Vừa nhìn mặt cháu nội mới ra đời, mẹ chồng liền mắng con dâu té tát: “Đồ không biết đẻ!”

Mẹ chồng cho rằng vì con dâu "không biết đẻ" mới khiến cháu nội bà bị như vậy.

Ông bà và bố mẹ đều mong một em bé sinh ra xinh đẹp, khỏe mạnh. Nhưng trong quá trình sinh mổ, các bác sĩ phải sử dụng nhiều dụng cụ y tế nên có thể sẽ gây ra những rủi ro nhất định cho thai nhi. Bà mẹ Tiểu Ly sống tại Trung Quốc không may lại rơi vào trường hợp này. Xót xa hơn cho chị là mẹ chồng thay vì cảm thông lại nói ra những lời như xát muối vào lòng, mắng con dâu xối xả ngay sau cuộc vượt cạn.

Vừa nhìn mặt cháu nội mới ra đời, mẹ chồng liền mắng con dâu té tát: Đồ không biết đẻ!”-1

Sau 9 tháng 10 ngày vất vả mang thai, cuối cùng cũng đến ngày Tiểu Ly vỡ ối và chuẩn bị sinh con. Tuy nhiên, trong quá trình rặn, dù mẹ trẻ có cố gắng đến đâu, nỗ lực hết sức thì em bé vẫn không ra được. Vì sợ thai nhi bị ngạt, bác sĩ cho đã sử dụng kẹp forceps trợ sinh để "lôi" em bé ra. 

Khi đứa trẻ được đưa ra ngoài, chiếc kẹp đã vô tình để lại trên mặt đứa trẻ một vết hằn thâm tím, trông như vết sẹo. Nhìn vết sẹo trên mặt con, Tiểu Ly đã tự trách mình rất nhiều. Nhưng mẹ chồng cô không những không an ủi mà vừa bước vào phòng nhìn thấy cháu nội bà đã mắng cô té tát. Bà mắng Tiểu Ly là đồ không biết đẻ nên mới để lại trên mặt đứa cháu nội bụ bẫm của bà một vết sẹo như vậy. Những lời mẹ chồng tàn nhẫn khiến Tiểu Ly lạnh sống lưng.

Vừa nhìn mặt cháu nội mới ra đời, mẹ chồng liền mắng con dâu té tát: Đồ không biết đẻ!”-2

Trên thực tế, việc để lại những vết xước, vết hằn, vết sẹo cho trẻ khi sinh mổ là điều rất dễ gặp phải. Nhưng nếu được chăm sóc đúng cách, vết thương này sẽ nhanh chóng lành lại, đôi khi có thể tự nhiên mất đi.

Khi nào cần hỗ trợ sinh bằng kẹp forceps?

Hiện nay, kẹp forceps ngày càng được sử dụng ít đi, bởi lẽ nếu chẩn đoán khó sinh, bạn sẽ chọn phương pháp sinh mổ. Tuy nhiên, trong trường hợp không phát hiện bất thường cho đến khi vào phòng hộ sinh, mẹ bầu gặp vấn đề về rặn đẻ vì kiệt sức hoặc gặp tình trạng suy thai, xương chậu yếu, bác sỹ sẽ dùng forceps.

Ngoài ra, với trường hợp mẹ bầu mắc các bệnh huyết áp cao, tim mạch, không thể duy trì tình trạng rặn đẻ kéo dài, bác sỹ cũng bắt buộc phải dùng forceps để hỗ trợ sinh.

Thậm chí, trong các ca sinh mổ, nếu thai nhi bị tắc, bác sỹ cũng có thể nghĩ đến forceps. Hoặc trường hợp thai nhi không quay đầu thuận, thì forceps cũng được dùng để hỗ trợ sinh.

Vừa nhìn mặt cháu nội mới ra đời, mẹ chồng liền mắng con dâu té tát: Đồ không biết đẻ!”-3

Nguy cơ từ kẹp forceps?

Chỉ bác sỹ được đào tạo bài bản vả có kinh nghiệm đỡ đẻ mới nên dùng kẹp forceps bởi lẽ dụng cụ y khoa này đòi hỏi sự chính xác và tránh làm tổn thương bé khi còn quá non nớt.

Tuy vậy, vẫn tồn tại một vài nguy cơ từ kẹp forceps gây tổn thương thai nhi. Ví như để lại vết trên mặt, gây biến dạng đầu, ảnh hưởng dây thần kinh ở mặt, chảy máu trong, tổn thương mắt.

Đối với mẹ, kẹp forceps cũng được ghi nhận có thể gây ra một số tác động như tổn thương cho tầng sinh môn, vùng giữa âm đạo và hậu môn, cần nhiều thời gian hơn để phục hồi sau sinh.

Trên thực tế, dị tật vĩnh viễn hay tử vong do phương pháp hỗ trợ này là hoàn toàn rất hiếm. Theo các chuyên gia, rủi ro do đỡ đẻ bằng kẹp forceps là rất thấp.

Theo Thoidaiplus

Xem link gốc Ẩn link gốc http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/dua-tre-sinh-ra-voi-vet-tham-tren-mat-me-chong-mang-con-dau-te-tat-do-khong-biet-de-d249168.html

sinh mổ

sinh con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.