- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Ứng xử của mẹ khi con gái lớp 5 trộm 2 tờ 500 nghìn đồng
Khi phát hiện 2 tờ 500 nghìn trong ba lô của con gái học lớp 5, chị Nguyễn Thu Nga (Cầu Giấy, Hà Nội) cảm thấy sốc và “giận sôi người”. Chị không thể tưởng tượng cô con gái ngoan ngoãn, học giỏi của mình lại lấy trộm tiền.
- 4 hành động của con trông thì thông minh nhưng thực chất bất ổn nhiều hơn: Cha mẹ nhận biết sớm để kịp thời giúp đỡ con
- Bố trêu con trai "Mẹ già xấu quá, bố đổi mẹ khác cho con nhé?", câu trả lời của đứa trẻ khiến bố bật cười
- Đàm Thu Trang khoe cặp nhóc tì Suchin Sutin diện đồ Tết "hot trend" do bà ngoại ở Lạng Sơn tặng, giá bình dân dễ mua
Nhiều cha mẹ sốc khi phát hiện con lấy trộm tiền. Ảnh minh hoạ
Chia sẻ trên một diễn đàn của phụ huynh có con tuổi teen, chị Nga cho biết: "Hôm qua, mình phát hiện ví tiền của mình mất 1 tờ tiền 500 nghìn đồng. Sau khi rà soát lại các chi tiêu từ hôm rút tiền đến bây giờ, mình chưa sử dụng đến tiền. Mình bắt đầu hướng nghi ngờ về con gái nhưng vẫn cố trấn an chắc không phải bởi con chưa bao giờ lấy tiền của mẹ. Đi ngoài đường, mình thực sự run người. Mình vẫn hy vọng là mình đang nghĩ sai. Nhưng nếu không sai thì sao và mình phải làm gì?. Về đến nhà, việc đầu tiên là mình lao vào phòng học của con, lục các ngăn kéo, hộp tiền mà con vẫn hay để mỗi khi ba mẹ cho tiền mua bánh hoặc tiền con được thưởng mỗi khi được 9,10 điểm nhưng vẫn ko thấy....
Nhưng khi kéo khoá ba lô thì mình phát hiện 2 tờ 500 nghìn đồng. Mình thực sự sốc, giận sôi người, sau đó là hoang mang. Đây là lần đầu tiên mình gặp phải tình huống này nên không biết phải giải quyết như thế nào. Mình chụp hình lại định gửi cho chồng nhưng sau khi bình tĩnh mình quyết định không gửi. Sau đó, mình gọi con xuống và hỏi chuyện nhẹ nhàng. Lúc đầu, con chối rằng con không lấy tiền. Nhưng sau khi mình bắt con mở cặp sách ra thì con bắt đầu sợ. Con nói dối là bạn ở lớp cho. Mình bảo: Mai mẹ xin nghỉ làm đến trường gặp bạn con nhé! Mẹ muốn biết vì sao bạn con lại có nhiều tiền đến vậy? Nghe vậy, con cúi mặt xin lỗi mẹ. Con thú nhận con lấy tiền của mẹ và của ông nội. Con cũng nói do con muốn mua đồ dùng học tập và ăn uống.
Mình đã giải thích cho con rằng hành động lấy tiền hoặc lấy đồ của người khác là hành động rất xấu. Vì thế, con không được tái phạm. Khi nào con cần gì, con có thể tâm sự với mẹ. Với những nhu cầu chính đáng, mẹ luôn ủng hộ con. Mình cũng nói với con chuyện lần này là bí mật giữa 2 mẹ con mình, và bắt con hứa không tái phạm", chị Thu Nga chia sẻ.
Nhiều cha mẹ giáo dục con cách tiêu tiền, quản lý tài chính. Ảnh minh hoạ
Trước chia sẻ của chị Thu Nga, nhiều phụ huynh cho biết cần phải giáo dục con cách tiêu tiền, quản lý tài chính. "Bây giờ, đa số các bạn đều được cho tiền tiêu vặt hàng tuần hay hàng tháng. Các bạn hay đi chơi cùng nhau, thường mua đồ ăn cho nhau ăn, rồi còn mua các đồ nhỏ nhỏ xinh xinh tặng nhau. Con nhà mình lớp 8 được bạn mua đồ cho nên con cũng muốn mua lại cho bạn. Mỗi tuần, mình cho con 200 nghìn tiền tiêu vặt để con mua đồ ăn nhanh, mua quà cho bạn (nếu con cần), tiền uống nước, bánh kẹo, tiền đi xe bus, đi grap bike....Tuần trước còn thừa bao nhiêu thì trừ vào tiền tuần sau. Tuần nào không còn thì mẹ vẫn cho 200 nghìn đồng. Mỗi lần con hết tiền thì sẽ hỏi mẹ để xin. Mình nghĩ nên cho con một ít tiền tiêu vặt, cho con tự quản lý chi tiêu, dùng trong hạn mức cho phép là được", chị Hải Oanh cho biết.
