Vụ con trẻ ném đá người đi đường, cụ cao tuổi vẫn bênh chằm chặp vì cháu 'không biết gì': Dạy con từ thuở con còn ngây thơ!

Vụ việc các cụ cao tuổi ở Nam Định thấy cháu nhỏ ném đá người đi đường nhưng vẫn bênh chằm chặp vì cháu "không biết gì" đã được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội. Đây cũng là bài học cho người lớn về cách dạy dỗ con trẻ. Dù yêu con cháu thế nào, hãy dạy trẻ điều hay, lẽ phải chứ chớ nên bênh vực cho thói hư, thật xấu của trẻ.

Mỗi đứa trẻ chào đời là một niềm vui, niềm hạnh phúc của cả gia đình. Tuy nhiên, con trẻ ra đời cũng đồng nghĩa với chuyện người lớn phải gánh vác thêm trách nhiệm nuôi dạy, bảo ban con, cháu của mình. Lúc này, người lớn cần phải làm gương cho con trẻ và nhân cách của con trẻ được hình thành từ cách hành xử của người lớn.

Vụ con trẻ ném đá người đi đường, cụ cao tuổi vẫn bênh chằm chặp vì cháu không biết gì: Dạy con từ thuở con còn ngây thơ!-1

Con trẻ ném đá người đi đường, cụ cao tuổi vẫn bênh chằm chặp vì cháu 'không biết gì'

Mới đây, cư dân mạng rầm rộ chia sẻ một vụ việc ở Nam Định khiến nhiều người phải suy ngẫm. Được biết, cô gái đang đi qua nơi các cháu nhỏ chơi thì thấy các bé ném đá vào xe mình. Cô bạn đã dừng lại nói chuyện phải trái và hy vọng các ông bà hãy bảo ban con cháu mình. Cô gái cũng yêu cầu các em nhỏ phải xin lỗi cô và hứa từ lần sau không được ném đá người đi đường như vậy nữa.

Vụ con trẻ ném đá người đi đường, cụ cao tuổi vẫn bênh chằm chặp vì cháu không biết gì: Dạy con từ thuở con còn ngây thơ!-2Vụ con trẻ ném đá người đi đường, cụ cao tuổi vẫn bênh chằm chặp vì cháu không biết gì: Dạy con từ thuở con còn ngây thơ!-3

(Ảnh cắt từ clip)

Thế nhưng, ngay sau khi yêu cầu, cô gái này cũng bất ngờ khi các cụ cao tuổi ở đây thể hiện thái độ thiếu thiện chí. Họ không thừa nhận rằng cháu mình đã làm sai mà còn đổ lỗi rằng "tại cô đi qua chỗ trẻ đang chơi", "đi qua đây phải để ý", "không việc gì phải xin lỗi cả".

Cách hành xử của các cụ cao tuổi khi thấy cháu mình gây ra lỗi khiến nhiều người bất ngờ. Có thể vì quá yêu thương, chiều chuộng các cháu nên các cụ cao tuổi đã bênh vực cho cả thói hư, tật xấu của con trẻ. Điều này khiến cô gái cảm thấy bức xúc và đã quyết định đăng tải clip này lên mạng xã hội. Ắt hẳn, chủ nhân của clip cũng không ngờ rằng clip này đã lên xu hướng Tiktok. Phần lớn, mọi người đều không ai đồng tình với cách hành xử của những người lớn tuổi trong khu phố. 

"Đáng ra, các ông bà nên dạy cháu xin lỗi vì cháu đã làm sai. Đằng này lại bênh cháu chằm chặp, coi rằng cháu mình là cái rốn của vũ trụ", người dùng Thành Lê bình luận.

"Cháu hư tại ông bà", người dùng Vũ Đình Hiệp viết.

Sau khi vụ việc được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội, các cụ trong đoạn video đã ngay lập tức nhìn nhận lại vấn đề và đã sang nói chuyện với cô gái bị ném đá vào xe. Sau cuộc gặp gỡ này, bạn nữ đã xóa video vì thấy cụ ông đã có thiện chí hơn rất nhiều, một phần là ông đã cao tuổi, đây cũng là đoạn đường mà cô gái thường xuyên di chuyển qua.

Dạy con từ thuở con còn ngây thơ!

Ắt hẳn ai cũng phải công nhận rằng nhân cách con trẻ được hình thành từ cách bảo ban, ứng xử của người lớn. Các cụ xưa đã có câu : "Dạy con từ thuở con còn ngây thơ". Câu tục ngữ có ý nghĩa rằng ngay từ khi con, cháu còn nhỏ, hãy hướng con, cháu mình theo những điều đúng đắn và cần răn đe, khuyên nhủ khi con, cháu mình làm sai, ảnh hưởng đến người khác.

Việc dạy con, cháu từ thuở nhỏ giúp con nhận thức được việc mình làm và giúp bé ngộ ra được nhiều điều – lý lẽ sống đúng đắn. Nếu như từ nhỏ, người lớn đã không dạy con và khuyên bảo con khi sai trái thì khi lớn, con sẽ tự cho rằng những điều sai đó là đúng và bắt đầu hành động sai trái nối tiếp nhau.

Vụ con trẻ ném đá người đi đường, cụ cao tuổi vẫn bênh chằm chặp vì cháu 'không biết gì': Dạy con từ thuở con còn ngây thơ!

Cũng giống như câu chuyện này, người lớn cho rằng việc con trẻ ném đá vào xe của người khác là đúng, người sai là người đi đường. Đây là quan điểm lệch lạc, sai lầm. Ai cũng yêu con, quý cháu nhưng việc bênh vực, cổ súy cho những việc làm sai trái của con, cháu là điều sai lầm và có thể gây những hậu quả khôn lường sau này.

Năm 2013, dư luận xôn xao trước câu chuyện bị cáo Hồ Duy Trúc dùng dao chém đứt lìa tay nạn nhân để cướp lắc vàng. Do đã gây ra 15 vụ cướp có tính chất nghiêm trọng trước đây nên bị cáo bị tòa tuyên án tử hình. Mẹ tên cướp gào khóc tại tòa: "Ai kêu đeo hột xoàn, chạy xe tay ga chi cho nó chém!"

Đây cũng là câu nói của những người làm cha, làm mẹ yêu thương con đến mù quáng, không phân biệt được đúng, sai. Đến khi con làm điều sai trái, vi phạm pháp luật, họ vẫn bênh vực và luôn cho rằng con mình là người bị hại. Chính cách hành xử của người lớn ngay từ nhỏ đã ảnh hưởng đến nhân cách, hành vi, thái độ của trẻ sau này. Vì vậy, các vị phụ huynh ơi, muốn con ngoan thì phải dạy con từ thuở con còn ngây thơ, bênh vực, cổ súy cho những việc làm sai trái của con thì không ai có thể lường được hậu quả sau này...

Theo Emdep.vn

Xem link gốc Ẩn link gốc https://emdep.vn/day-con/vu-con-tre-nem-da-nguoi-di-duong-cu-cao-tuoi-van-benh-cham-chap-vi-chau-khong-biet-gi-day-con-tu-thuo-con-con-ngay-tho-20220616091731122.htm

Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.