- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Trẻ làm tốt 3 việc, từ học sinh trung bình cũng có thể thành học sinh giỏi
Cha mẹ cần điều chỉnh phương pháp học tập để giúp con nâng cao điểm số.
- Nhà tâm lý học tiết lộ 5 "không" để cha mẹ Hà Lan nuôi dạy những đứa trẻ hạnh phúc nhất thế giới
- Con đi học mẫu giáo về tíu tít kể "chuyện vui", mẹ nghe xong tá hỏa, vội vàng đến trường kiểm tra camera
- Thế hệ nạn nhân đầu tiên của phương pháp "giáo dục gà con": Khi cuộc đời bị chính cha mẹ hủy hoại dưới cái cớ yêu thương
Một số đứa trẻ ban đầu có thành tích học tập tốt, nhưng sau kỳ nghỉ hè, các em bị bạn cùng lớp vượt mặt. Đặc biệt đối với học sinh từ lớp 2 lên lớp 3, điểm số rất dễ tụt dốc trong học kỳ mới dù con vẫn học hành như thế.
Có những lý do như:
1. Trẻ đã không ôn tập và củng cố nghiêm túc kiến thức trong kỳ nghỉ hè. Nếu trẻ chỉ bận chơi mà không học, hai tháng cũng đủ để nới rộng khoảng cách giữa những đứa trẻ.
2. Phần lớn kiến thức của lớp 1 và lớp 2 ở bậc tiểu học thường rất đơn giản, gần như trẻ mới chỉ bắt đầu làm quen với mặt chữ và các con số. Giáo viên chủ yếu chỉ dạy trẻ biết đọc, viết, các phép tính cộng, trừ, nhân, chia. Lúc này, trẻ không cần tư duy phức tạp và có thể nắm vững hầu hết kiến thức bằng cách học thuộc lòng, đặc biệt là một số trẻ đã tham gia lớp học thêm trước khi học tiểu học nên có thể đạt điểm cao một cách dễ dàng.
Tuy nhiên, khi trẻ lên lớp 3, kiến thức nâng cao hơn rất nhiều. Dù là đọc, viết hay làm Toán thì trẻ cần có tự duy học tập và phương pháp học nhất định thì mới có kết quả tốt. Những đứa trẻ học tập chỉ dựa vào phương pháp học thuộc lòng sẽ có kết quả học tập sa sút nghiêm trọng.
Ảnh minh họa
Lúc này, cha mẹ chỉ cần điều chỉnh phương pháp học tập của trẻ sẽ giúp trẻ nâng cao điểm số. Lưu ý 3 điều sau đây:
Xem bài trước khi đến lớp
Xem bài trước khi đến lớp không chỉ là đọc lướt qua một lượt mà khi đọc còn cần tìm hiểu sâu, chỉ ra những điểm mấu chốt, những khó khăn, điểm còn nghi ngờ trong bài học. Cha mẹ hãy hướng dẫn trẻ suy nghĩ kỹ xem nội dung đó có liên quan như thế nào với bài học trước. Nếu sau giờ học mà trẻ vẫn chưa hiểu rõ điểm nào đó, hãy nhớ hỏi ý kiến giáo viên kịp thời và cải thiện ngay.
Kiểm tra mức độ tiếp thu kiến thức trên lớp
Việc trẻ tiếp thu kiến thức trên lớp quyết định điểm số, phụ huynh phải đánh giá xem con mình hiểu bài hay chưa bằng những cách sau:
① Trước khi làm bài tập về nhà, phụ huynh có thể kiểm tra vở ghi chép và bài kiểm tra trên lớp của con mình.
② Đừng vội giúp con làm bài tập về nhà, trước tiên hãy kiên nhẫn quan sát cách con làm để biết con nắm kiến thức tới đâu. Nếu trẻ làm nhanh và có độ chính xác cao chứng tỏ trẻ đã tiếp thu kiến thức trên lớp tốt.
③ Trước khi chính thức bắt đầu làm bài tập về nhà, phụ huynh có thể liệt kê những điểm kiến thức chính ra giấy để trẻ có thể nhớ lại được nhiều nội dung trọng tâm nhất có thể.
