Trẻ “thông minh” là bẩm sinh hay do nuôi dưỡng? Hầu hết mọi người đang hiểu sai và tự làm con mình trở nên "kém cỏi" hơn

Nhiều người tự gắn mác cho “con người ta” là thông minh và con mình thì “ngu ngốc”. Vậy, những đứa trẻ “thông minh” thực sự là bẩm sinh hay do nuôi dưỡng?

Nếu trẻ em được giáo dục giống hệt nhau từ khi sinh ra, số phận của chúng có thể phụ thuộc vào tài năng. Nhưng trẻ em đa phần sẽ tiếp nhận những nền giáo dục khác nhau, làm sao chúng ta có thể dễ dàng đánh giá trẻ là “ngu ngốc"? Hãy cùng nhìn lại tuổi thơ của những "thiên tài" và giải mã tại sao họ lại thành những người xuất chúng như vậy.

Einstein được cho là nhà vật lý vĩ đại nhất. Khi nghĩ về ông, những từ như "thiên tài", "năng khiếu bẩn sinh"... thường được nhiều người nhắc đến. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rằng để trẻ thành một nhà thiên tài của nhân loại, Einstein đã được hưởng một nền tảng giáo dục từ cha mẹ vô cùng tuyệt vời. Ông sinh ra có một cái đầu lớn hơn so với những đứa trẻ bình thường, 3 tuổi vẫn không thể phát âm. Người mẹ đã sử dụng âm nhạc để "thổi" vào trí tưởng tượng của Einstein. Còn cha của Einstein hiểu con trai mình đang nghĩ gì và muốn làm gì. Ngay khi còn nhỏ, Einstein tỏ ra rất mệt mỏi với lời giảng của giáo viên và chỉ quan tâm tới toán học và vật lý. Vì thế, cha ông đã mua cho con trai mình một chiếc la bàn. Từ đó, Einstein đã say sưa với niềm yêu thích của mình.

Trẻ thông minh” là bẩm sinh hay do nuôi dưỡng? Hầu hết mọi người đang hiểu sai và tự làm con mình trở nên kém cỏi hơn-1

Albert Einstein

Cha mẹ của Einstein không chỉ truyền cảm hứng cho con trai mà còn giúp cậu bé phát huy sự tò mò và trí tưởng tượng mạnh mẽ. Môi trường giáo dục của cha mẹ đối với Einstein giống như đang gieo trồng một cái cây nhỏ, họ sẽ cung cấp đất, ánh sáng mặt trời, không khí, nước và không gian cho nó phát triển. Dưới sự yêu thương và chăm sóc của cha mẹ, Einstein háo hức tìm hiểu về toán học và vật lý. Sau đó, mối quan tâm của Einstein dần chuyển sang nghiên cứu vật lý lý thuyết.

Một số người nói rằng Mozart là một thiên tài âm nhạc, nhưng chúng ta không biết rằng Mozart sinh ra trong một gia đình âm nhạc và cha của ông là một nghệ sĩ vĩ cầm của triều đình.

Với phẩm chất, kinh nghiệm của một nhạc sỹ của Hoàng Gia, một nhà sư phạm, Leopold Mozart sớm phát hiện ra món quà quý giá mà Chúa ban tặng cho, đó là khả năng thẩm âm siêu việt và trí nhớ đáng kinh ngạc của hai người con: Maria – Anna Mozart và Wolfgang Mozart. Một cách tự nhiên, ông đã tự nguyện trở thành người gia sư tận tụy, duy nhất nuôi dạy các con.

Có thể nói, Leopold Mozart là một người cha vĩ đại, là "người thợ kim hoàn" tận tụy, đã dày công gọt dũa viên ngọc Wolfgang Amadeus Mozart ngày một chói sáng, để ngày hôm nay, nhân loại ngất ngây trong muôn vạn cảm xúc mang tên Mozart vĩ đại.

Có bao nhiêu đứa trẻ kém năng khiếu cuối cùng trở thành tài năng vì chúng được giáo dục đúng cách? Có bao nhiêu đứa trẻ có năng khiếu nhưng bị mất đi vì chúng không được giáo dục tốt? Giáo dục ở đây không chỉ đề cập đến giáo dục nhà trường mà còn là giáo dục gia đình, bởi chúng ta không thể phó thác tương lai của con em mình vào tay người khác. Vậy là cha mẹ, chúng ta phải làm gì?

1. Thoát khỏi quan niệm lạc hậu và tin rằng học vấn có được quan trọng hơn tài năng bẩm sinh. Đây là điều quan trọng nhất, chỉ khi tin rằng bản thân có thể tự mình nuôi dạy con cái thì chúng ta mới bắt tay vào hành động. Bởi vì có quá nhiều bậc cha mẹ quá chú trọng vào tài năng và đổ lỗi cho "sự ngu ngốc" khi con họ có vấn đề, mà không xem xét đến bất kỳ khía cạnh nào khác.

2. Thực sự không có đứa trẻ nào là “ngu ngốc”, và đừng không bao giờ nói một đứa trẻ là “ngốc nghếch”. Mỗi khi nói một đứa trẻ ngốc nghếch, dù đôi khi chỉ là vô tình, chúng ta đã dán nhãn cho chúng "ngu ngốc". Dần dần đứa trẻ sẽ nghi ngờ hoặc thậm chí tin rằng mình thực sự “ngu ngốc”, từ đó rất dễ nản lòng và bỏ cuộc.

Trẻ thông minh” là bẩm sinh hay do nuôi dưỡng? Hầu hết mọi người đang hiểu sai và tự làm con mình trở nên kém cỏi hơn-2

 

3. Nếu trẻ thực sự thua kém người khác trong hiện tại, cha mẹ cũng nên thả lỏng tâm lý. Suy cho cùng, cuộc đời không phải là chạy nước rút 100 mét mà là chạy marathon. Con đường phía trước còn dài, vì vậy đừng quá lo lắng. Ngoài ra, ai cũng có ưu và nhược điểm, cha mẹ cũng vậy, làm sao đòi hỏi con cái phải hoàn hảo được? Mỗi ngày cha mẹ tìm kiếm khuyết điểm của con mình và so sánh với ưu điểm của người khác, chẳng phải chỉ để tự mình tìm lấy sự tức giận hay sao? Cuối cùng, khi gặp sự cố, cha mẹ không nên chỉ than thở mà phải phân tích kỹ lưỡng vấn đề để có biện pháp xử lý tương ứng.

 

Theo Mộc - VietNamNet


Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.