- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Yêu sai người, mẹ đơn thân đẩy con gái vào tình cảnh đau lòng
Yêu sai người, đặt niềm tin vào gã "yêu râu xanh” sống cùng nhà, người mẹ vô tình đẩy cô con gái nhỏ vào tình cảnh đau lòng.
- Giáo sư nổi tiếng nhắc cha mẹ bảo vệ khỏi nguy cơ bị xâm hại: Đợi con lớn mới giáo dục là quá muộn!
- Từ vụ bé gái 12 tuổi ở Hà Nội mang bầu: Cha mẹ chính là người đầu tiên giúp con tránh được vấn nạn xâm hại tình dục!
- Đây là 7 điều các chuyên viên giáo dục giới tính khuyên áp dụng để con tránh nguy cơ bị xâm hại
Đặt niềm tin sai người
Nhà nước có nhiều chính sách bảo vệ trẻ em trước nguy cơ bị bạo hành, xâm hại tình dục. Tuy nhiên, tình trạng trên vẫn còn những diễn biến phức tạp. Trẻ em không chỉ có nguy cơ bị xâm hại bởi những đối tượng lạ mặt mà còn trở thành nạn nhân của chính những người thân trong gia đình.
Nếu không được giúp đỡ, đồng hành đúng cách, trẻ em là nạn nhân của xâm hại tình dục sẽ chịu tổn thương nghiêm trọng về thể xác, tâm lý, tinh thần. Câu chuyện của mẹ con chị L.T.A.M. (36 tuổi) là một ví dụ.
Hôn nhân tan vỡ, chị M. dẫn cô con gái 10 tuổi từ miền Tây lên TPHCM sống. Sau đó, chị quen biết, sống như vợ chồng với người đàn ông làm nghề thợ hồ. Chị không ngờ con gái lại bị người đàn ông mình yêu thương xâm hại. Đáng buồn hơn, khi con tâm sự việc bị “ba dượng xâm hại”, chị M. lại không tin.
Nhiều bậc phụ huynh lên tiếng mạnh mẽ trước thực trạng xâm hại tình dục trẻ em
Sự việc khiến bé gái sợ hãi, không dám ở nhà một mình. Bé thường xuyên trốn khỏi nhà trọ mỗi khi chị đi vắng. Cho rằng con không ngoan, chị M. la mắng, đánh bé gái. Sự việc kéo dài khiến bé gái trầm cảm, có ý định tự tử nhưng bất thành.
Chuyên gia tâm lý Lê Khanh (TPHCM) cho biết, trường hợp trẻ không được bố mẹ tin tưởng khi chia sẻ thông tin mình bị xâm hại rất nguy hiểm. Lúc này, trẻ sẽ tổn thương sâu sắc. Tâm lý trẻ xuất hiện nỗi sợ không được bố mẹ tin tưởng, bảo vệ dẫn đến tinh thần suy sụp.
“Do đó, việc bố mẹ, người thân trong gia đình phải chăm sóc, bảo vệ, cùng trẻ vượt qua nỗi đau bị xâm hại tình dục như thế nào là điều rất quan trọng”, ông Khanh cho biết.
Các chuyên gia tâm lý cũng cho rằng, trẻ em là nạn nhân của tình trạng xâm hại tình dục cần được chăm sóc thân thể, tâm lý và tinh thần. Ngay khi phát hiện trẻ bị xâm hại, cha mẹ, người thân cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám, chăm sóc kịp thời.
Các bậc phụ huynh nên tham khảo tài liệu Hướng dẫn việc chăm sóc và hỗ trợ y tế cho người bị xâm hại tình dục của Bộ Y tế để chăm sóc, hỗ trợ y tế cho trẻ bị xâm hại đúng cách, hiệu quả.
Đồng hành đúng cách
Chuyên gia tâm lý Lê Khanh cho rằng, với trường hợp người xâm hại trẻ là thành viên trong gia đình, cha mẹ cần cách ly trẻ khỏi môi trường, đối tượng gây ra sự việc cho đến khi đối tượng bị xử phạt trước pháp luật.
Sau đó, trẻ cần có người đồng hành để được giúp đỡ đúng cách. Ngoài là người thân trong gia đình, trẻ cần được giúp đỡ bởi người có chuyên môn như: Chuyên gia tâm lý, nhân viên công tác xã hội…
Các bậc cha mẹ nên tham khảo tài liệu Hướng dẫn việc chăm sóc và hỗ trợ y tế cho người bị xâm hại tình dục của Bộ Y tế để chăm sóc, hỗ trợ y tế cho trẻ bị xâm hại đúng cách, hiệu quả
Người đồng hành không chỉ chia sẻ mà còn giúp trẻ tham gia những hoạt động có ích bên ngoài, đồng hành đủ lâu để trẻ vượt qua nỗi đau, tái hòa nhập cuộc sống.
