- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Tác giả sách thiếu nhi nổi tiếng ở TQ khuyên: Trẻ con cần phải chơi nhiều, kể cả khi chúng không đi học mẫu giáo
Có rất nhiều lợi ích khi trẻ vui chơi nhưng bố mẹ vì một số lý do cá nhân nên nhốt con cái trong nhà, điều này gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng.
Khi trẻ còn nhỏ, trước độ tuổi đi học, điều quan trọng nhất đối với chúng là được vui chơi, khám phá thế giới. Nếu bố mẹ cấm cản trẻ vui chơi, điều này sẽ tác động rất lớn đến tính cách và tâm lý của trẻ.
Trịnh Uyên Khiết là một tác giả thiếu nhi, đồng thời là người sáng lập, nhà văn duy nhất của Tạp chí văn học thiếu nhi và được ví như Vua truyện cổ tích ở Trung Quốc. Ông từng nói rằng: "Hãy cho trẻ em chơi thật nhiều trước năm 6 tuổi. Cái gọi là nghịch ngợm thực chất là để bọn trẻ có thể tận hưởng tuổi thơ một cách vui vẻ trước khi học ở trường".
Tác giả Trịnh Uyên Khiết được ví như Vua truyện cổ tích ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ ngày nay lại đặt ra quá nhiều quy tắc để ngăn cản việc con cái chơi đùa. Họ không cho trẻ chạm vào bất cứ đồ gì vì sợ nhà cửa lộn xộn, không cho trẻ nghịch bùn đất vì sợ bẩn mang bệnh, không cho trẻ chơi với nhiều bạn bè vì sợ nhiễm thói hư tật xấu… Thậm chí, họ còn nhốt trẻ trong nhà để giảm thiểu những rắc rối do trẻ gây ra.
Con trai cô Trần bình thường đi nhà trẻ 5 ngày trong 1 tuần. Cuối tuần, cô Trần vẫn lu bu công việc nên ít khi dẫn con ra ngoài chơi. Thỉnh thoảng có ông bà đến chơi thì cậu bé được dẫn đi đây đi đó bên ngoài.
Sau một thời gian dài, con trai cô Trần có vẻ đã quen với việc ở nhà một mình và không bao giờ đòi ra ngoài chơi. Ngay cả khi cô Trần thong thả công việc, dẫn con xuống chung cư chơi đùa cùng với bọn trẻ khác, cậu bé cũng chỉ đứng bên ngoài quan sát. Cậu bé không biết cách tham gia chơi cùng, đôi lúc lại cãi nhau và các bạn không muốn chơi với cậu nữa.
Mặc dù cậu bé rất muốn chơi cùng với những bạn khác nhưng không biết tham gia như thế nào. Cậu bé cứ đứng đó đợi người khác tới mời mình chơi nhưng chờ hoài vẫn chẳng có ai để ý. Thấy như vậy, cô Trần động viên con mình chủ động tới chơi với các bạn. Thế nhưng, cậu bé cứ ấp a ấp úng, không biết làm như thế nào rồi bỏ cuộc, đòi mẹ đưa về nhà.
Tại sao việc cản trở trẻ vui chơi, nhốt chúng ở nhà hại nhiều hơn lợi?
Trên thực tế, việc giữ trẻ ở nhà lâu ngày có thể khiến chúng trở nên ít nói, gây ra các vấn đề về ngôn ngữ và tâm lý. Một số trẻ sẽ nói chậm, tự kỷ, trầm cảm và điều này rất khó phát hiện trong thời gian đầu.
Khi bố mẹ giữ trẻ ở nhà, để chúng thường xuyên chơi một mình, không cho tiếp xúc với bạn bè chính là cắt đứt sự kết nối trẻ với thế giới bên ngoài. Lúc này, trẻ cũng có xu hướng trở nên rụt rè, ngại bày tỏ ý kiến, không dám thử bất cứ điều gì. Trẻ không muốn tiếp xúc với người khác và không biết chơi đùa cùng các bạn như thế nào.
Nếu bố mẹ cản trở trẻ vui chơi, nhốt chúng ở nhà thường xuyên sẽ mang tới nhiều hậu quả đáng tiếc. (Ảnh minh họa)
Khi bố mẹ cản trở việc trẻ vui chơi bên ngoài, một số trẻ sẽ nảy sinh tâm lý bực bội, cáu gắt vì thường xuyên phải ở nhà một mình.
