Trẻ mắc lỗi nhưng không chịu nhận lỗi? 5 gợi ý hữu ích cho cha mẹ để giúp trẻ nhận biết sai lầm, biết xin lỗi và sửa sai

Trẻ mắc lỗi nhưng không chịu nhận lỗi? 5 gợi ý hữu ích cho cha mẹ để giúp trẻ nhận biết sai lầm, biết xin lỗi và sửa sai

Đôi khi được bố mẹ nhắc nhở, nhiều bé còn rất cố chấp và bướng bỉnh, thậm chí không nghe lời ma còn phản kháng lại đầy tiêu cực. Trong tình huống này, các bậc phụ huynh nên làm gì?

Trẻ mắc lỗi nhưng không chịu nhận lỗi? 5 gợi ý hữu ích cho cha mẹ để giúp trẻ nhận biết sai lầm, biết xin lỗi và sửa sai-1

Theo các nhà tâm lý học, không phải em bé nào cũng dễ dạy bảo và vâng lời nhưng điều đó không có nghĩa là trẻ hư. Lý do trẻ cứng đầu có thể chỉ là do bé chưa biết cách nhận lỗi và sửa sai, trẻ sợ bố mẹ trách phạt nên không có dũng cảm nhận lỗi. Vì vậy, khi gặp tình huống như vậy, cha mẹ đừng quá nóng vội mà nên chủ động thực hiện từng bước để giúp trẻ bình tĩnh nhận ra lỗi của mình, xin lỗi và sửa sai. Đó cũng là điều mà cha mẹ nên chủ động dạy trẻ sớm.

Đầu tiên, cha mẹ phải đặt tâm thế đúng

Theo các chuyên gia, việc con cái mắc lỗi không có gì là ghê gớm, điều khủng khiếp là cha mẹ chúng lại coi thường vấn đề con mắc lỗi. Chẳng hạn, một số phụ huynh dễ dàng bỏ qua, thậm chí lờ đi trước lỗi lầm của trẻ. Điều này sẽ khiến trẻ không nhận biết được lỗi lầm của mình và càng ngày càng phạm sai lầm nhiều lần hơn.

Ngược lại, nhiều bậc cha mẹ thường đối xử với lỗi lầm của con cái theo cách cảm tính, nặng lời, mắng nhiếc. Hành vi này cũng không những không có tác dụng “sửa sai” mà còn ảnh hưởng đến ý thức gần gũi cha mẹ của trẻ, dễ dẫn đến sự trẻ có tâm lý nổi loạn. 

Vì vậy, khi trẻ mắc lỗi, trước hết cha mẹ phải quản lý cảm xúc của mình, hãy tâm niệm “sai lầm là cơ hội tốt nhất để trẻ học hỏi”, “biết sai lầm và sửa sai là một bé ngoan" để điều chỉnh tâm lý cho phù hợp.
Việc cho phép một đứa trẻ mắc sai lầm khi còn nhỏ là để đảm bảo rằng chúng không mắc phải những sai lầm chết người sau khi đặt chân vào xã hội.

Trẻ mắc lỗi nhưng không chịu nhận lỗi? 5 gợi ý hữu ích cho cha mẹ để giúp trẻ nhận biết sai lầm, biết xin lỗi và sửa sai-2

Thứ hai, cha mẹ cần hiểu tâm lý con cái để chúng nói thật

Tại sao trẻ không chịu thừa nhận lỗi lầm của mình? Đa phần trẻ lo lắng sẽ bị bố mẹ la mắng, đánh đập sau khi nhận lỗi nên các em có cảm giác sợ hãi, không thừa nhận lỗi lầm như một cách tự bảo vệ mình, thậm chí một số trẻ sẽ ngụy biện hoặc che giấu trong tiềm thức sau khi mắc lỗi.

Thực ra, điều này không có gì khó hiểu, bởi ai trong chúng ta cũng từng là một đứa trẻ, từng mắc lỗi, từng bị la mắng. Nếu đặt mình vào vị trí của trẻ, cách khác, bạn có thể hiểu được tâm lý của trẻ là như thế nào. Do đó, đừng mắng con ngay khi thấy con mắc lỗi, cha mẹ hãy bình tĩnh trao đổi với con và đưa ra những hướng dẫn, góp ý tương ứng.

Khi trẻ biết mình mắc lỗi, cha mẹ không những không phạt, mắng mà còn hướng dẫn, chỉ bảo cho trẻ những việc cần làm, lần sau trẻ sẽ dũng cảm kể cho bạn nghe những việc mình đã làm.

