Trẻ sơ sinh nên tắm lúc mấy giờ? Hướng dẫn tắm cho trẻ đúng cách

Tắm cho trẻ sơ sinh là một việc quan trọng và không hề đơn giản trong những ngày tháng đầu đời của bé, chẳng thế mà rất nhiều gia đình đã phải thuê riêng những người có chuyên môn về tắm cho con em mình trong một khoảng thời gian dài sau sinh.

Nhưng nếu gia đình bạn không có điều kiện và buộc phải tự tay tắm cho bé yêu thì nên tắm thế nào cho đúng? Bài viết dưới đây sẽ là những thông tin rất hữu ích xung quanh vấn đề tắm cho trẻ sơ sinh, Tintuconline mời độc giả cùng tham khảo.

Trẻ sơ sinh nên tắm lúc mấy giờ? Hướng dẫn tắm cho trẻ đúng cách-1

# Nên tắm cho trẻ sơ sinh lúc mấy giờ?

Tắm cho trẻ sơ sinh là hoạt động không thể thiếu trong quá trình chăm sóc bé, tuy nhiên do thể trạng trẻ sơ sinh còn rất non nớt và nhạy cảm, nên người tắm phải vô cùng thận trọng, tránh gây nguy hiểm hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.  

Do vậy ngoài kỹ thuật tắm an toàn nhất định phải nắm được, phụ huynh cũng cần chọn thời gian tắm và địa điểm tắm phù hợp cho trẻ sơ sinh. Cụ thể, theo lời khuyên của các chuyên gia, bố mẹ nên tắm cho thiên thần nhỏ của mình vào lúc có ánh nắng mặt trời ấm áp, tốt nhất là khoảng thời gian buổi sáng sau 9h30 (tầm từ 10 – 11 giờ) và buổi chiều trước 4h30 (15-16 giờ). Giờ tắm cũng có thể thay đổi tùy theo mùa nhưng cần tắm nhanh, thời gian tắm của trẻ không nên quá 7 phút, nếu tắm lâu trẻ sẽ dễ bị cảm lạnh. 

Ngoài ra, trẻ sơ sinh thường ngủ sau khi được tắm như là một hình thức thư giãn, vì vậy bố mẹ hãy căn giờ tắm cho bé vào khoảng thời gian trước khi bé ngủ là hợp lý nhất để giúp trẻ thoải mái, ngủ ngon hơn.

# Hướng dẫn tắm cho trẻ đúng cách

Khi tắm cho trẻ sơ sinh, nhiều mẹ rất e dè thậm chí còn có chút cảm giác sợ hãi vì con yêu quá nhỏ bé, sợ sơ sẩy chỉ một chút thôi cũng có thể gây tổn thương bé. Vì vậy bố mẹ phải tìm hiểu và nắm chắc các kỹ thuật tắm bé sơ sinh, trong khi tắm hãy giữ bình tĩnh và thực hiện một cách nhẹ nhàng, kiên nhẫn. Cụ thể, bố mẹ có thể tham khảo quy trình tắm sau đây:

1. Chuẩn bị trước khi tắm cho trẻ sơ sinh:

- Chuẩn bị dụng cụ: Hai chậu tắm, nước ấm, khăn xô nhỏ, khăn tắm sạch, sữa tắm cho trẻ sơ sinh, áo, tã sạch, cồn 70 độ, nước muối sinh lý 0,9%, dụng cụ vệ sinh rốn.

- Chuẩn bị cho bé: Xoa nhẹ toàn thân cho trẻ.

- Chuẩn bị nơi tắm: Chọn nơi kín gió, nếu thời tiết lạnh cần có đèn sưởi. 

Trẻ sơ sinh nên tắm lúc mấy giờ? Hướng dẫn tắm cho trẻ đúng cách-2

2. Các bước tắm cho trẻ sơ sinh

Người tắm bé rửa tay sạch, pha nước đủ ấm (nhiệt độ khoảng 37 độ C) cho sữa tắm vào chậu nước ấm, có thể tắm cho bé bằng các loại nước lá nhưng nước phải đảm bảo sạch bằng cách rửa lá và đun sôi để nguội. Thao tác tắm cho trẻ sơ sinh phải nhanh thời gian tắm chỉ nên từ 4-5 phút theo các bước sau:

- Dùng khăn bông thấm nước và vắt khô, sau đó lau nhẹ nhàng mắt, mũi, tai và toàn bộ vùng mặt bé.