Rèn luyện sau giờ học
Sau mỗi học phần, cha mẹ nên hướng dẫn con tóm tắt lại kiến thức các môn chính để kiểm tra kết quả học tập. Từ đây xác định con còn yếu ở đâu, bổ sung kịp thời những kiến thức còn thiếu hụt. Khi gặp phải những kiến thức mà con thường xuyên mắc lỗi, hãy chuẩn bị một cuốn vở để ghi chú những điểm cần ghi nhớ rồi xem lại hàng ngày.
Hãy tạo cho con thói quen đọc sách để nâng cao kiến thức ngoài trường lớp. Bằng cách đọc các tài liệu mới, trẻ sẽ học được nhiều từ, kiến thức mới - những thứ có thể xuất hiện trong một bài kiểm tra. Bạn có thể tham khảo đề xuất về những cuốn sách nên cho con đọc từ trường hoặc từ các thư viện công cộng.
Một bài kiểm tra không phải là thước đo hoàn hảo về những gì đứa trẻ có thể làm bởi có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến điểm số. Nếu bạn quá nhấn mạnh, quan tâm việc con được điểm cao, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu và điều này ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của trẻ trước mỗi bài kiểm tra.
Bên cạnh đó, hãy khen ngợi con vì những điều đã làm tốt. Cách này giúp con có động lực và sẽ làm hết sức mình.
Theo Phụ nữ Việt Nam
-
Làm mẹ53 phút trướcĐại học Harvard đã khảo sát 10.000 để thống kê, phân tích và kết luận: Thành công của một người liên quan trực tiếp đến những trải nghiệm thời thơ ấu.
-
Làm mẹ1 ngày trướcYêu thương vốn là thứ vô hình, vô thanh. Nên nhiều khi cha mẹ hay nói: Lớn lên con sẽ hiểu cha mẹ yêu con nhường nào.
-
Làm mẹ1 ngày trước“Tôi không đối xử với các con như trẻ con, không la mắng chúng. Tôi không bao giờ bắt chúng phải học. Tôi không kiểm tra bài tập về nhà của chúng. Đó là trách nhiệm của bọn trẻ”.
-
Làm mẹ2 ngày trướcĐa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.
-
Làm mẹ3 ngày trướcNgười mẹ tấn công người bán hàng và cắn nhân viên bảo vệ sau khi con trai bị bắt quả tang lấy trộm trà sữa.
-
Làm mẹ3 ngày trướcViệc nói chuyện không kiểm soát, tiết lộ thông tin riêng tư của con cái đôi khi sẽ gây ra rắc rối lớn cho cả bạn và con cái bạn.
-
Làm mẹ3 ngày trướcThực tế, có những khuyết điểm ở trẻ không thực sự là khuyết điểm mà lại là dấu hiệu cho thấy trẻ rất có triển vọng trong tương lai.
-
Làm mẹ3 ngày trướcTrẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?
-
Làm mẹ4 ngày trướcTrong nhịp sống hiện đại, nhiều bậc phụ huynh lo ngại khi con mình ngày càng ít vận động, chủ yếu dành thời gian cho việc học và các thiết bị điện tử. Thói quen này có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ. Giúp con cân bằng giữa học tập, thư giãn và vận động là điều trăn trở của nhiều bậc cha mẹ.
-
Làm mẹ4 ngày trướcTheo các chuyên gia, thế hệ gen Z rất mong muốn được tôn trọng sự khác biệt, khao khát được lắng nghe, thấu hiểu. Chỉ khi đó mới có thể “bắt sóng” được các em và đồng hành về tinh thần.
-
Làm mẹ4 ngày trướcTỷ phú Bill Gates từng có thái độ cứng đầu và thách thức cha mẹ thời niên thiếu. Ông bà Gates đã làm gì để giải quyết chuyện đó?
-
Làm mẹ4 ngày trướcTS. Vũ Việt Anh - Chuyên gia giáo dục nhận định, vấn đề trẻ chịu áp lực từ học tập dẫn tới hành động tiêu cực như bỏ nhà đi, thậm chí tìm đến cái chết là thực trạng đau lòng mà những người làm giáo dục và tâm lý phải đối mặt hàng ngày.
-
Làm mẹ5 ngày trướcCha của tỷ phú Facebook từng đưa ra 2 lựa chọn cho con trai: Hoặc là có cơ hội học tại Harvard, hoặc là ông sẽ mua một cửa hàng nhượng quyền McDonald's để anh điều hành.