Trong vòng 24 giờ sau khi sinh, bố mẹ phải làm 4 việc chăm sóc này, liên quan đến sức khỏe của em bé, đừng bất cẩn mà bỏ qua

Con yêu chào đời mang đến cho cha mẹ niềm hạnh phúc vô bờ bến nhưng cũng kéo theo không ít “nỗi lo lắng, thấp thỏm không yên”. Nhất là những người lần đầu làm cha mẹ, kinh nghiệm chưa nhiều thì việc chăm trẻ quả là thử thách khó khăn.

Nuôi dưỡng một đứa trẻ là cả một quá trình lâu dài và bền bỉ, điều này đòi hỏi các bậc cha mẹ mới làm quen phải tìm hiểu trước, hiểu rõ quy luật phát triển của bé. Việc nắm được từng mốc phát triển mỗi tháng sẽ giúp bé phát triển tốt hơn, bố mẹ cũng bớt lo lắng và mắc phải sai lầm không đáng có.

24 giờ đầu sau khi sinh là khoảng thời gian không quá dài nhưng nó đánh dấu khởi đầu của một sự sống mới, là giai đoạn bắt đầu cho việc nuôi con nhỏ. Vì vậy, để con thơ phát triển tốt nhất thì bố mẹ không nên lơ là mà bỏ qua mốc thời gian này.  

Bố mẹ mới vào “nghề”, hãy kiểm tra xem, các con đã làm đúng mọi thứ chưa?

1. "Khóc để chào đời" khỏe hơn

Ngay cả những người chưa có kinh nghiệm cũng thường thấy cảnh trẻ sơ sinh được sinh ra trong các bộ phim điện ảnh và truyền hình, thông thường ngay khi trẻ chào đời, trẻ sẽ khóc, và tiếng khóc càng to thì mọi người càng hạnh phúc.

Trong vòng 24 giờ sau khi sinh, bố mẹ phải làm 4 việc chăm sóc này, liên quan đến sức khỏe của em bé, đừng bất cẩn mà bỏ qua-1

Điều này là do thai nhi khi còn trong bụng mẹ sẽ không cần phải tự thở mà quá trình này sẽ được thực hiện thông qua dây rốn nối với cơ thể mẹ. Nhưng khi ra khỏi bụng mẹ, để trở thành một cá thể sống độc lập, trước tiên trẻ phải học cách “tự thở”. Do đó, sau khi sinh, “chức năng phổi” được kích hoạt để hoàn thành quá trình thở tự phát. Khi bé “hít vào thở ra” để hoàn thành quá trình thở, bé sẽ phát ra tiếng “kêu” do tác động của không khí lên dây thanh. Tiếng khóc càng to chứng tỏ chức năng phổi của trẻ càng tốt và càng khỏe mạnh.

Tuy nhiên, nếu trẻ khóc yếu hoặc chưa khóc, bác sĩ sẽ xử lý tùy theo tình huống như búng nhẹ lòng bàn chân trẻ, vỗ lưng hoặc mông trẻ, thậm chí lật ngược trẻ xuống để kích thích trẻ khóc. Nếu không có kết quả, em bé sẽ được cho thở oxy hoặc các biện pháp cấp cứu khác để đảm bảo an toàn.

2. "Đi đại tiện" trong vòng 24 giờ sau sinh để khỏe mạnh hơn

Một người phụ nữ than rằng: “Tôi nhớ rằng con trai tôi đã đi tiêu ngay sau khi sinh ra, nhưng lần đầu tiên nhìn thấy phân của con, tôi đã rất lo lắng cho sức khỏe của bé bởi nó có màu xanh đen và giống như nhựa đường. Chồng tôi vì quá lo lắng nên đã gọi y tá.

Y tá nhìn qua và nói: " Điều này là bình thường và em bé đang rất khỏe mạnh."

Cả hai chúng tôi đều sững sờ, rõ ràng là màu sắc và hình dạng không bình thường!

Sau đó, y tá giải thích rằng đây được gọi là phân su, phân của trẻ sơ sinh vài ngày trước khi sinh luôn như thế này, phân được lưu lại khi mẹ còn trong bụng mẹ, thường mất 2-3 ngày. Sau khi đi phân su xong sẽ bắt đầu đi phân bình thường, phân bình thường có màu vàng và tương đối loãng, nhưng phân chuyển tiếp giữa phân su và phân bình thường sẽ có màu màu xanh vàng. Nghe y tá nói vậy, cặp vợ chồng mới thở phào nhẹ nhõm”.

