Từ cậu bé bán mì trở thành Giám đốc ngân hàng, người đàn ông hé lộ 3 TƯ DUY giáo dục huỷ hoại cuộc đời trẻ mà cha mẹ phải bỏ ngay!

Nhờ được truyền cảm hứng từ cha - người bán mì, Thẩm Văn Tài đã có những bước phát triển nhảy vọt, thoát khỏi sự tự ti.

Từ một cậu bé bán mì, Thẩm Văn Tài (Singapore) đã có bước chuyển mình vượt bậc khi trở thành Giám đốc ngân hàng. Không ai ngờ từ cậu bé nhút nhát, sống nội tâm, không giỏi ăn nói lại trở thành nhà lãnh đạo tài ba. Trong nhiều lần diễn thuyết trước khách hàng hay truyền cảm hứng cho học sinh, sinh viên, Thẩm Văn Tài đều kể về quán mì của cha mình. 

Thẩm Văn Tài giờ là người đàn ông thành đạt, từng làm việc cho Standard Chartered, Citigroup và UBS, lên tới chức vụ Giám đốc điều hành cao nhất. Khi làm việc tại Ngân hàng đầu tư UBS, ông còn là Phó Giáo sư giảng dạy tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông, Đại học Công nghện Nanyang (Singapore), Đại học Nhân dân Trung Quốc và là thỉnh giảng cho một số trường đại học danh tiếng khác.

Anh cũng là tác giả của cuốn sách "66 hành động nhỏ thay đổi cuộc đời bạn" được đông đảo mọi người biết tới, đặc biệt là các bạn trẻ. 

Từ cậu bé bán mì trở thành Giám đốc ngân hàng, người đàn ông hé lộ 3 TƯ DUY giáo dục huỷ hoại cuộc đời trẻ mà cha mẹ phải bỏ ngay!-1
Thẩm Văn Tài.

Người cha bán mì vĩ đại... 

Anh kể ngay từ khi học cấp 1, vào những buổi không phải đến trường, anh sẽ đến quán mì phụ giúp cha. Quán mì nằm trên một tuyến phố đông đúc, nhộn nhịp, đặc biệt có nhiều khách du lịch. Ở đây có nhiều hàng ăn khác như cơm gà, bánh mì chả cá, bún cháo,... Quán mì là nguồn thu nhập chính của gia đình nên cha anh luôn chăm chỉ làm việc mỗi ngày, không dám nghỉ dù cơ thể mệt mỏi. Quán chỉ đóng cửa duy nhất một ngày vào mùng 1 Tết Nguyên đán. 

Anh nhớ hồi đó quán mì khá đông khách, anh chỉ cúi đầu làm việc, không cười đùa, trò chuyện với ai. Mọi người đều nghĩ anh lầm lì, có chút kiêu ngạo. Bây giờ nhìn lại, Thẩm Văn Tài chỉ cười khổ: "Không phải do tôi không muốn nói chuyện với mọi người mà vì tôi không biết bắt đầu như thế nào". 

Tính cách hướng nội có liên quan đến xuất thân của anh. Thẩm Văn Tài từng tự ti khi sinh ra trong gia đình nghèo. Cơ thể anh gầy gò ốm yếu, mắc bệnh hen suyễn bẩm sinh. Từ nhỏ, mẹ đã luôn dặn anh không được vận động quá sức. Anh không chơi bất kỳ môn thể thao nào nên dường như khó bắt chuyện được với các bạn. Trong mắt mọi người, Thẩm Văn Tài là cậu bé nhút nhát, kém cỏi. Anh từng có thành tích học không tốt, thường xuyên thi trượt nhiều môn. 

Cha anh thấy vậy nhưng không tạo áp lực cho con. Cha thường nói với Thẩm Văn Tài không học giỏi cũng không sao, sau này có thể về tiếp quản quán mì của gia đình. Nhưng Thẩm Văn Tài không thích điều đó, anh thường tự chất vấn bản thân: "Có phải mình chẳng giỏi bất kỳ lĩnh vực nào?". 

Anh lập tức lấy quyết tâm chinh phục môn học mà anh cho là khó nhất - môn Toán. Với mỗi bài tập, Thẩm Văn Tài làm lại nhiều lần để khắc sâu phương pháp. Dù cách này thô sơ nhưng nhờ chịu khó đã mang đến hiệu quả không ngờ. Điểm số của anh dần được cải thiện, hơn thế các môn học khác cũng dễ dàng chinh phục. Nhờ nỗ lực, anh đứng vị trí đầu lớp, được mọi người ngưỡng mộ. Vì thế, anh bắt đầu trở nên tự tin hơn. 

Từ cậu bé bán mì trở thành Giám đốc ngân hàng, người đàn ông hé lộ 3 TƯ DUY giáo dục huỷ hoại cuộc đời trẻ mà cha mẹ phải bỏ ngay!-2
(Ảnh minh hoạ)

Khi lên cấp 2, Thẩm Văn Tài đặt mục tiêu giao tiếp tốt hơn. Thay vì nói giọng địa phương, anh sẽ cố gắng trò chuyện với mọi người bằng giọng phổ thông. Dần dần, anh không còn sợ nói nữa mà trở nên tự tin hơn. Sau này, anh còn tạo ra những video hướng dẫn mọi người cách đàm phán, thương thảo, kỹ năng thuyết trình,... 

