Trẻ luôn đố kỵ với những thứ của người khác dù chúng cũng chẳng thiếu thốn gì, phải làm sao?

Trẻ đố kỵ với đồ của người khác là chuyện bình thường. Chỉ cần cha mẹ hướng dẫn đúng cách, trẻ có thể xử lý đúng cảm xúc và bày tỏ nhu cầu của mình một cách hợp lý.

Một người mẹ cho biết, con gái cô đến nhà bạn cùng lớp chơi, nhìn thấy con búp bê Barbie của bạn thì liền ôm chơi riết không thể bỏ xuống. Khi về nhà, cô bé đã năn nỉ mẹ mua cho mình một con như vậy. Người mẹ từ chối vì ở nhà cô bé cũng đã có rất nhiều búp bê Barbie và kết quả là cô con gái đã khóc lóc không ngừng, thậm chí còn nói rằng mẹ không yêu mình nữa.

Trẻ luôn đố kỵ với những thứ của người khác dù chúng cũng chẳng thiếu thốn gì, phải làm sao?-1

Điều này khiến người mẹ rất buồn bởi thường ngày cô luôn đáp yêu chiều và đáp ứng gần như mọi yêu cầu của con gái. Vậy mà cứ khi nào nhìn thấy những gì người khác có, cô bé liền thể hiện ánh mắt ghen tị và xuýt xoa vì điều đó mặc dù ở nhà nó cũng đã có những thứ tương tự. Người mẹ vì thế rất lo lắng không biết con như vậy có phải là hư không?

Nhiều bậc cha mẹ đã gặp phải trường hợp tương tự, và giống như người mẹ này, họ cảm thấy hành vi của đứa trẻ là biểu hiện của sự phù phiếm. Trên thực tế, lý do đằng sau điều này thực sự không đơn giản.

Tại sao trẻ em lại ghen tị với những gì người khác có?

Khi một đứa trẻ được sinh ra, nó có 3 cảm xúc nguyên thủy: sợ hãi, tức giận và yêu thương. Khi bé lớn lên, cảm xúc của bé cũng dần được bồi đắp, thay đổi. Khoảng 6 tháng tuổi, em bé sẽ bắt đầu cảm thấy sợ hãi, tức giận và có các cảm xúc khác. Trong độ tuổi từ 2 đến 5, cảm xúc của em bé sẽ phân hóa sâu hơn thành những cảm xúc giống người lớn như xấu hổ, thất vọng và ghen tị. Vì vậy, đố kỵ thực chất là một biểu hiện tất yếu của sự phát triển tâm lý của trẻ đến một giai đoạn nhất định.

Đố kỵ, về bản chất, là ước muốn của một người được giống như những người khác, có được những điều đẹp đẽ mà hiện tại họ không có. Khi trẻ nhìn thấy những điều mới mẻ, được thúc đẩy bởi sự tò mò bên trong, chúng sẽ nảy mầm mong muốn.

Tuy nhiên, nếu đứa trẻ thường tỏ ra ghen tị với những thứ của người khác, cha mẹ có thể tự hỏi liệu những nhu cầu hợp lý của đứa trẻ có thường được đáp ứng hay không, từ đó khiến đứa trẻ cảm thấy thiếu thốn về vật chất.

Chẳng hạn, khi con gái học lớp một, người mẹ kể trên đã cho đi gần hết số đồ chơi của con gái hết để con tập trung học hành. Con gái chị vì điều này đã buồn bã trong một thời gian dài. Sau đó, mỗi lần được đến nhà bạn bè chơi, cô bé luôn ghen tị với đồ chơi của người khác và thường không muốn về nhà. Thậm chí có lần cô bé còn bí mật mang đồ chơi của banh về nhà để chơi cùng. Nguyên nhân là do nhu cầu của trẻ lâu dài không được đáp ứng.

Cũng có một số trẻ em, mặc dù bố mẹ chúng thường mua cho chúng đủ thứ. Nhưng vì những thứ này không phải do các bé tự chọn mà là do bố mẹ mua theo sở thích riêng. Khi một đứa trẻ thấy người khác có điều gì đó mà nó thích trong lòng, nó cũng sẽ cảm thấy ghen tị.

Mặc dù trẻ ghen tị với những thứ của người khác là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu cha mẹ không hướng dẫn con đúng cách, không chỉ bỏ lỡ cơ hội cho con học mà còn có thể làm bùng phát những cảm xúc tiêu cực khác ở con.

Trẻ luôn đố kỵ với những thứ của người khác dù chúng cũng chẳng thiếu thốn gì, phải làm sao?-2

Một số sai lầm cha mẹ thường mắc phải khi con cái ghen tị với những thứ của người khác

1. Coi thường các món đồ mà trẻ yêu thích 

Những bậc cha mẹ như vậy thường gạt đi không đáp ứng và nói với con cái rằng đồ chơi của người khác không tốt hoặc chúng không tốt bằng đồ chơi của trẻ. Hành vi này có thể khiến trẻ cảm thấy rằng nhu cầu của chúng không được cha mẹ hiểu và như vậy trong tương lai, chúng không còn sẵn sàng bày tỏ nhu cầu của mình với cha mẹ.

