Đến chiều 6-4, đã có đến 13 doanh nghiệp thông báo sẵn sàng tiếp nhận hết số laođộng VN vừa trở về từ Libya. Trong đó, Tổng công ty Viglacera đã tiếp nhận cáclao động đầu tiên vào làm việc.
Các doanh nghiệp đưa ra 16.000 chỗ làm, trong khi số lao động từ Libya trở vềhơn 10.000 người nên khả năng các lao động đều được tiếp nhận hết.
Sẽ đảm bảo chính sách cho người lao động
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH), đến ngày 6-4 Tổng công tyViglacera đã tuyển và tiếp nhận lao động vào làm việc. Bà Nguyễn Thị Hải Yến,phó trưởng phòng tổ chức lao động của Viglacera, cho biết đã có mười lao độngchính thức làm việc tại các công ty thành viên của Viglacera.
Theo bà Yến, do đang tổng hợp nhu cầu tuyển lao động thực tế tại 40 công tythành viên nên chưa có số liệu cụ thể, nhưng chắc chắn nhu cầu tuyển là rấtnhiều. Mức lương bình quân đối với lao động làm việc cho Viglacera tối thiểu 5triệu đồng/người/tháng.
Ngay khi các lao động về đến VN, Viglacera đã cử cán bộ tiếp cận, tư vấn việclàm cho người lao động. Nếu lao động có nhu cầu sẽ được tiếp nhận và thử việctrong hai tháng, với mức lương thử việc 2,6 triệu đồng/người/tháng và được côngty hỗ trợ nhà ở, tiền ăn giữa ca. Ngoài ra sản phẩm làm ra trong thời gian thửviệc nếu đạt yêu cầu cũng sẽ được tính lương...
![]() |
Anh Trương Ngọc Cư, 40 tuổi, quê ở Hà Tĩnh, một trong những người lao động cuối cùng từ Libya về VN hôm 4-4 bằng đường tàu biển (Ảnh: Nguyễn Khánh) |
Theo ông Nguyễn Ngọc Quỳnh - cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, đến lúcnày vẫn chưa có phương án giải quyết chính sách cho những lao động trở về từLibya.
Tuy nhiên Bộ LĐ-TB&XH sẽ sớm bàn bạc với một số bộ ngành liên quan để có chínhsách hỗ trợ hợp lý, thỏa đáng cho người lao động. Tinh thần là những lao độngphải về trước hạn bất khả kháng mà chưa làm việc được quá nửa thời gian hợp đồngsẽ được hỗ trợ nhiều hơn.
Ông Quỳnh cũng cho biết nhiều địa phương đã tích cực tham gia giải quyết vấn đềlao động “hậu Libya”. Ngoài mức hỗ trợ 2 triệu đồng/người của Chính phủ và doanhnghiệp, khi về địa phương, lao động của Ninh Bình được tỉnh hỗ trợ thêm 3 triệuđồng/người. Các địa phương khác như Hà Nội, Nghệ An, Hải Dương hỗ trợ thêm 1triệu đồng/người.
Rất nhiều việc chờ người
Trong khi đó ông Lê Quang Trung, phó vụ trưởng Vụ Lao động - việc làm (Bộ LĐ-TB&XH),cho biết cơ quan này đã cùng Cục Quản lý lao động ngoài nước và các doanh nghiệpcó buổi làm việc sơ bộ về việc tiếp nhận lao động.
Theo ông Trung, đây chỉ là một trong những giải pháp giải quyết việc làm cho hơn10.000 lao động trở về từ Libya được đưa ra. Ngoài ra còn các giải pháp khác nhưhỗ trợ để người lao động có việc làm tại chỗ, hoặc nếu lao động nào có nguyệnvọng sẽ được tiếp tục đưa đi làm việc ở nước ngoài.
Hiện các doanh nghiệp đang rà soát để báo cáo Bộ LĐ-TB&XH nhu cầu cụ thể về laođộng cho từng ngành nghề, lĩnh vực công việc.
Trao đổi với TuổiTrẻ, ông Quỳnh cho biết ngay khi lao động về nước, Bộ LĐ-TB&XH đã có côngvăn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng, các cấp ởđịa phương thực hiện các giải pháp giảm bớt khó khăn và giải quyết việc làm cholao động.
Đồng thời cơ quan này cũng đề nghị ngành lao động các tỉnh, thành phố tổ chứcthống kê, khảo sát khả năng, nhu cầu, nguyện vọng của từng người lao động diệnnày trên địa bàn và nhu cầu tuyển lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn đểtìm việc cho họ.
Về phần mình, Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng đã chỉ đạo các doanh nghiệphoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động đẩy mạnh tìm kiếm thị trường phù hợpđể sẵn sàng tiếp tục đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Theo Đ.Bình
Tuổi trẻ