Trong vòng 24 giờ sau khi sinh, bố mẹ phải làm 4 việc chăm sóc này, liên quan đến sức khỏe của em bé, đừng bất cẩn mà bỏ qua-2

Thực tế, trẻ sơ sinh khi chào đời trong khoảng 1 - 2 ngày đầu sẽ thải ra một loại phân có màu đen hoặc màu xanh lá cây, đặc biệt kết dính. Đây được gọi là phân su. Phân su bao gồm các chất dịch nhầy, dịch màng ối và những chất em bé hấp thụ trong thời gian còn nằm trong bụng mẹ. Thải ra phân su chứng tỏ hệ tiêu hóa của trẻ đang hoạt động tốt. Sau đó phân có thể chuyển thành màu xanh, nâu sẫm hoặc vàng, đó đều là màu phân bình thường của trẻ sơ sinh. Chỉ có 3 màu phân mà các cha mẹ cần lo lắng đó là đỏ, đen và trắng xám. Khi phân có 3 màu này, hãy đưa ngay em bé của bạn đến gặp bác sĩ.

3. Giữ "nhiệt độ trung tính" em bé sau sinh khỏe mạnh hơn

Theo kinh nghiệm từ xưa, những đứa trẻ sơ sinh sẽ được quấn từ hai- ba lớp quần áo và tã vì người lớn sợ trẻ bị nhiễm lạnh dẫn tới ốm. Tuy nhiên, cách làm này chưa chắc đã phù hợp với trẻ sơ sinh vì lúc này, trung tâm điều hòa thân nhiệt của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, lớp mỡ dưới da còn mỏng nên dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ bên ngoài.

Trong vòng 24 giờ sau khi sinh, bố mẹ phải làm 4 việc chăm sóc này, liên quan đến sức khỏe của em bé, đừng bất cẩn mà bỏ qua-3

Nếu nhiệt độ bên ngoài thấp hơn nhiệt độ trong bụng mẹ, sau khi sinh thân nhiệt của bé sẽ giảm xuống đáng kể, nếu được tạo môi trường nhiệt độ vừa phải thì thân nhiệt của bé có thể dần dần lên đến 36 ° C-37 ° C. Vì vậy, “nhiệt độ môi trường” thích hợp nhất là từ 26-28 độ C, đây được coi là mức “nhiệt độ an toàn”, duy trì nhiệt độ này có thể giữ được thân nhiệt bình thường của bé, tốc độ trao đổi chất thấp nhất, tiêu thụ oxy ít nhất. Và với việc tiêu thụ ít calo hơn, cơ thể trẻ có thể sử dụng tối đa nhiệt lượng và các chất dinh dưỡng cho sự tăng trưởng và phát triển, đặc biệt là sự phát triển của hệ thần kinh.

4. Sẽ tốt cho sức khỏe hơn nếu tiêm "loại vắc xin này" trong vòng 24 giờ sau sinh

Trong vòng 24 giờ sau khi em bé chào đời, y tá sẽ tiêm cho em bé 1 mũi vắc-xin viêm gan B.

Các bậc cha mẹ mới thường chưa có kinh nghiệm thì sẽ cảm thấy rất xót con vì nghĩ bé còn nhỏ đã phải tiêm trông thật đau đớn. Thực tế, mũi tiêm này là vì sức khỏe của em bé, và nó có thể bảo vệ các em về sau này.

Nhưng tại sao trẻ sơ sinh phải được tiêm phòng?

Đối với trẻ sơ sinh, sữa mẹ có thể giúp bảo vệ chống lại nhiều bệnh tật. Tuy nhiên, các hoạt chất có tác dụng bảo vệ trẻ sẽ tập trung rất cao ở sữa non và giảm đi ở sữa trưởng thành, do đó khả năng miễn dịch này dần mất đi trong vòng một năm đầu và trẻ em bắt đầu cai sữa mẹ. Vì thế, tiêm vắc xin là biện pháp có thể giúp bảo vệ trẻ khỏi bệnh tật và ngăn ngừa sự lây lan của bệnh từ trẻ nhỏ sang trẻ lớn và người lớn.

Theo lịch tiêm chủng sơ sinh, tất cả trẻ sơ sinh được khuyến cáo nên tiêm vắc-xin viêm gan B trong vòng 12 giờ đầu sau khi sinh vì khi bé được tiêm ở thời điểm này sẽ đem lại hiệu quả miễn dịch rất lớn và giúp ngăn ngừa nguy cơ lây bệnh từ mẹ. 

Theo An Nhiên - Vietnamnet


Trẻ sơ sinh

Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.