Sau khi Ấn Độ ra mắt máy tính bảng rẻ nhất thế giới, đến lượt “ngườihàng xóm” là Bangladesh cho ra mắt một trong những chiếc laptop rẻ nhấtthế giới, với giá chỉ 130 USD.

Chỉ 1 tuần sau khi Ấn Độ trình làng Aakash, chiếc máy tính bảng rẻ nhấtthế giới với giá chỉ 35 USD, Bangladesh cũng đã giới thiệu chiếc laptopgiá rẻ nhất thế giới. Đây là loại laptop được chính phủ Bangladesh xâydựng với mục tiêu cải thiện tình trạng công nghệ thông tin và phát triểnInternet trong nước và dự kiến sẽ phân phối cho học sinh trong khắp cảnước.

Đích thân thủ tướng Shekh Hasina của Bangladesh đã trình làng chiếclaptop với giá 130 USD này vào dịp kỷ niệm Dhaka hôm thứ 3 vừa qua.

Laptop rẻ nhất thế giới... giá 130 USD
Hộp đựng của laptop Doel khá “màu mè”

Được đặt theo tên gọi của loài chim làm biểu tượng quốc gia, Doel, chiếclaptop này được sản xuất bởi công ty viễn thông nhà nước TSS, hợp tácvới 2 công ty tư nhân.

“Có 4 phiên bản khác nhau của dòng laptop Doel. Loại rẻ nhất có giá 130USD,và phiên bản đắt nhất có giá 343 USD” - Shefayet Hossain, phát ngônviên của chính phủ cho biết.

Theo đó, phiên bản rẻ nhất của laptop Doel được trang bị vi xử lý tốc độ800MHz, 512 MB bộ nhớ RAM và ổ cứng đặc dung lượng 16GB, cùng với mànhình 10,1-inch độ phân giải 1024x600. Ngoài ra, phiên bản này còn đượctrang bị webcam, khe đọc thẻ nhớ SD, 2 cổng USB và webcam. Đặc biệt, máyhoạt động trên nền tảng Android của Google, vốn chỉ sử dụng chosmartphone và máy tính bảng.

Đây được xem là cấu hình chấp nhận được cho 1 laptop với giá chỉ 130 USDđể làm những công việc cơ bản.

Laptop rẻ nhất thế giới... giá 130 USD
Mặt trên với logo của máy

Trong khi đó, với phiên bản đắt nhất của Doel được trang bị cấu hình gồmvi xử lý Intel Celeron lõi kép tốc độ 2,1 GHz, 2GB bộ nhớ RAM DDR3, ổcứng dung lượng 320 GB, màn hình 14-inch độ phân giải HD 1920x1020, ổđĩa DVD. Ngoài ra còn có webcam, kết nối Wifi, khe đọc thẻ nhớ SD và 4cổng USB. Phiên bản này của Doel sử dụng Linux.

Với mức giá 343 USD vẫn được xem là “mềm” cho chiếc laptop với cấu hìnhnhư trên.

Được biết, chỉ có 10% linh kiện trong chiếc laptop Doel do Bangladeshsản xuất. Chính phủ nước này hy vọng trong vòng 6 tháng tới, tỉ lệ nộiđịa hóa linh kiện của laptop này sẽ là 60%.

Bộ trưởng giáo dục của Bangladesh đang lên kế hoạch để phân phối nhữngchiếc laptop giá rẻ này đến cho hàng triệu học sinh và sinh viên nghèotrên khắp cả nước.

Phát biểu với hãng tin BBC, giám đốc điều hành của TSS, Mohammad Ismailcho biết: “Đây là bước đi lớn trong việc xây dựng thời đại công nghệ tạiBangladesh. Khi người dân sở hữu laptop với giá rẻ, họ có thể kết nốiInternet và điều này sẽ mang đến rất nhiều lợi ích”.

Chính phủ Bangladesh đang xây dựng kế hoạch để “số hóa” đất nước trongvòng 10 năm tới.

Theo Dân trí