Nhìn lại hành trình của bản thân, Thẩm Văn Tài cho biết, mặc dù bố mẹ anh chưa giúp anh đưa ra những quyết định trong cuộc sống nhưng họ không hạn chế con đường anh lựa chọn. Hơn thế, họ còn luôn động viên anh thử mọi cách để đạt được mục tiêu. Năm 15 tuổi, Thẩm Văn Tài được cha cho thử uống rượu và hút thuốc. Kết quả là anh không hề thích, hứng thú. 

Giờ đã làm cha, Thẩm Văn Tài thừa nhận anh không mạnh dạn cho con cái thử bất kỳ điều gì như cách mà cha anh làm trước đây. Nhưng từ phương pháp của cha, anh đã rút ra được một số cách nuôi dạy con khoa học.

3 chữ "ĐỪNG" mà cha mẹ nào cũng nên biết

1. Đừng phủ nhận bản thân, cũng như con cái

Thẩm Văn Tài đã học 4 năm đại học về ngành Kỹ thuật nhưng anh cảm thấy không hứng thú. Nếu khi ra trường, anh đi theo số đông sinh viên là trở thành kỹ sư thì cuộc đời sẽ chẳng tạo nên khác biệt. Anh đặt mục tiêu vào ngành Tài chính - nơi có nhiều cơ hội hơn. 

Anh đã chủ động gửi email cho bộ phận tuyển dụng cho một tổ chức tài chính, mô tả ngắn gọn quan điểm của mình về tài chính. Không ngờ anh lại nhận được thông báo trúng tuyển. Hay với công việc viết lách, anh luôn cảm thấy mình yếu kém. Vì thế, anh đã tập viết 3 - 5 điều thú vị mỗi ngày, sau đó nâng lên viết thành truyện ngắn. Không ngờ cách viết được yêu thích, giúp anh nổi tiếng trên mạng xã hội.

Thẩm Văn Tài hào hứng chia sẻ: "Trong thời điểm quan trọng, tôi sẽ chọn làm những việc khó. Nếu thành công thì tốt, nếu thất bại, chẳng phải bạn sẽ có thêm kinh nghiệm". 

Thực tế, anh cũng từng gặp thất bại khi bị từ chối đăng ký học chương trình Tiến sĩ tại Princeton. Nhưng anh không bao giờ né tránh việc chia sẻ câu chuyện với các sinh viên của mình: “Có chút xấu hổ nhưng ít nhất đó là trải nghiệm chứng minh rằng tôi có thể không phù hợp với việc học tập nên tôi sẽ tập trung vào việc khác". 

Điều quan trọng nhất là đừng vội phủ nhận bản thân trước người khác.

Từ cậu bé bán mì trở thành Giám đốc ngân hàng, người đàn ông hé lộ 3 TƯ DUY giáo dục huỷ hoại cuộc đời trẻ mà cha mẹ phải bỏ ngay!-3

2. Đừng chỉ học những kỹ năng giúp bạn kiếm tiền

Biểu hiện thứ hai của tư duy nghèo khó là chỉ học những kỹ năng tưởng chừng có thể kiếm tiền. 

Thẩm Văn Tài không chỉ đầu tư cho các con học tập mà anh còn khích lệ con dành thời gian đọc truyện tranh, chơi game, leo núi hay lập trình,... Anh còn khích lệ các con tham gia các chuyến thiện nguyện. 

Anh cho rằng, về kiến thức chuyên môn, nếu trẻ học giỏi, tốt nghiệp tại các trường danh tiếng có nhiều cơ hội đạt được thành công trong sự nghiệp. Nhưng các thế mạnh khác của trẻ, đó là sở trường, sở thích, niềm đam mê sẽ giúp trẻ trở nên nổi bật và khó bị thay thế. 

3. Đừng sợ làm phiền người khác 

Là đứa trẻ xuất thân từ nghèo khó, Thẩm Văn Tài hiểu rất rõ tâm lý sợ làm phiền người khác. Nhưng sau này anh nhận ra, chủ động "làm phiền" sẽ giúp chúng ta phát triển rõ rệt.

Thẩm Văn Tài thường khuyến khích sinh viên quan tâm đến lĩnh vực nào thì hãy liên hệ trực tiếp với người đứng đầu ngành để nghe họ chia sẻ kiến thức. "Chuyên gia cấp cao cũng có mong muốn chia sẻ, sinh viên cũng mở rộng hiểu biết, đây không phải là một mũi tên trúng hai đích sao?", anh thẳng thắn. 

Theo Đời sống & Pháp luật

Xem link gốc Ẩn link gốc https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/tu-cau-be-ban-mi-tro-thanh-giam-oc-ngan-hang-nguoi-an-ong-he-lo-3-tu-duy-giao-duc-huy-hoai-cuoc-oi-tre-ma-cha-me-phai-bo-ngay-a398507.html

Nuôi Dạy Con


Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.