Chuyên gia Lê Khanh nhấn mạnh: “Sau cùng, chúng ta cần giúp trẻ ý thức lại giá trị bản thân. Đây là điều rất quan trọng. Những đứa trẻ là nạn nhân của xâm hại thường không ý thức được giá trị bản thân nên không có phản ứng mạnh mẽ trước sự tấn công của kẻ xấu…
Giúp trẻ ý thức lại giá trị bản thân khiến trẻ mạnh mẽ, tự tin hơn. Trẻ sẽ vượt qua nỗi đau bị xâm hại và tránh rơi vào tình huống ấy thêm một lần nữa”.
Trường hợp trẻ bị đối tượng ngoài gia đình xâm hại cũng cần được cha mẹ, người thân tin tưởng, chia sẻ, đồng hành. Tuy nhiên, cha mẹ phải tôn trọng không gian riêng của trẻ. Cha mẹ tránh kể sự việc với nhiều người, không nên nói với trẻ rằng có ai đó đã biết biến cố của mình.
Cha mẹ cũng cần đưa trẻ tham gia các hoạt động vui chơi lành mạnh để trẻ sớm quên đi tổn thương. Nếu được, phụ huynh nên thay đổi hoặc sắp xếp lại môi trường sống để trẻ không đối diện nguy cơ bị xâm hại.
“Khi đưa sự việc trẻ bị xâm hại ra pháp luật, cha mẹ cần trao đổi, tránh việc trẻ bị hỏi quá nhiều lần về vụ việc để phục vụ công tác điều tra. Việc này khiến trẻ thêm nhiều lần tổn thương”, chuyên gia Lê Khanh lưu ý thêm.
Theo Vietnamnet
-
Làm mẹ12 giờ trướcMột đứa trẻ có thành tích học tập xuất sắc phần lớn là do có những thói quen tốt được hình thành từ nhỏ.
-
Làm mẹ1 ngày trướcNhững đứa trẻ độc lập, tháo vát, có thể xử lý những khó khăn trong cuộc sống và phát triển mạnh mẽ bởi cha mẹ của chúng luôn làm 7 điều này.
-
Làm mẹ3 ngày trướcNgày 15/1, TS.BS Phạm Ngọc Thạch, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 2 TPHCM cho biết, tại đây vừa tiếp nhận và can thiệp kịp thời cho một trường hợp bị xoắn buồng trứng 7 vòng, nguy cơ hoại tử.
-
Làm mẹ3 ngày trướcCảm lạnh là một bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ em, đặc biệt trong mùa đông. Tuy là căn bệnh thông thường nhưng nhiều bậc cha mẹ vẫn mắc phải những sai lầm trong quá trình chăm sóc trẻ.
-
Làm mẹ3 ngày trướcBé gái 3,2kg chào đời tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội cùng với chiếc vòng tránh thai mà người mẹ đã đặt cách đây 2 năm.
-
Làm mẹ5 ngày trướcTrẻ em do hệ miễn dịch còn non yếu nên rất dễ mắc các bệnh lý nguy hiểm, trong đó có bệnh sởi. Nếu như không được điều trị kịp thời và đúng cách thì bệnh sẽ để lại những biến chứng vô cùng nguy hiểm và lâu dài. Tuy nhiên, có một thực tế cho thấy rằng các bậc cha mẹ đang gặp không ít sai lầm trong việc này.
-
Làm mẹ5 ngày trướcTrẻ bị viêm phổi có được tắm không? Đó là một trong những băn khoăn thường thấy nhất của cha mẹ khi chăm sóc con bị viêm phổi tại nhà.
-
Làm mẹ6 ngày trướcTrào ngược dạ dày ở trẻ em có thể là hiện tượng sinh lý hoặc do bệnh lý nào đó. Tình trạng trào ngược dạ dày sinh lý thường xảy ra ở những năm đầu đời của bé, có thể tự cải thiện khi trẻ lớn lên và được chăm sóc đúng cách.
-
Làm mẹ6 ngày trướcHãy là người hướng dẫn, đừng trở thành "thiên thần hộ mệnh"!
-
Làm mẹ11/01/2025Năm 2025, vắc-xin Rotavirus ngừa tiêu chảy sẽ được triển khai uống miễn phí tại 41 địa phương. Cùng đó, vắc-xin phế cầu sẽ tiêm miễn phí trong năm nay
-
Làm mẹ10/01/2025Theo chuyên gia, phong tục lì xì nếu áp dụng sai cách có thể khiến trẻ đặt nặng vật chất từ sớm, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý và tính cách.
-
Làm mẹ10/01/2025Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, miền Bắc sắp có những ngày rét đậm rét hại. Thời tiết này khiến trẻ dễ mắc bệnh, đặc biệt các bệnh về đường hô hấp. Để phòng bệnh, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các loại vitamin cần thiết, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.