Đồng quan điểm với việc giáo dục con về tiền như chị Hải Oanh, chị Lan Phương cho biết: "Cho con tiền khác với việc chiều chuộng con. Người lớn có nhu cầu của người lớn, trẻ con có nhu cầu của trẻ con. Một đứa trẻ biết tiêu tiền thì tốt hơn là một đứa trẻ không biết tiêu tiền. Mà muốn biết tiêu tiền thì phải tập cho con. Cho bạn ấy biết bố mẹ kiếm tiền vất vả như thế nào, nhà mình phải chi phí ra sao trong 1 tháng (tiền sinh hoạt, tiền học hành, ăn uống…) chi tiêu như thế nào là hợp lý, cái gì nên mua và cái gì không nên mua. Rồi ứng xử tiền bạc với bạn bè như thế nào…
Con học cấp 1, mình không cho con tiền. Nhưng con học cấp 2, mình đã tập cho các con cách chi tiêu và được cầm tiền. Mình chấp nhận việc con ăn quà vặt ngoài cổng trường… Mặc dù không thích, nhưng mình vẫn rất tôn trọng và chỉ thỉnh thoảng nhắc nhở con, cho con xem các clip về thực phẩm bẩn, ma túy trà trộn trong đồ bán ở cổng trường … Cũng may, 2 con nhà mình chưa bao giờ lấy trộm tiền của bố mẹ. Các bố mẹ nên có cái nhìn thoải mái hơn về vấn đề tiền nong với con cái. Các bố mẹ hãy nhớ lại lúc chúng mình bằng tuổi các con bây giờ, để rộng lượng hơn, thấu hiểu hơn để có thể sát cánh với con trong mọi vấn đề".
Theo Phụ nữ Việt Nam
-
Làm mẹ20 giờ trướcTừ giai đoạn đầu đời, trẻ cần tiêm nhiều loại vắc xin để trang bị tấm áo giáp vững chắc chống lại các mầm bệnh. Trong đó vắc xin 6 trong 1 có nhiều lợi thế, phòng được nhiều bệnh nhất trong một mũi tiêm.
-
Làm mẹ22 giờ trướcMặc dù có rất nhiều khuyến cáo về tình trạng béo phì nhưng tỷ lệ này vẫn tăng cao, nhất là trẻ em ở các thành phố lớn.
-
Làm mẹ1 ngày trướcVới những mẹ bầu có thói quen vận động từ xưa thì các bạn có thể chơi rất nhiều môn miễn là các môn đó mang tính chất tĩnh cho vùng lõi của cơ thể - vùng bụng.
-
Làm mẹ2 ngày trướcBất đồng quan điểm trong quá trình dạy con học là nguyên nhân khiến không ít cặp vợ chồng cãi vã.
-
Làm mẹ2 ngày trướcKhông thể bình tĩnh trước việc con xem phim nhạy cảm trong điện thoại, bà mẹ đã có phản ứng tiêu cực.
-
Làm mẹ3 ngày trướcTôi luôn tin rằng Trà My và Phương Nguyên nhà tôi sẽ hạnh phúc mai này. Vì mẹ của hai con là một người mẹ hạnh phúc.
-
Làm mẹ3 ngày trướcỞ những nước phát triển, việc cho trẻ tiếp cận với các kênh giáo dục tài chính được áp dụng từ sớm. Người Do Thái còn lấy tiếng leng keng của đồng tiền để mừng trẻ ra đời.
-
Làm mẹ4 ngày trướcTình thương của cha mẹ không được thể hiện một cách đúng mực sẽ khiến con trẻ tổn thương
-
Làm mẹ5 ngày trướcNhiều trẻ em rất thích ăn trứng, có bé không ăn thức ăn gì ngoài trứng. Điều này dẫn đến việc làm khó các bà mẹ khi lựa chọn thực đơn cho con. Chưa kể, trứng tuy tốt cho sức khỏe nhưng nếu quá lạm dụng cũng sẽ dẫn đến tác dụng ngược.
-
Làm mẹ6 ngày trướcSố liệu ghi nhận gần đây cho thấy, trẻ ở thành phố mắc tật khúc xạ nhiều hơn trẻ nông thôn, nhất là sau đại dịch COVID-19, tỷ lệ này tăng mạnh.
-
Làm mẹ26/09/2024Việc bé Pam òa khóc tại sự kiện fan meeting là bài học về trách nhiệm của phụ huynh và xã hội trong bảo vệ quyền lợi của trẻ em trước sức ép của thời đại số.
-
Làm mẹ26/09/2024Kể lại câu chuyện đáng tiếc xảy ra với cô con gái (nay đã sang tuổi 15), chị V.T.L (Thái Nguyên) không khỏi nghẹn ngào. Một năm qua, chị L. luôn ở bên, định hướng cho con nhưng nỗi ân hận không ngừng hành hạ trái tim người mẹ.
-
Làm mẹ26/09/2024Khi nhà trường phân biệt hình thức khen ngợi theo số tiền ủng hộ, trẻ có thể tiếp nhận "bài học" sai lầm rằng lòng nhân ái được đo bằng độ lớn của đồng tiền.