Trẻ ‘nói hai câu là khóc’, không phải là trái tim thủy tinh bẩm sinh, cha mẹ nên nhìn nhận từ khía cạnh này kéo hối không kịp

Khóc là một khả năng bẩm sinh của em bé. Một tiếng khóc khi mới sinh là dấu hiệu cho thấy trẻ đến thế giới này. Và trước khi học nói, tiếng khóc có thể thể hiện tất cả cảm xúc của trẻ. Nhưng nếu lớn hơn, trẻ vẫn thích khóc thì đây là vấn đề đáng báo động!

Những đứa trẻ khóc khi đòi ăn sữa.

Trẻ ‘nói hai câu là khóc’, không phải là trái tim thủy tinh bẩm sinh, cha mẹ nên nhìn nhận từ khía cạnh này kéo hối không kịp-1

Khóc là một khả năng bẩm sinh của em bé. Một tiếng khóc khi mới sinh là dấu hiệu cho thấy trẻ đến thế giới này. Và trước khi học nói, tiếng khóc có thể thể hiện tất cả cảm xúc của trẻ.

Khi trẻ học cách nói, học cách thể hiện cảm xúc, khóc dần dần rời xa cuộc sống của con. Chỉ lúc vạn bất đắc dĩ trẻ mới khóc, còn sẽ không khóc, bởi lẽ khóc sẽ bị người khác chê cười. 

Nếu trẻ em quá thích khóc, cha mẹ nên chú ý

My chính là một cô bé mít ướt: xem phim hoạt hình sẽ khóc, chơi đồ chơi sẽ khóc, thậm chí ngay cả không tìm được bánh quy mình thích ăn nhất sẽ khóc.

Trẻ ‘nói hai câu là khóc’, không phải là trái tim thủy tinh bẩm sinh, cha mẹ nên nhìn nhận từ khía cạnh này kéo hối không kịp-2

Đối mặt với đứa con gái giống như Lâm Đại Ngọc này, mẹ của My thật sự cảm thấy rất bất lực. Rõ ràng bố mẹ đều là người rất kiên cường, vì sao con gái lại biến thành bộ dạng như vậy?

Nhưng mẹ của My cũng không quá để ý, dù sao chị chưa từng nghe nói qua rằng trẻ con mà luôn thích khóc thì phải đưa đến bệnh viện khám ngay. Thế nên chị tự an ủi bản thân, chờ cho đến khi đứa trẻ lớn hơn, trải qua nhiều điều hơn, sẽ trở nên mạnh mẽ.

Đợi đến khi My đến trường mẫu giáo, giáo viên mẫu giáo cũng nhận ra vấn đề này. Thường xuyên trong quá trình lên lớp, cô bé rất hay khóc ầm lên, hỏi nguyên nhân thì không nói, nhiều lần còn đem những đứa nhỏ khác đến… khóc cùng!

Cho nên, giáo viên cảm thấy cần phải nói chuyện với bố mẹ My. Nếu có thể, hai bên sẽ cùng nhau nghĩ ra một ít đối sách, cố gắng điều chỉnh.

Khi giáo viên mời mẹ My đến hỏi về tình huống thì nhận ra người mẹ từ đáy lòng cũng rất ghét đặc điểm mềm yếu này của con gái. Mỗi lần con gái khóc, chị không an ủi mà đa phần là giận dữ. 

Như vậy, giáo viên có thể suy đoán sơ bộ, sở dĩ cô bé My thích khóc như vậy, chính là có liên quan đến thái độ của mẹ. Nếu mẹ có thể thân mật hơn, kiên nhẫn hơn một chút, con cũng sẽ không biến thành nghiêm trọng như vậy.

Đứa trẻ "Nói hai câu là khóc", không phải là trái tim thủy tinh bẩm sinh

Lời khiển trách của cha mẹ củng cố suy nghĩ của trẻ

Lần đầu tiên đứa trẻ khóc vì một tình huống nhất định, đó là để thăm dò phản ứng của cha mẹ. Nếu vì những giọt nước mắt này mà tưởng tượng của trẻ trở thành sự thật, số lần khóc sau này của trẻ sẽ tăng lên rất nhiều.

