Trẻ dưới một tuổi, mẹ càng lười biếng ở 3 điểm này thì bé càng phát triển tốt

Các chuyên gia khuyên rằng, với trẻ nhỏ dưới một tuổi, có một số điều mẹ càng lười lại càng tốt cho sự phát triển của con.

1. Lười bế con

Trẻ sơ sinh trong khoảng 3 tháng đầu đời được các bác sĩ khuyên nên hạn chế bế, bế càng ít càng tốt. Sau khi bé ngủ dậy và tâm trạng ổn định, mẹ có thể bế bé đi lại một lúc. Nhưng sự vận động không quá lớn, nên đi lại nhẹ nhàng. Mẹ nên trò chuyện với bé nhiều hơn, để bé nhìn ra xung quanh môi trường, giúp tăng cường khả năng nhận thức.

Việc bế trẻ sơ sinh thường xuyên sẽ có những ảnh hưởng nhất định:

+ Ảnh hưởng đến thời gian ngủ 

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh được giữ ở mức khoảng 20h/ngày, nếu bố mẹ thường xuyên bế trẻ sẽ dễ ảnh hưởng đến thời gian ngủ. Đồng thời khiến trẻ ỷ lại vào vòng tay của bố mẹ, phải bế mới ngủ, lúc này cha mẹ muốn sửa rất khó.

+ Không có lợi cho sự phát triển xương 

Trẻ sơ sinh trong vòng 3 tháng nên nằm ngửa thường xuyên hơn. Nguyên nhân là vì sự phát triển hệ xương của trẻ giai đoạn này chưa hoàn thiện lắm, đặc biệt là cột sống lưng và cột sống cổ còn rất mềm.

Trẻ dưới một tuổi, mẹ càng lười biếng ở 3 điểm này thì bé càng phát triển tốt-1

+ Làm tăng gánh nặng cho mẹ

Mặc dù em bé mới chào đời sẽ không quá nặng để bế nhưng việc bế em bé trong thời gian dài vẫn sẽ làm tăng gánh nặng nhất định cho mẹ. Phụ nữ mang thai sau khi sinh thường đang trong giai đoạn mong manh, dưỡng bệnh, việc bế con thường dễ dẫn đến đau lưng, thậm chí đau vết thương. Vì vậy, ở góc độ của một người mẹ mới sinh, nên bế con ít hơn.

Trẻ dưới một tuổi, mẹ càng lười biếng ở 3 điểm này thì bé càng phát triển tốt-2

2. Lười đút cho con ăn

Từ khoảng 4 đến 6 tháng là bé bắt đầu ăn bổ sung. Khi bé ăn bổ sung được một, hai tháng thì có thể dùng tay lấy thìa. Nhiều mẹ lo lắng bé không ăn được nên lúc nào cũng kè kè bên cạnh đút thức ăn, không để bé chủ động thử. Nhưng điều này sẽ không có lợi cho việc giúp bé sử dụng cầm nắm linh hoạt.

Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng những động tác tay càng phức tạp thì càng thúc đẩy chức năng tư duy não bộ, từ đó có tác động đến trí thông minh. Và khi bé còn nhỏ, thú vị nhất là ăn. Chúng ta nên tận dụng việc ăn uống để giúp bé vận động đôi tay bé bỏng. Nếu mẹ càng lười ở điểm đút cho con ăn thì lại càng có lợi cho chúng.

Trẻ dưới một tuổi, mẹ càng lười biếng ở 3 điểm này thì bé càng phát triển tốt-3

Bé tự ăn bằng tay còn có những lợi ích sau:

+ Cho bé trải nghiệm niềm vui và hứng thú với việc ăn uống.

+ Khi bé sử dụng bàn tay nhỏ là bước khởi đầu cho việc tự học ăn của mình. Nếu bé có thể thực hiện thành thạo chuỗi hành động lấy thức ăn bằng ngón tay, đưa vào miệng và nuốt sau khi nhai thì tiếp theo bé sẽ ăn bằng thìa dễ dàng hơn.

+ Tập cho bé các cử động tinh tế của tay và sự phối hợp giữa miệng với mắt.

Trẻ dưới một tuổi, mẹ càng lười biếng ở 3 điểm này thì bé càng phát triển tốt-4

3. Lười cho bé tập đi quá sớm

Sau khoảng 10 tháng bé bắt đầu dần có ý thức muốn tập đi. Hoặc cũng có những bé chậm hơn một vài tháng là bình thường. Vì mỗi bé có những khác biệt riêng nên bố mẹ không nên cho bé tập đi quá sớm. Những mẹ để con phát triển tự nhiên và lười tập đi sớm cho con lại là vấn đề hay.

Bé tập đứng, tập đi quá sớm có nhiều tác hại

+ Dễ hỏng thị lực

Trước khi bé được 1 tuổi thị giác chưa phát triển hoàn thiện. Nếu bé tập đi quá sớm, bé sẽ liên tục điều chỉnh tiêu điểm của mắt, điều này diễn ra trong thời gian dài sẽ dễ làm hỏng thị lực.

+ Ảnh hưởng đến hình dạng chân

Nếu bạn cho bé tập đi quá sớm, chắc chắn trọng lượng toàn bộ cơ thể bé sẽ dồn xuống các chi dưới. Do tác động liên tục của trọng lực theo phương thẳng đứng nên chân sẽ bị cong và biến dạng, thậm chí chân sẽ hình chữ "X" hoặc chữ "O”.

+ Dễ bị bàn chân bẹt

Việc tập đi sớm cũng khiến vòm bàn chân của bé bị áp lực bởi trọng lực, các cơ duy trì vòm chân yếu hơn nên dễ hình thành bàn chân bẹt.

Trẻ dưới một tuổi, mẹ càng lười biếng ở 3 điểm này thì bé càng phát triển tốt-5

+ Ảnh hưởng đến dáng đi

Bé tập đứng, tập đi sớm trong khi xương chi dưới và cột sống mềm sẽ không thể chịu sức nặng quá tải. Để tránh bị ngã, bé sẽ đi hai chân mở rộng và tách xa nhau hơn, từ đó ảnh hưởng đến dáng đi bình thường. 

Khi bé có 3 khả năng sau, có thể bắt đầu tập đi

- Có thể nắm tay tự nguyện, sử dụng ngón tay và ngón chân theo ý mình.
- Sức mạnh của cơ bắp chân đủ sức chống đỡ trọng lượng của bản thân.
- Cơ thể biết cách sử dụng các chi, thân trên và dưới đã phối hợp được nhịp nhàng.

Theo Minh Minh - Vietnamnet


 


Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.