Trẻ sơ sinh có được uống nước không? Cho trẻ uống nước khi nào?

Việc uống nước hằng ngày rất quan trọng với mỗi người bởi các nghiên cứu khoa học đã khẳng định rằng nước chiếm trung bình 70% trọng lượng cơ thể, đặc biệt ở trẻ sơ sinh còn lên tới 75 - 80%.

Trong khi đó, người mẹ nào chắc cũng thuộc lòng “khẩu hiệu” nên cho bé sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Vậy trẻ sơ sinh có được uống nước không và nếu uống thì uống thế nào mới an toàn?

Trẻ sơ sinh có được uống nước không? Cho trẻ uống nước khi nào?-1

# Trẻ sơ sinh có được uống nước không?

Theo các bác sĩ nhi khoa, nếu bé dưới 6 tháng tuổi và được cho bú mẹ hoàn toàn, bạn không nên cho bé uống nước. Tuy nhiên, nếu bé nhà bạn đang được cho uống sữa công thức thì thỉnh thoảng bạn nên cho bé uống thêm một ít nước. Lý do là sữa công thức thường có chứa nhiều muối hơn, việc cho bé uống thêm một ít nước sẽ giúp cho việc bài tiết trở nên dễ dàng. Ngoài ra, do quá trình trao đổi chất của các bé uống sữa công thức sẽ diễn ra chậm hơn nên thường bé sẽ có nhu cầu bổ sung nước nhiều hơn so với các bé bú mẹ.

Bên cạnh đó, một số người có thắc mắc rằng khi thời tiết đang nắng nóng, nhu cầu uống nước của mỗi người đều tăng lên thì liệu có nên cho trẻ sơ sinh uống thêm nước không? Câu trả lời là không bởi 88% thành phần của sữa mẹ là nước và lượng nước này đã đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể, việc cho trẻ sơ sinh uống nước thêm không những không cần thiết mà còn có thể gây hại cho bé.

Trừ trường hợp trẻ sơ sinh bị táo bón, sốt hoặc nếu nhiệt độ thời tiết quá nóng, bạn có thể cho bé uống vài thìa nhỏ nước đun sôi để nguội. Tuy nhiên, tránh cho bé uống quá nhiều và nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi làm điều này.

# Tác hại khi cho trẻ sơ sinh uống nước không đúng cách

Các mẹ bỉm sữa đừng chủ quan nghĩ rằng uống nhiều nước là tốt cho người lớn thì trẻ sơ sinh uống cũng không sao. Thực tế, việc cho trẻ sơ sinh uống nước không những không cần thiết mà còn có thể gây ra những tác hại lớn, nhất là khi uống nước sai cách. Dưới đây là những tác hại điển hình:

1. Làm ảnh hưởng đến việc hấp thu sữa

Đối với các bé dưới 6 tháng, sữa mẹ là nguồn thực phẩm chứa đầy đủ tất cả các chất dinh dưỡng mà bé cần, bao gồm cả nước. Chính vì vậy, việc cho bé uống thêm nước sẽ làm cản trở khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ. Không những vậy, kích thước dạ dày của trẻ sơ sinh còn rất nhỏ, việc uống thêm nước sẽ làm đầy dạ dày, khiến bé no và không chịu bú sữa mẹ. Lâu dần, bé sẽ không nhận đủ dinh dưỡng từ sữa mẹ, từ đó làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của bé.

2. Tăng nguy cơ nhiễm trùng

Theo một báo cáo do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố, cho trẻ sơ sinh uống nước là điều không nên làm bởi việc này có thể khiến bé dễ bị nhiễm trùng. Nước, dù có sạch và tinh khiết đến đâu đi nữa thì cũng có nguy cơ chứa mầm bệnh. Hệ miễn dịch của bé vẫn còn yếu, nếu uống phải nước có chứa mầm bệnh, bé sẽ nguy cơ bị tiêu chảy và suy dinh dưỡng rất cao. Theo thống kê, trẻ uống thêm nước có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy cao hơn hai đến ba lần so với những trẻ chỉ bú sữa mẹ.