- Làm ướt đầu bé, cho dầu gội phù hợp xoa đều và sau đó nhẹ nhàng dội nước làm sạch, cẩn thận không làm nước vào mắt bé. Sau đó mẹ nhớ dùng khăn bông lau khô đầu cho bé trước khi tắm tiếp.

- Cởi bỏ quần áo, thả bé chạm nước nhẹ nhàng, từ chân đến mông rồi lưng để bé kịp cảm nhận, thích nghi. Dùng cánh tay không thuận để hỗ trợ đầu và cổ của bé, trong khi tay còn lại giữ và làm vệ sinh cơ thể bé, bắt đầu từ đôi chân. Linh hoạt đỡ đầu và lưng của bé khi cần thiết, phụ huynh có thể đưa tay ra phía sau lưng bé và nắm lấy cánh tay của bé trong suốt thời gian tắm.

- Dùng khăn lau sạch các bộ phận theo trình tự cổ, nách, tay, ngực, bụng, lưng, mông, chân, cuối cùng là bộ phận sinh dục và hậu môn. (Nếu sử dụng sữa tắm: Cho trẻ vào chậu nước thứ 2 để làm sạch sữa tắm).

3. Sau khi tắm cho trẻ sơ sinh

- Sau khi tắm bé xong thì dùng khăn quấn người bé và đặt bé lên giường có lót khăn mềm. Chú ý lau khô người bé, lau khô tóc, các kẽ tay, kẽ chân và vùng có nếp gấp da như nách, bẹn.

- Dùng gòn ẩm lau sạch bộ phận sinh dục, bẹn, mông cho bé. Đối với bé gái thì lau từ trước ra sau để tránh tình trạng vùng kín bị nhiễm khuẩn.

- Trẻ chưa rụng rốn, mẹ nên dùng cồn 70 độ để sát trùng và nhẹ nhàng thay băng rốn cho trẻ. Nếu phát hiện rốn trẻ sưng tấy, có mủ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để khám và điều trị nhanh nhất.

- Đi tất chân, tất tay, và quấn khăn ủ ấm cho bé nếu thời tiết lạnh...

Trẻ sơ sinh nên tắm lúc mấy giờ? Hướng dẫn tắm cho trẻ đúng cách-3

Lưu ý, trẻ sơ sinh thích sự lặp đi lặp lại. Vì vậy, ngoài việc tắm cho bé vào một giờ cố định trong ngày, bạn cũng cần lặp đi lặp lại những thao tác mang tính “nghi thức” cho mỗi lần tắm. Chẳng hạn, trước khi tắm, bạn sẽ nhìn vào mắt bé và nói “mẹ con mình đi tắm nhé.” Tiếp đó, bạn massage cho bé, đưa bé vào nhà tắm và nhẹ nhàng tắm bé theo các bước từ đầu đến chân. Như vậy, khi bạn bắt đầu nói câu đầu tiên và massage, bé sẽ hiểu là đã đến giờ đi tắm.

# Lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh

- Không tắm vào lúc bé đói quá, và cũng không nên tắm khi mới vừa cho bé ăn no, bởi vì những cử động mạnh sẽ dễ làm trẻ bị trớ sữa và khó chịu. Vậy nên phụ huynh hãy chờ đợi cho bé tiêu hóa một lúc lâu sau khi ăn rồi hãy tắm.

- Không tắm cho trẻ khi sức khỏe con đang không được ổn định, ví dụ trẻ bị ốm, mệt mỏi hoặc khi con vừa ốm dậy. 

- Không nên tắm cho bé quá lâu dù bé tỏ ra thích thú, chỉ nên tắm bé từ 5 – 7 phút.  

- Tắm cho bé sơ sinh không nhất thiết phải dùng sữa tắm. Nếu dùng phải chọn loại dịu nhẹ phù hợp với làn da em bé và liều lượng ít. Sử dụng quá nhiều sữa tắm sẽ khiến làn da của trẻ bị khô.

- Nên tắm vào khung giờ cố định để thiết lập thói quen cho trẻ.  

- Trong quá trình tắm cho bé, hết sức cẩn thận với nước nóng và không rời mắt khỏi bé khi tắm cho bé.

Theo V.K - Vietnamnet


Trẻ sơ sinh


Không muốn làm mẹ vì nỗi đau quá khứ đeo bám
Anh đã đến phá "lớp băng giá" quanh cô. Và cô đã hoàn toàn đổ gục vì anh đồng ý chỉ cần hai vợ chồng là đủ. Nhưng mới cưới hơn 2 tháng thì cô đã dính bầu. Cô thực sự không muốn sinh con vì những ám ảnh trong quá khứ…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.