Tư duy khác biệt của người Do Thái khi dạy con 5 điều để lớn lên thành công và giàu có

Lý do người Do Thái có thể nổi bật không phải vì họ vốn thông minh hơn người, mà chính nhờ cách giáo dục ngay từ thời thơ ấu đã ảnh hưởng đến thế giới quan và phong cách làm việc của họ.

Người Do Thái có kỹ năng kiếm tiền và quản lý tiền cao hơn so với mặt bằng chung của thế giới một bậc vì họ thường dạy con cái nên làm 5 việc:

1. Không tiêu tiền vào những thứ không quan trọng

Nhiều tỷ phú giàu nhất nước Mỹ là người Do Thái. Hơn nữa, thứ hạng của họ còn rất cao, điều này khiến nhiều người phải đặt ra một câu hỏi: Liệu có phải người Do Thái thực sự sinh ra đã có năng khiếu kinh doanh?

Câu trả lời tất nhiên là không.

Tư duy khác biệt của người Do Thái khi dạy con 5 điều để lớn lên thành công và giàu có-1

Người Do Thái rất thích đọc sách và giỏi giáo dục trẻ em. Từ khi còn rất nhỏ, người Do Thái đã được dạy có cách nhìn đúng đắn về tiền bạc, thế giới.

Người Do Thái thận trọng hơn khi tiêu tiền. Sự cẩn trọng của họ không phải là không nỡ tiêu tiền, mà là tiêu từng xu trong tay một cách chính đáng.

Đó là thay vì chi tiền cho những thứ không quan trọng họ sẽ dùng tiền chủ yếu ở hai khía cạnh:

- Đầu tư của cải: Tức là quản lý tài chính, thường được gọi là tiền sinh ra tiền.

- Đầu tư cho trí não: Dù là ai, dù giàu đến đâu, nếu không biết đầu tư cho trí tuệ thì sự giàu có sẽ sớm ngày rời xa.

Điều này sẽ giúp con cái họ hình thành khái niệm quản lý tài chính một cách tinh tế và thiết thực.

Người Do Thái rất thích đọc sách và giỏi giáo dục trẻ em. Từ khi còn rất nhỏ, người Do Thái đã được dạy có cách nhìn đúng đắn về tiền bạc, thế giới. Ảnh minh họa

2. Trau dồi quan niệm "tiền đổi được hàng"

Từ khi còn rất nhỏ, người Do Thái đã được dạy có cách nhìn đúng đắn về tiền bạc, thế giới. Điều này sẽ giúp con cái họ hình thành khái niệm quản lý tài chính "tiền đổi được vật" một cách tinh tế và thiết thực.

Khi trẻ em Do Thái lên 3 tuổi, cha mẹ bắt đầu dạy trẻ nhận biết tiền xu và tiền giấy.

Khi lên 5 tuổi, trẻ biết tiền đến từ đâu và chúng có thể mua được gì; nuôi dưỡng khái niệm "tiền có thể đổi lấy đồ vật".

Khi trẻ lên 8, chúng bắt đầu "làm việc" để kiếm tiền, và cha mẹ sẽ khuyến khích trẻ tiết kiệm tiền trong tài khoản của chính mình và sử dụng nó như một khoản chi tiêu lớn.

Khi 12 tuổi, trẻ em Do Thái sẽ hiểu các khái niệm, nguyên tắc cơ bản về tài chính, và tham gia vào kế hoạch quản lý tài chính gia đình.

3. Không trì hoãn

Trong cuốn sách "Trí tuệ kiếm tiền của người Do Thái - 7 bí quyết giúp bạn thành công và giàu có" viết rằng người Do Thái sẽ giáo dục con cái của họ như thế này: "Nếu con thích chơi, con cần chăm chỉ học tập và có thành tích học tập tốt. Sau đó, con có thể kiếm được một công việc tốt, kiếm được nhiều tiền và sau khi kiếm được tiền, con có thể chơi nhiều hơn và chơi với những đồ chơi đắt tiền hơn."

Điểm quan trọng nhất trong cách giáo dục tài chính của người Do Thái là nuôi dưỡng khái niệm "hưởng thụ muộn" ở trẻ.

Đây cũng chính là cốt lõi trong nền giáo dục của người Do Thái, và có lẽ nhờ vậy mà có rất nhiều người thành đạt trong cộng đồng người thông minh nhất thế giới này.

4. Dạy con kiếm tiền là việc rất vinh dự

Trong cuộc sống hàng ngày, cha mẹ Do Thái sẽ truyền đạt cho con cái quan niệm "kiếm tiền là một việc rất vinh dự".

Ví dụ như chuyện nhặt rác và bán rác, trong mắt người Do Thái, rác tuy bẩn nhưng đổi rác lấy tiền lại rất cao quý.

Miễn là tiền kiếm được thông qua các kênh hợp pháp thì tất cả ngành nghề đều bình đẳng.

Tư duy khác biệt của người Do Thái khi dạy con 5 điều để lớn lên thành công và giàu có-2

Cha mẹ Do Thái sẽ truyền đạt cho con cái quan niệm "kiếm tiền là một việc rất vinh dự". Ảnh minh họa

5. Trau dồi khái niệm tiền bạc thông qua những trò chơi

Việc giáo dục tài chính cho con được cha mẹ Do Thái tập trung vào trải nghiệm của trẻ. Đồng thời, họ khuyến khích và hướng dẫn trẻ chú ý đến các nội dung liên quan đến tiền bạc một cách chi tiết.

Cha mẹ Do Thái thường thiết kế một số "trò chơi" liên quan đến kiếm tiền để trẻ tham gia và hướng dẫn trẻ thiết lập khái niệm về tiền thông qua sự tò mò và tính cạnh tranh.

Cũng từ đó, khái niệm về tiền được hình thành, trở nên quen thuộc và đồng hành cùng với những đứa trẻ cho đến lúc trưởng thành.

Theo Gia đình và xã hội

Xem link gốc Ẩn link gốc https://giadinh.suckhoedoisong.vn/tu-duy-khac-biet-cua-nguoi-do-thai-khi-day-con-5-dieu-de-lon-len-thanh-cong-va-giau-co-172241206110007757.htm

Nuôi Dạy Con


Cách nấu xôi gà chuẩn vị Hà Nội
Xôi gà là món ăn yêu thích của nhiều người. Tùy từng vùng, miền mà món ăn này có những hương vị khác nhau. Hôm nay, VietNamNet sẽ giới thiệu cách nấu xôi gà chuẩn vị Hà Nội.
Quá coi trọng việc học, mẹ 'quên' dạy đạo đức cho con
Mong muốn con học giỏi và chỉ “nhăm nhăm” dạy học cho con, thậm chí phải dỗ dành, nịnh nọt, đáp ứng mọi yêu cầu của con để con… học mà “quên” dạy đạo đức cho con, 2 đứa con nhà chị Nguyễn Thuỳ An (Q.Cầu Giấy, Hà Nội) trở nên ngang bướng, coi thường mẹ.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.