Xin vào phòng sinh để tự tay cắt dây rốn cho con, ông bố run rẩy hỏi em bé hay mẹ sẽ đau hơn khiến bác sĩ bật cười

Một ông bố trẻ ở Trung Quốc đưa vợ đi sinh và đã yêu cầu các bác sĩ cho mình được tự tay cắt dây rốn cho em bé. Vậy nhưng khi chuẩn bị thực hiện, tay người bố vô cùng run rẩy, anh còn lắp bắp hỏi đi hỏi lại “Thưa bác sĩ, nếu tôi cắt như vậy thì vợ con tôi có đau không?” khiến ai nấy đều bất ngờ.

Nghe câu hỏi của người bố trẻ, các bác sĩ và y tá bỗng nhiên bật cười. Mọi người bảo không đau, cuối cùng người bố cũng miễn cưỡng cắt dây rốn với vẻ mặt đầy lo lắng...

Xin vào phòng sinh để tự tay cắt dây rốn cho con, ông bố run rẩy hỏi em bé hay mẹ sẽ đau hơn khiến bác sĩ bật cười-1

Bé và mẹ sẽ cảm thấy đau khi cắt dây rốn? 

Thực tế, vào thời điểm cắt dây rốn trẻ sơ sinh thường luôn quấy khóc ồn ào, nên không ít cha mẹ thấy đau lòng tưởng trẻ khóc do đau. Dù hiểu cảm giác thương con của các bậc làm cha làm mẹ nhưng các bác sĩ cho biết thực sự bé sẽ không đau khi cắt dây rốn.

Một mặt, khi mới sinh em bé khá “bận rộn” để thích nghi với thế giới mới khác hoàn toàn với tử cun mà không còn thời gian để quan tâm đến càm giác cắt rốn. Chẳng hạn bé phải khóc vì khí thải và nước ối vào phổi, phổi cần giãn nở để thở và thích nghi với không khí cũng như môi trường của thế giới mới... 
Mặt khác, tuy có dây thần kinh ở rốn nhưng dây thần kinh này không phải là dây thần kinh đau mà là dây thần kinh co mạch nên không có cảm giác đau.

Xin vào phòng sinh để tự tay cắt dây rốn cho con, ông bố run rẩy hỏi em bé hay mẹ sẽ đau hơn khiến bác sĩ bật cười-2

Đối với các bà mẹ, câu trả lời cũng vẫn là không, vì dây rốn gắn liền với nhau thai, và nhau thai sẽ bong ra khỏi thành tử cung một cách tự nhiên khi em bé chào đời. Vì vậy, dây rốn được kết nối với em bé và nhau thai, nhưng không liên quan gì đến hệ thần kinh của mẹ nên tự nhiên sẽ không cảm thấy đau.

Nói một cách công tâm, dù mẹ có đau đ chăng nữa thì nỗi đau khi cắt dây rốn thực sự chỉ ở mức “muỗi đốt” so với nỗi đau khi sinh nở. Vì vậy, sau khi cắt dây rốn, cả em bé và mẹ đều không cảm thấy đau đớn.

Cách chăm sóc rốn sau khi trẻ được sinh ra 

Đối với đứa trẻ mới sinh, việc chăm sóc rốn cho bé là rất quan trọng và khá khó khăn, nhất là với những bà mẹ trẻ lần đầu sinh nở.

Xin vào phòng sinh để tự tay cắt dây rốn cho con, ông bố run rẩy hỏi em bé hay mẹ sẽ đau hơn khiến bác sĩ bật cười-3

Trước khi dây rốn rụng, các mẹ cần đặc biệt lưu ý tắm cho bé cẩn thận để tránh làm ướt cuống rốn của bé. Nếu rốn trẻ sơ sinh chưa rụng, hãy rửa riêng phần trên và phần dưới để tránh làm ướt cuống rốn.

Bên cạnh đó, các mẹ có thể áp dụng các biện pháp bảo vệ nhất định như dán miếng dán rốn, tuy nhiên dù áp dụng các biện pháp chống thấm nước thì mẹ vẫn phải rất cẩn thận không nên để nước rơi vào phần rốn của trẻ.

Xin vào phòng sinh để tự tay cắt dây rốn cho con, ông bố run rẩy hỏi em bé hay mẹ sẽ đau hơn khiến bác sĩ bật cười-4

Ngoài ra, bố mẹ cũng cần lưu ý:

- Không được bôi kem dưỡng ẩm và các thứ khác lên vùng rốn của trẻ vì nếu rốn luôn ẩm ướt thì rất dễ xảy ra tình trạng viêm nhiễm.

- Không để tã, quần áo cọ xát vào gốc rốn. 

- Cỡ bỉm mẹ chọn cho bé phải phù hợp, chọn size bỉm phù hợp với tình trạng thực tế của bé.

Đến khi núm rốn của trẻ rụng, phần cuống rốn thường sẽ chảy ra chất lỏng nhớt trong suốt hoặc màu vàng nhạt. Lúc này cha mẹ có thể chọn mua một ít bông tẩm cồn và dùng bông cồn lau sạch những chất lỏng nhớt đó.

Xin vào phòng sinh để tự tay cắt dây rốn cho con, ông bố run rẩy hỏi em bé hay mẹ sẽ đau hơn khiến bác sĩ bật cười-5

Một khi cuống rốn rụng đi sẽ hình thành rốn. Nhưng một số mẹ phát hiện ra rằng khi rốn rụng sẽ có hiện tượng sưng đỏ xung quanh thì chúng ta cũng không cần quá lo lắng, vì đây là hiện tượng bình thường của trẻ sơ sinh.

Sau khi rụng rốn, rốn của trẻ sơ sinh vẫn còn rất mỏng manh, điều này đòi hỏi mẹ phải tiếp tục chăm sóc rốn cẩn thận để đảm bảo trẻ sơ sinh phát triển khỏe mạnh và không bị tổn thương.

Theo V.K - Vietnamnet


Trẻ sơ sinh

sinh con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.