, nhưng sau khi trẻ lớn lên thì đừng nên, nếu không sẽ dễ khiến trẻ mất tính độc lập, không có khả năng chống chọi với thất bại. Đứa đứa trẻ sẽ thu mình lại khi có bất kỳ vấn đề gì, thậm chí trở nên tuyệt vọng nếu thiếu vắng bố mẹ vì một lý do nào đó.
Như vậy, muốn con ngày càng tốt hơn thì cha mẹ phải học cách buông bỏ, đừng giúp con mọi việc vì không phải lúc nào bạn cũng có thể ở bên con. Làm thế, sau này lớn lên trẻ sẽ khó hoàn thành được những việc lớn lao.
Theo V.K - Vietnamnet
-
Làm mẹ21 giờ trướcGen Z có lối sống, tư duy khác biệt thế hệ trước, dẫn đến khoảng cách, hiểu lầm, tranh cãi trong gia đình. Vì vậy, cha mẹ cần thay đổi cách tiếp cận trẻ
-
Làm mẹ1 ngày trướcCác cụ ngày xưa có câu: Cha mẹ sinh con trời sinh tính. Cứ cái gì không được là đổ cho… Trời.
-
Làm mẹ1 ngày trướcĐể con kiểm soát được thời gian sử dụng internet của mình, cha mẹ có thể cùng con thảo luận và ghi ra mục đích sử dụng Internet của con: học tập, giải trí, kết nối cộng đồng..., từ đó lập kế hoạch sử dụng internet của con.
-
Làm mẹ1 ngày trướcĐể phát triển chiều cao tối ưu cho trẻ, cha mẹ và bản thân các em cần quan tâm đến các giải pháp dinh dưỡng, tập luyện… ngay từ nhỏ.
-
Làm mẹ2 ngày trướcĐối với một đứa trẻ, kiên nhẫn chờ đợi hay phải kìm nén bản thân là một điều vô cùng khó khăn. Nếu không được rèn luyện kĩ năng này từ nhỏ, lớn lên con sẽ gặp nhiều trở ngại trong cuộc sống.
-
Làm mẹ2 ngày trướcThời tiết chuyển mùa, virus, vi khuẩn phát triển nên dễ gây bệnh ở trẻ. Ngoài ra do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu nên dễ mắc các bệnh lây nhiễm trong đó có ho, sổ mũi, sốt, cảm cúm….
-
Làm mẹ2 ngày trướcTiêu chảy là tình trạng thường gặp ở trẻ em, trong đó tác nhân gây tiêu chảy do rotavirus nguy hiểm hơn tiêu chảy do các nguyên nhân khác.
-
Làm mẹ2 ngày trướcBệnh trĩ ảnh hưởng đến ít nhất 25 - 35% phụ nữ mang thai, có nhiều khả năng xuất hiện hơn ở ba tháng cuối thai kỳ. Bị bệnh trĩ khi mang thai có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mẹ bầu.
-
Làm mẹ3 ngày trướcTrên thực tế, bạn hoàn toàn có thể nhẹ nhàng đối mặt với giai đoạn này của con nếu biết thay đổi bản thân mình trước hết cho phù hợp với tâm lý của trẻ.
-
Làm mẹ3 ngày trướcLà cha mẹ, một trong những nhiệm vụ của bạn là dạy con cư xử theo các chuẩn mực xã hội. Con cần phải biết nhận sai và nói lời xin lỗi.
-
Làm mẹ3 ngày trướcYêu một người là khi trái tim con hối hả trước người đó. Là trái tim của con chứ không phải ý nghĩ hay những lời nói của bạn bè. Là trái tim của con đập liên hồi khi gặp - nghĩ hay nói đến người ấy.
-
Làm mẹ4 ngày trướcNếu các phụ huynh chú ý hơn đến việc phát triển các kỹ năng mềm của con em mình, chúng sẽ lớn lên tự tin và kiên cường hơn.
-
Làm mẹ5 ngày trướcĐi bộ là một bài tập rất tốt và an toàn cho phụ nữ mang thai. Đây là một hoạt động thể chất nhẹ nhàng nhưng lại mang lại rất nhiều lợi ích cho cả mẹ và em bé.
-
Làm mẹ5 ngày trướcCai sữa cho con vào thời điểm nào là vấn đề quan tâm của hầu hết phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ. Một trong những nỗi lo lắng thường trực đó là nếu cai sữa muộn thì trẻ có bị lười ăn không?