Trẻ ‘nói hai câu là khóc’, không phải là trái tim thủy tinh bẩm sinh, cha mẹ nên nhìn nhận từ khía cạnh này kéo hối không kịp-3

Sau 2, 3 lần khóc nữa, với phản ứng của cha mẹ, trẻ sẽ điều chỉnh hành vi của mình, Nếu cha mẹ vì trẻ khóc mà mắng con, những ngày sau này, trẻ sẽ không những không giảm tần suất khóc mà ngược lại, càng lạm dụng nhiều hơn, con sẽ không có gì ngoài khóc. 

Do đó, khi cha mẹ thấy con khóc, nếu biết kiên nhẫn giúp con phân tích toàn bộ tình huống, nói với con cách làm đúng, sẽ tốt hơn so với khiến trách vô tận.

Cha mẹ phải biết, không phải tất cả trẻ em ở tất cả tình huống, thời điểm, đều thích hợp để sử dụng tư duy giáo dục đảo ngược. Giáo dục thất vọng bằng cách đưa ra những lời nhận xét khắc nghiệt về trẻ không chỉ đe dọa sự tự ti của con mà còn khiến con đánh mất cảm giác an toàn. 

Phụ huynh nên suy nghĩ lại từ khía cạnh này

Ngoài EQ, IQ, trên người đứa nhỏ còn tồn tại một loại “chỉ số vượt nghịch cảnh” - AQ. Chỉ số vượt nghịch cảnh là gì? Là khả năng can đảm của một đứa trẻ để vượt qua những khó khăn trong nghịch cảnh.

Trẻ ‘nói hai câu là khóc’, không phải là trái tim thủy tinh bẩm sinh, cha mẹ nên nhìn nhận từ khía cạnh này kéo hối không kịp-4

Những đứa trẻ có AQ cao, khi đối mặt với những khó khăn chung, con sẽ không xuất hiện cảm xúc chán nản, mất mát, ngược lại càng rơi vào tình huống thất vọng thì con càng dũng cảm hơn, càng kích thích lòng hiếu thắng của con.

Còn những đứa trẻ có chỉ số AQ thấp, chỉ cần cảm thấy một chút tình huống mất khống chế xuất hiện, liền lập tức sẽ khởi động kỹ năng "chơi xấu" như lăn lộn, “làm mình làm mẩy” hoặc là dùng nước mắt để tranh thủ sự đồng tình.

Tuy nhiên, chỉ số AQ không được hầu hết các bậc cha mẹ coi trọng và dễ bị bỏ qua nhất, bởi vì khả năng này thường bị nhầm lẫn với trái tim thủy tinh. Thực ra, nếu trời sinh lòng tự trọng quá cao, cũng sẽ xuất hiện biểu hiện “động một chút liền khóc”.

Kết luận:

Trong cuộc sống, thách thức khó khăn là cách tốt nhất để cải thiện hành vi của trẻ. Cha mẹ và con cái trải qua những khó khăn với nhau, nhưng cha mẹ không thực hiện hành vi giáo dục cực đoan như hoàn toàn không quan tâm hoặc hoàn toàn làm giúp trẻ từ A đến Z.

Khi trẻ gặp rắc rối, trước hết cha mẹ hãy lắng nghe ý kiến của trẻ nhiều hơn, để con tự giải quyết trước theo cách của con. Đợi đến khi trẻ thật sự không xử lý được, lúc đó phụ huynh đưa ra lời khuyên thích hợp là cách tốt nhất.

Ví dụ trong trường hợp của cô bé My, điều quan trọng nhất là để cho trẻ biết rằng khóc mặc dù có thể trút được cảm xúc, nhưng không thể giải quyết vấn đề. Khóc là biểu hiện của sự hèn nhát nhất, nếu khóc không giải quyết được vấn đề, vậy tại sao lại cứ khóc? Chẳng phải là sẽ bị người ta chê cười sao?

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm về “Chỉ số vượt nghịch cảnh” - AQ tại đây.

Theo V.A - Vietnamnet


Nuôi Dạy Con


Bạn trai kém 4 tuổi ham mê cờ bạc nhưng tôi không thể chia tay
Bạn trai tôi thường xuyên "đốt tiền" vào những trò cá cược đỏ đen trên mạng, không ít lần tôi phải đi trả nợ thay cho anh ta. Dù tôi đã nhiều lần chia tay nhưng bạn trai liên tục níu kéo, thậm chí dọa dẫm khiến tôi không thể dứt khoát.
Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.