2. Những gì người khác có, chúng ta cũng phải có

Kiểu cha mẹ này hay có tâm lý không muốn con mình phải thua kém người khác, thế nên chỉ cần con muốn, họ sẽ cố gắng hết sức để con thỏa mãn. Sự thỏa mãn quá mức này sẽ khiến đứa trẻ không có cảm giác hợp lý về ranh giới. Lâu dần, trẻ sẽ nghĩ rằng chỉ cần chúng muốn là sẽ có được.

3. Chỉ trích đứa trẻ

Những bậc cha mẹ như vậy cảm thấy rằng việc con cái ghen tị với người khác khiến họ bị coi thường, thậm chí nhục nhã kiểu như họ bị người khác nghĩ rằng bản thân kém cỏi, không đáp ứng được nhu cầu của con cái. Do đó, họ thường có xu hướng buộc tội đứa trẻ, chỉ trích mắng mỏ chúng khiến chúng luôn cảm thấy mình sai trái và đáng xấu hổ khi ghen tị với người khác.

4. Tỏ ra khó khăn, tội nghiệp với con cái

Một số phụ huynh sẽ trực tiếp nói với con cái của họ rằng không ai trong gia đình chúng tôi có tiền để mua nó, rằng nhà ta khó khăn hay bố mẹ nghèo nên con đừng đòi hỏi…. Câu trả lời như vậy thường sẽ khiến đứa trẻ cảm thấy tự ti, buồn bã không tốt cho sự phát triển tính cách sau này.

Trẻ luôn đố kỵ với những thứ của người khác dù chúng cũng chẳng thiếu thốn gì, phải làm sao?-3

Làm thế nào để cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ một cách chính xác khi chúng ghen tị?

Trước hết, chúng ta có thể đồng cảm với trẻ, khuyến khích trẻ bày tỏ cảm xúc của mình và hỏi trẻ đặc điểm của món đồ chơi mà trẻ ghen tị.

Ví dụ, người mẹ mà chúng tôi đã đề cập trước đó, con gái cô ấy rất thích búp bê Barbie của người bạn cùng lớp. Trong trường hợp này, gười mẹ có thể nói với con gái của mình: "Con rất buồn vì không có búp bê Barbie như vậy. Con có thể nói cho mẹ biết, có sự khác biệt nào giữa búp bê Barbie của bạn con và những con mà con đang có sẵn ở nhà?...". Và sau khi trẻ trả lời, mẹ có thể tiếp tục: "Chà, thảo nào con thích nó đến vậy!"…

Làm như vậy không chỉ giúp trẻ giải phóng cảm xúc đố kỵ và tìm ra lối thoát cho cảm xúc mà còn rèn luyện khả năng quan sát của trẻ.

Sau đó, hướng dẫn trẻ nghĩ về điều mà chúng ghen tị, xem nó có thực sự cần thiết không hay chỉ là mong muốn nhất thời.

Điều này đòi hỏi chúng ta phải hướng dẫn trẻ suy nghĩ về những gì chúng cần và những gì chúng muốn. Những thứ không thể thiếu trong cuộc sống như cơm ăn, áo mặc, nước uống đều là những thứ cần thiết. Những gì chúng ta muốn có nghĩa là chúng ta có thể sống mà không có những thứ này, chẳng hạn như đồ ăn nhẹ, đồ chơi,…

Trước khi bố mẹ đưa con đi siêu thị, họ có thể cùng con chơi một trò chơi nhỏ để phân biệt nhu cầu và mong muốn. Cùng con lập danh sách mua sắm, sau đó sắp xếp các mặt hàng trong danh sách mua sắm theo nhu cầu và mong muốn của bạn. Khi trẻ học cách phân biệt những gì cần thiết và những gì muốn, chúng cũng sẽ học cách tiêu dùng hợp lý.

Trẻ luôn đố kỵ với những thứ của người khác dù chúng cũng chẳng thiếu thốn gì, phải làm sao?-4

Cuối cùng, cha mẹ có thể dạy con thể hiện đúng nhu cầu.

Chúng ta có thể dạy trẻ em nói với nhau về nhu cầu của chúng. Ví dụ, khi trẻ ghen tị với con búp bê của người khác, chúng ta có thể hướng dẫn trẻ và chủ động nói với người kia: "Chị ơi, búp bê của chị dễ thương quá! Chị cho em mượn chút được không? Chúng ta đổi đồ chơi với nhau một lúc nhé...”.

Nếu bên kia từ chối yêu cầu của trẻ, chúng ta có thể nói với trẻ rằng thích không có gì sai, nhưng thích không nhất thiết phải chiếm hữu. Người khác có những thứ chúng ta không có, và chúng ta có những thứ mà người khác không có.

Nói tóm lại, trẻ đố kỵ với đồ của người khác là chuyện bình thường. Chỉ cần cha mẹ hướng dẫn đúng cách, trẻ có thể xử lý đúng cảm xúc và bày tỏ nhu cầu của mình một cách hợp lý.

Theo V.K - Vietnamnet


Nuôi Dạy Con


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.