Tác giả Trịnh Uyên Khiết còn nói rằng: "Trẻ con cần phải chơi nhiều, kể cả khi chúng không đi học mẫu giáo". Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc cho trẻ vui chơi là như thế nào. Dù trẻ không đi học mẫu giáo vì một số lý do như dịch COVID-9 chẳng hạn, nhưng nếu bố mẹ thường xuyên để con tiếp xúc với thế giới bên ngoài, trẻ vẫn học nhiều điều và phát triển bình thường.
Bên cạnh đó, nếu trẻ không được thường xuyên ra ngoài hoạt động sẽ ảnh hưởng nhiều tới thể chất, đặc biệt là thị lực. Khi trẻ ở nhà nhiều, chúng có xu hướng xem TV, dùng điện thoại, máy tính bảng của bố mẹ. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới thị lực.
Ngoài ra, việc trẻ lâu không vận động còn khiến chúng dễ bị béo phì, khả năng miễn dịch kém, hay ốm vặt.
Tóm lại, việc bố mẹ cản trở trẻ vui chơi, đặc biệt trẻ dưới 6 tuổi không chỉ ảnh hưởng tới tính cách, thể chất mà còn có những nguy cơ tiềm ẩn vì sự thiếu an toàn.
Theo Nhịp Sống Việt
-
Làm mẹ12 giờ trướcHãy trân trọng đứa trẻ dám cười và khóc, bởi nụ cười, nước mắt của trẻ dành cho người thân yêu thể hiện sự tin tưởng tuyệt đối.
-
Làm mẹ16 giờ trướcCha mẹ yêu con không phải bằng cách cho nhiều tiền tiêu vặt, mặc đồ đắt tiền mà là quan tâm hơn đến việc học, dành thời gian và tiền bạc để rèn luyện con cái.
-
Làm mẹ21 giờ trướcCon trai dù đã 30 tuổi nhưng đi đâu, đi với ai, làm gì... đều phải tuân thủ chế độ báo cáo một cách nghiêm ngặt với người mẹ.
-
Làm mẹ23 giờ trướcSau khi "đánh tiếng" với giáo viên, Hoắc Tư Yến cũng có một số hành động thiết thực giúp con trai mạnh mẽ hơn.
-
Làm mẹ1 ngày trướcNếu trẻ chậm nói, người mẹ hãy kiểm tra thử bản thân có đang mắc phải một số sai lầm trong quá trình con mình đang học nói hay không.
-
Làm mẹ1 ngày trướcTrên thực tế, điểm số của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, khoa học đã chứng minh, trẻ ngủ nhiều và trẻ ngủ ít có sự chênh lệch lớn về phát triển trí não.
-
Làm mẹ1 ngày trướcCó một giai đoạn khoảng 4 tháng cuối năm con 10 tuổi, con chị Hương có dấu hiệu trầm cảm, ngày chỉ ngủ từ 2h đến 4h. Rồi đến năm 12 tuổi, con lại gặp một vấn đề khác: Mê game.
-
Làm mẹ1 ngày trướcDù bận rộn với công việc, nhưng anh vẫn luôn sắp xếp để có nhiều thời gian ở bên gia đình.
-
Làm mẹ2 ngày trướcCha mẹ nhìn xa trông rộng để lại cho con cái họ 3 điều này, tin chắc rằng cuộc đời của con cái họ sẽ thuận buồm xuôi gió.
-
Làm mẹ2 ngày trướcCách xử lý của ông bố được nhiều người đồng tình nhưng cũng gây ra tranh cãi.
-
Làm mẹ2 ngày trướcTrong tâm lý học tồn tại 'hiệu ứng quá giới hạn'. Đây là hiện tượng tâm lý có phần tiêu cực của con người xảy ra khi bị kích thích quá nhiều, quá mạnh và thời gian tác dụng quá lâu sẽ dẫn đến tâm lý cực kỳ khó chịu và phản kháng.
-
Làm mẹ3 ngày trướcMuốn tránh được một số mẫu thuẫn không đáng có, phụ huynh cần phải biết được những thời điểm nhạy cảm không nên mắng con.
-
Làm mẹ3 ngày trước'Đứa trẻ sẽ trở thành người như nào với môi trường sống như vậy'?
-
Làm mẹ3 ngày trướcKhông đợi đến khi vào đại học, nhiều đứa trẻ Việt Nam đã "chết dần" theo cách đó ngay từ thời phổ thông.