Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có sao không và khi nào thì mẹ cần can thiệp?

Trẻ sơ sinh thường ngủ rất nhiều là điều ai cũng biết, ngủ nhiều mới khỏe mạnh và phát triển tốt. Tuy nhiên một số trường hợp bé sơ sinh ngủ quá nhiều kèm theo những dấu hiệu bất thường thì bố mẹ cũng cần lưu tâm, không nên chủ quan.

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều thế nào là đáng lo?

Giấc ngủ đối với trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh là rất quan trọng trong quá trình phát triển hệ thần kinh và cảm xúc, thể chất và trí tuệ. Khi trẻ ngủ cũng là lúc trẻ xử lý những thông tin tiếp nhận trong ngày và sản xuất hormone tăng trưởng có ích cho sự phát triển của xương và cơ bắp.

Thông thường, trẻ sơ sinh thường ngủ từ 18-20 giờ mỗi ngày, mỗi giấc ngủ có thể kéo dài 2-3 giờ và ngủ vào bất cứ lúc nào trong ngày. Vậy nên chỉ cần bé vẫn ăn uống đầy đủ, đi vệ sinh đều đặn thì ngủ nhiều bao nhiêu bố mẹ cũng không cần quá lo lắng. 

Tuy nhiên khi bé ngủ nhiều kèm với những dấu hiệu khác thường như ngủ li bì, bỏ ăn, đi vệ sinh thất thường hay có những triệu chứng của ốm đau bệnh tật thì phụ huynh cần phải lưu tâm, tìm hiểu nguyên nhân để có hướng điều chỉnh, chữa trị hợp lý.

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có sao không và khi nào thì mẹ cần can thiệp?-1

Qua thực tế cuộc sống và các nghiên cứu, các chuyên gia đã chỉ một số lý do phổ biến của việc trẻ sơ sinh ngủ nhiều là:

•    Trẻ đang trải qua một mốc tăng trưởng và phát triển nhảy vọt.
•    Trẻ bị ốm nhẹ (cảm lạnh).
•    Trẻ vừa tiêm chủng.
•    Trẻ sơ sinh ngủ nhiều cũng có thể do bị vàng da hoặc ăn không đủ no.
•    Trẻ bị viêm đường hô hấp trên: ho, hắt hơi, chảy nước mũi kèm sốt... khiến trẻ mệt mỏi, ngủ nhiều.
•    Trẻ tiêu chảy, mất nước: Tiêu chảy, mất nước khi trẻ chán ăn, bỏ bú và ngủ nhiều hơn trước.
•    Trẻ ngủ không đủ giấc: Nếu trước đó trẻ không được ngủ đủ giấc do môi trường xung quanh trẻ ồn ào, nhiệt độ khiến trẻ không thoải mái thì trẻ có xu hướng ngủ nhiều hơn khi môi trường yên tĩnh.
•    Những trẻ sinh non cũng ngủ nhiều hơn trẻ khác.
•    Rối loạn nhịp thở, nhịp tim....

Trong thời gian sau sinh mẹ không nên để cho trẻ sơ sinh ngủ quá lâu mà không cho ăn. Sau khoảng 2-3 giờ mẹ có thể chủ động đánh thức trẻ dậy để cho trẻ bú. Tuy nhiên, cũng không nên quá lo lắng với các trường hợp trẻ sơ sinh ngủ quá nhiều nếu trẻ vẫn ăn ngoan, ăn ngủ bình thường và nên cho trẻ bú theo nhu cầu của trẻ.

Làm gì khi trẻ sơ sinh ngủ quá nhiều?

Việc trẻ sơ sinhngủ nhiều có tốt hay không hoặc phải can thiệp hay không còn tùy thuộc vào việc trẻ có bú đủ sữa và khỏe mạnh hay không. Trẻ ngủ nhiều nhưng không ăn đủ bữa có thể khiến thể chất và trí tuệ của trẻ không phát triển toàn diện. Do đó, dù trẻ ngủ ngon đến mấy thì khoảng 2 - 3 giờ mẹ cũng nên đánh thức bé dậy để cho bú, nhất là trẻ dưới 1 tháng tuổi chỉ bú khoảng 90 ml một lần. Nếu con ở trong giai đoạn này, mẹ không để bé nhịn trên 4 - 5 giờ. Trẻ bị đói có thể ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ, từ đó ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất, trí tuệ và sức khỏe của trẻ. 

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có sao không và khi nào thì mẹ cần can thiệp?-2

Tuy nhiên mẹ cần lưu ý phải đánh thức con thật nhẹ nhàng như chạm nhẹ vào bé, bỏ bớt khăn quấn bé, miễn là bé cảm thấy thoải mái khi bị đánh thức. Mẹ cũng có thể vuốt ve má trẻ để kích thích bản năng của trẻ. Nếu trẻ vẫn chưa thức giấc, mẹ có thể lắc ngón chân trẻ, vuốt dưới bàn chân trẻ.

Đối với một số trường hợp bé quá “mê ngủ”, khó đánh thức, mẹ có thể thử cho bé bú ngay khi đang ngủ. Khi đặt ti mẹ ngay miệng, bé sẽ có phản xạ mút tự nhiên, dần tỉnh ngủ và bắt đầu cữ bú của mình.

Trong tháng đầu tiên, ban ngày mẹ nên đánh thức bé 2 - 3 giờ một lần và ban đêm 4 - 5 giờ một lần. Sau giai đoạn này, tùy thuộc vào thể trạng cũng như lượng sữa bé bú để mẹ điều chỉnh và cân nhắc có đánh thức trẻ vào ban đêm hay không.

Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ ngủ nhiều khoảng 1 tháng đầu. Trong trường hợp trẻ ngủ nhiều nhưng chậm tăng cân, lười ăn hay kèm theo ho, sốt cao hoặc các dấu hiệu bệnh khác thì nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện để được khám và điều trị. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc và điều trị cho con ngay tại nhà để tránh xảy ra những biến chứng nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần bổ sung kẽm nguyên tố và các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... cho trẻ, giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.

Theo V.K - Vietnamnet


Trẻ sơ sinh


Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.