Trẻ sơ sinh có được uống nước không? Cho trẻ uống nước khi nào?-2

3. Gây nhiễm độc nước

Tình trạng này tương đối hiếm gặp nhưng cũng đã có bé gặp phải. Lý do là khi cho bé uống nhiều nước sẽ làm loãng nồng độ natri trong cơ thể. Số natri đó sẽ theo nước thoát ra bên ngoài cơ thể vì thận bé vẫn chưa hoàn thiện, từ đó dẫn đến thiếu hụt. Trẻ bị thiếu natri có thể ảnh hưởng đến hoạt động của não, cụ thể có thể bé bị động kinh, co giật…

4. Nguy cơ thiếu dinh dưỡng, giảm tiết sữa mẹ

Dạ dày của bé sơ sinh là rất nhỏ. Việc cho bé uống thêm nước sẽ làm bé no và không muốn bú sữa, bú ít đi, lượng hấp thụ sữa giảm khiến bé thiếu dinh dưỡng, nhẹ cân, còi cọc. Một lượng nước dù nhỏ cũng gây đầy bụng và làm bé không còn thèm sữa như trước.

Thậm chí, một số nghiên cứu còn cho rằng việc cho bé sơ sinh dưới 6 tháng tuổi uống nước không chỉ không tốt cho sức khỏe của bé mà còn gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe người mẹ. Cụ thể là trẻ sơ sinh uống nước có thể sẽ ít bú mẹ hơn và hành động này tác động đến việc sản xuất sữa mẹ.

# Khi nào cho trẻ uống nước?

- Thời điểm nên cho bé uống nước

Theo các chuyên gia, sau 6 tháng tuổi, ngoài sữa bé còn ăn dặm nên uống thêm nước là cần thiết. Mẹ có thể cho các bé uống thêm nước lọc, nhưng chỉ với số lượng khoảng 59 – 118 ml mỗi ngày.

Sau 12 tháng, ngoài nước có thể cho bé uống hỗn hợp đồ uống ít đường trong chế độ ăn (bao gồm trái cây tươi và nước ép hay sinh tố trái cây). Nhưng cũng chỉ nên giới hạn tổng lượng nước bổ sung cho bé trong khoảng 150 ml/ngày.

- Cách cho bé uống nước

Bạn có thể cho bé uống nước bằng thìa hoặc đổ nước vào bình hoặc cốc để bé dễ uống. Trẻ nhỏ thường hay bắt chước những gì người lớn làm, do đó, mỗi lần bạn uống, hãy làm gương cho bé.

- Nên cho bé uống bao nhiêu nước?

Trước khi cho bé ăn dặm, bé sẽ không cần uống quá nhiều nước. Khi bé 4 – 6 tháng tuổi, mỗi ngày, bạn có thể cho bé uống vài ngụm nước nhỏ (không quá 4 muỗng). Khi bé lớn hơn 1 chút, bạn có thể tăng dần lượng nước này lên.

Cụ thể, khi bắt đầu ăn dặm, mẹ có thể cho bé uống tối đa 20ml ~30 ml nước cho mỗi lần uống. Bé uống đủ lượng nước phản xạ tự nhiên bé sẽ tự động nhả bình nước ra. Ngay cả khi bạn đặt đồ uống gần miệng bé sẽ quay chỗ khác vì vậy đừng ép bé quay đi.

Trẻ sơ sinh có được uống nước không? Cho trẻ uống nước khi nào?-3

# Lưu ý khi cho trẻ sơ sinh uống nước

Để đảm bảo an toàn cho trẻ sơ sinh, khi cho bé uống nước, bạn cần lưu ý một số điều sau:

- Cho trẻ sơ sinh uống nước theo nhu cầu, không uống quá hay uống ít hơn. 

- Không nên cho bé uống nước trước bữa ăn vì vừa khiến bé có cảm giác no, ảnh hưởng tới bữa ăn của bé đồng thời làm loãng dịch vị, không tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa.

- Hạn chế uống nhiều nước trước khi đi ngủ vì có thể khiến bé dễ “tè dầm” hoặc thức giấc ban đêm, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Theo V.K - Vietnamnet


Trẻ sơ sinh


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.