Thứ ba, giúp trẻ nhận ra lỗi lầm của mình

Trẻ em mắc lỗi, và nhiều khi chúng không biết mình sai ở đâu. Do vậy, thay vì chỉ trách mắng chúng, cha mẹ nên giúp con phân tích nguyên nhân lỗi một cách khách quan để đứa trẻ nhận ra điều gì không ổn? Tại sao điều này là sai? Hậu quả của lỗi này là gì? Có thể làm gì để tránh mắc sai lầm?

Trong trường hợp bạn chưa phân trần được liệu ai đúng ai sai và lỗi là do ai, thì đừng nên vội vàng quyết định và ép trẻ nhận lỗi. Có một vài trường hợp việc đầu tiên phải làm là chủ động đặt niềm tin lên hàng đầu và nhìn nhận một cách khách quan.

Trẻ mắc lỗi nhưng không chịu nhận lỗi? 5 gợi ý hữu ích cho cha mẹ để giúp trẻ nhận biết sai lầm, biết xin lỗi và sửa sai-3

Nếu ép trẻ nhận lỗi có thể làm trẻ ức chế và tổn thương, cảm giác không được tôn trọng và không nhận được sự tin tưởng của cha mẹ thì đối với trẻ mà nói thì thật không ổn chút nào.

Là người lớn hãy chủ động thấu hiểu và điều tra thật kỹ tình huống. Nếu lỗi là của trẻ hãy giúp trẻ nhận ra lỗi và nhẹ nhàng khuyên bảo để trẻ xin lỗi. Còn trẻ không sai và được bố mẹ công nhận, chúng sẽ càng tin tưởng vào họ hơn, từ đó sẵn sàng chia sẻ và không giấu giếm của những lần sau.

Chỉ bằng cách này, cha mẹ mới có thể giúp con cái trưởng thành từ những sai lầm, và về cơ bản, con cái của họ phải chịu trách nhiệm về những hành động của chúng.

Thứ 4, cha mẹ là tấm gương cho con

Cha mẹ luôn là tấm gương cho trẻ, ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức của trẻ, vậy nên mọi hành động của bạn đều được trẻ ghi nhớ và học lại. Vì thế một khi muốn dạy trẻ bất kỳ điều gì thì đầu tiên cha mẹ phải là người chủ động làm điều đó trước.

Ví dụ, khi làm sai điều gì với người khác hay với trẻ như thất hứa, quên ngày sinh nhật hay quên hôn chúc bé ngủ ngon chẳng hạn, bạn cần nên xin lỗi trước mặt trẻ để giúp trẻ hiểu rằng xin lỗi cũng thật đơn giản và dễ dàng biết bao. Hãy là người chủ động xin lỗi để trẻ có thể bắt chước theo bạn, đừng vì tự ái hay xấu hổ mà quên đi lời xin lỗi bởi trẻ có thể sử dụng điều đó để phản bác lại bạn đấy! Hãy để trẻ học cách nhận biết lỗi sai của mình theo cách của của một đứa bé chứ không phải theo cách của người lớn.

Trẻ mắc lỗi nhưng không chịu nhận lỗi? 5 gợi ý hữu ích cho cha mẹ để giúp trẻ nhận biết sai lầm, biết xin lỗi và sửa sai-4

Thứ 5, dạy bé cách xin lỗi chân thành

Một số bố mẹ có xu hướng ép con nhận lỗi, nếu không sẽ bị đánh mắng. Do đó, đôi khi việc trẻ xin lỗi chỉ để đối phó, xin lỗi cho xong chuyện nên gượng ép và hời hợt. Lời xin lỗi kiểu này không giải quyết được gì mà còn làm mọi chuyện tệ hơn. Vì thế, trước khi dạy trẻ xin lỗi, bố mẹ phải chắc chắn rằng con mình đã hiểu rõ lỗi lầm của bản thân và đó là lý do trẻ phải xin lỗi.

Cách xin lỗi đúng và chân thành là nhìn thẳng vào người được xin lỗi và thể hiện được sự hối lỗi thật sự thông qua biểu cảm gương mặt, cách nói… để nhận được sự tha thứ. Tuy nhiên khi trẻ chưa sẵn sàng, bạn cũng không nên ép buộc trẻ phải xin lỗi gấp gáp, thay vào đó bạn có thể cho trẻ thêm thời gian, đồng thời bình tĩnh phân tích và động viên trẻ mạnh dạn nhận lỗi và nói lời xin lỗi. Đứa trẻ có lỗi nhưng biết sai và sửa sai là một đứa trẻ ngoan và dũng cảm.

Theo V.K - Vietnamnet


Dạy con

Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.